PDA

View Full Version : Bạn tôi và từ ngữ 'bức xúc'


tonycarter
10-25-2013, 03:10
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được sự thống nhất chung trong việc sử dụng một số từ ngữ tiếng Việt ở trong và ngoài nước. Có người bênh, cũng có người chống, nhưng cả hai phía, có thể vô t́nh hoặc cố ư đă sử dụng chúng.

Từ California đổi qua Virginia, tôi đă gặp lại anh bạn khá thân, lúc c̣n ở SàiG̣n. Chúng tôi đă có nhiều kỷ niệm vui buồn bên nhau, sau ngày 30 tháng Tư năm 75. Sau đó tôi qua Mỹ năm 90 theo diện HO, c̣n anh th́ qua Mỹ sau tôi vài năm, theo diện “Ô Đi Ghe”.

Sau khi ra tù năm 83, tôi làm nghề “gơ đầu trẻ”, về môn Anh ngữ, tạm sống qua ngày, c̣n anh th́ làm đủ mọi công việc, kể cả việc đi bỏ mối bánh gị bánh chưng, để kiếm thêm lợi tức giúp gia đ́nh. Anh rất sành sỏi những việc mua bán, đổi chác những thứ linh tinh, v́ thời đó công việc ốn định là một chuyện rất khó đối với dân miền Nam. Do đó thỉnh thoảng anh có dẫn tôi ra chợ trời Kim Biên thanh thỏa món hàng “chà đồ nhôm”, kiếm thêm tí tiền c̣m để nhậu lai rai cùng bạn bè. Nhiều kỷ niệm giữa anh và tôi trong thời kỳ “biết ra sao ngày sau”, tuy chật vật, đầy bất ổn, nhưng cũng có những giây phút ly kỳ, thú vị.

Đến khi tôi rời VN, năm 90, th́ mất liên lạc với anh cho tới nay, khi tôi dọn qua Vỉrginia, mới hay là anh ở cùng tiểu bang với tôi, nhờ một người bạn quen cả đôi bên thông báo. Anh ở Virginia, nhưng lại về phía Bắc, gần Washington D.C, c̣n tôi ở phía Nam, thành phố Virginia Beach.

Sau nhiều lần tiếp xúc, tôi lại thấy tính t́nh và tư cách của anh cũng có nhiều thay đổi, nhất là lối suy nghĩ, xă giao, có phần Mỹ hóa hơn b́nh thường, tuy nhiên những thay đổi này biến anh thành con người lịch sự hơn, đôi khi hơi đạo mạo, quá khuôn phép, nhưng theo chiều hướng tốt hơn là xấu. Chẳng hạn khi chúng tôi uống cà-phê ngoài trời của một tiệm Mỹ, tôi mời anh điếu thuốc, anh phải đến hỏi chủ tiệm có được hút thuốc không, rồi anh mới hút (anh đă bỏ thuốc, nhưng đôi khi cũng lai rai vài hơi xă giao), điều này hơi quá đáng đối với tôi, cũng như việc anh giữ kẽ, không muốn đứng trước sân nhà tṛ chuyện hoặc hút thuốc, có vẻ đồng hóa với dân “ghetto” quá! Anh giải thích chữ ghetto là dân da đen, hoặc Do Thái thường nhàn rỗi, hay đứng hoặc ngồi trước bậc thềm nhà nh́n “ông đi qua, bà đi lại”, mà không làm ǵ cả!

Anh và tôi thường xuyên liên lạc, thăm hỏi nhau qua điện thoại và e-mail. Hằng đêm anh cũng đều đặn theo dơi tin tức hoặc những mục tin tức, văn học, nghệ thuật… ở các tờ báo Việt ngữ on-line, như nhật báo Người Việt, Saigon Echo, Chính Nghĩa, Việt Báo…Một hôm, tôi nhận được e-mail của anh, với một ḍng chữ, rất ngắn, khiến tôi phải sửng sốt, xin trích nguyên văn:

“Nhân đọc bài viết mới của Vĩnh Hầu (“Có Những Con Đường”) đăng trên tờ Việt Báo, ở mục Viết Về Nước Mỹ, xin anh giải thích “bức xúc” là cái khỉ khô ǵ?”

Dưới hàng chữ trên là một đoạn trích từ một bài viết của ai đó, h́nh như tôi đă có đọc qua một lần rồi, nhưng không nhớ tên tác giả, xin mạn phép trích dẫn nguyên văn:

LÀM TRONG SÁNG TIẾNG ViỆT

"Ai phụ trách khâu ẩm thực?"

Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh…. Xin mạn phép có một hai ư như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ th́ hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975. Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:
- “Ẩm thực” là ǵ thưa Cô?
- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
- Tiếng Hán-Việt là tiếng ǵ vậy Cô?
- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung Quốc, đọc theo âm Việt.
- Vậy sao ḿnh không nói “ăn uống”, là tiếng của ḿnh, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

<TABLE class=cms_table width=100 align=center> <TBODY> <TR class=cms_table_tr vAlign=top> <TD class=cms_table_td>http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=528985&stc=1&d=1382670576 (http://www.ciisaigon.com/forum/attachment.php?attachmentid=124018&stc=1&d=1382668797)
Sao không nói “ăn uống” mà lại nói “ẩm thực”? H́nh minh hoạ. Nguồn: danviet.vn</TD></TR></TBODY></TABLE>
Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rơ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải v́ nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy th́ thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào (đă gọi là “giàu” th́ tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp ǵ được cho việc ́n sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”. Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến.

Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rơ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):
- Thay v́ nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả)
- Thay v́ nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả)
- Thay v́ nói: “Phụ huynh đăng kư cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”
- Thay v́ nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.
- Thay v́ nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.
- Thay v́ nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn”
- Thay v́ nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.
- Thay v́ nói: “Lớp Vỡ Ḷng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Ḷng cần dạy các em biết đánh vần”.
- Thay v́ nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.
- Thay v́ nói: “Các em về nhà tranh thủ ôn tập”, nên nói: “Các em về nhà cố gắng ôn bài”.
- Thay v́ nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.
- Thay v́ nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần dạy sao để các em mau tiến bộ”.
- Thay v́ nói: "Ai là phụ giáo?", nên nói: "Ai là phụ tá".

“Tiếng Việt c̣n, nước Việt c̣n” hoặc “Tiếng Việt c̣n, người Việt c̣n”, ở đâu ta cũng nghe những câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ “tiếng Việt” kỳ quái hoặc nửa Hán nửa Việt, nửa Tàu nửa ta, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối ṃ ṃ).

Trước khi mời quư vị đọc bức thư trả lời của tôi cho anh T., tôi xin mở ngoặc để trích một đoạn văn ngắn, tôi viết trong bài “Có Những Con Đường”, trong đó có từ ”bức xúc”:

“Bàn về đường sá, tôi có một bức xúc, muốn bày tỏ, từ khi dọn nhà từ miền cực Tây (TB Cali) sang cực Đông (TB Virginia), cách nhau gần 3 ngàn miles! Tôi đă ở Cali lâu năm, nên đường sá cũng biết nhiều, đến khi move qua Virginia mới thấy sự khác biệt giữa hai tiểu bang về phương diện giao thông, chứ nếu ở một chỗ, th́ không thể có sự so sánh để có ư kiến ư c̣, viết lách lung tung, phê b́nh loạn xạ như câu chuyện về đường sá dưới đây.”

Sau đây là bức thư tôi trả lời cho anh T:

“Dear T.,
Đọc e-mail của bạn, với một câu hỏi ngắn ngủi và lời lẽ có hơi đượm mùi “bức xúc” (h́ h́, lại bức xúc nữa!), tôi hơi ngạc nhiên, v́ những lư do sau đây:

1/ Tôi cũng không ngờ bạn đă có thành kiến đối với những từ ngữ mà bạn cho rằng không được trong sáng, lai căng hoặc của VC, không nên bắt chước, khiến bạn đă có thái độ khá là bực tức đối với tôi một cách bất ngờ!
2/ Dù bạn không hài ḷng với bài viết "Có Những Con Đường" của tôi, th́ chẳng lẽ nguyên cả bài, chỉ có một chữ đó khiến bạn bực ḿnh mà không cần bàn đến những điểm khác hay sao?

Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ rằng câu hỏi ngắn ngủi của bạn là một sự xúc phạm mà chỉ là một câu nói đùa hơi thiếu tế nhị một tí đối với người bạn đă quen từ những ngày u ám ở VN. Sau đây là một vài ư kiển thô thiển của tôi về từ ngữ VN, hy vọng cũng là câu trả lời cho câu hỏi của bạn:

Trước tiên, ḿnh cũng nên phân biệt từ ngữ xuất phát từ dân gian, hay từ một bộ phận nào khác (chính quyền, đảng phái, cá nhân...với mục đích chính trị, tuyên truyền, hoặc để giải thích chủ thuyết của ḿnh ...), để rồi ḿnh có thể sử dụng hoặc vứt bỏ không thương tiếc. Ngôn ngữ là một điều ǵ vô cùng sống động, thay đổi và biến mất theo thời gian. Nếu chúng hay ho th́ sẽ được giữ làm của chung để mọi người sử dụng trong việc giao thiệp hằng ngày, nhưng nếu chúng bết bát vô duyên, th́ sẽ bị hoặc tự đào thải ngay. Đó là luật lệ của ngôn ngữ.

Chính tôi đây cũng thấy khó chịu khi nghe những từ ngữ như “sự cố kỹ thuật”, “diễu hành”, “xưởng đẻ”, “ô tô con”, “cung văn hóa”, ...Khó chịu không phải v́ chúng phát xuất từ miền Bắc CS, mà v́ nghe chúng có vẻ tối tăm, khó hiểu và thiếu văn hóa quá. Thật ra, những từ ngữ trên, không phải lúc nào cũng do bộ năo ngu dốt của nhà cầm quyền đặt ra, nhưng dù bất cứ ai đặt, mà ḿnh thấy không ổn, th́ ḿnh không dùng, chỉ thế thôi. C̣n những từ khác nghe lọt lỗ tai và tiện dụng, th́ ḿnh cứ xài, đâu phải chúng xuất phát từ miền Bắc mà ḿnh vứt bỏ, v́ chúng có thể phát sinh bởi những nhà khoa học, những văn nhân, triết gia, hoặc ngay cả trong giới b́nh dân cả ba miền Trung- Nam- Bắc VN.

Thực tế mà nói, hiện giờ trong giới báo chí, văn chương, khoa học... ngay cả trong lời nói hằng ngày, tôi cũng thấy rất nhiều từ phát xuất từ VN, sau 75 được sử dụng rất nhiều và rộng răi, và có thể, vô t́nh bạn đă dùng tới chúng đôi lần mà không hay đấy, ví dụ như “tham quan”, “truy cập”, “mạng”, “tư vấn”, “vận động viên”, “hồ hởi”, “hoành tráng”, “ẩm thực”, “chảnh”, “bức xúc”, “khởi động”.., v́ những từ này có vẻ lột tả ư nghĩa khá gọn gàng, sinh động, và chúng không bắt buộc xuất phát từ giới cầm quyền, có điều chúng không được sử dụng đúng chỗ mà thôi, c̣n chính bản thân của chúng, th́ hoàn toàn vô tội.

Ví dụ câu: “Sân khấu tổ chức giải Oscar trông rất hoành tráng”, th́ chữ hoành tráng ở đây được diễn tả một cách chính xác và không có ǵ đáng bàn căi, thế mà nhiều người h́nh như sợ phải dùng từ ngữ này, v́ nó có hơi hám của VC! Hoặc là nhóm chữ “truy cập trên mạng”, th́ cũng là một câu văn gọn để diễn tả ư nghĩa “truy cứu và cập nhật trên mạng lưới (net) điện toán” mà thôi. Có ǵ đâu phải né tránh?


<TABLE class=cms_table width=100 align=center> <TBODY> <TR class=cms_table_tr vAlign=top> <TD class=cms_table_td>http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=528986&stc=1&d=1382670576 (http://www.ciisaigon.com/forum/attachment.php?attachmentid=124019&stc=1&d=1382668797)
Nhiều người sợ dùng từ “hoành tráng” v́ nó có hơi hám của VC. H́nh minh hoạ: Sân khấu tổ chức giải Oscars. Nguồn: facadeacademy.com</TD></TR></TBODY></TABLE>
Đôi khi có những chữ được dùng rất phản văn phạm, nhưng tôi nghĩ đấy chỉ là một cách dùng chữ rất b́nh dân, t́nh cờ được bật ra khỏi miệng, bởi một ai đó trong dân gian, rồi trở thành phổ biến v́ nó có tính chất khôi hài nhẹ nhàng, khiến người khác thấy hay hay, liền bắt chước để sử dụng trong khi thù tạc, giao tiếp với nhau, th́ cũng vui vẻ cả làng. Có ǵ đâu phải xa lánh?

Chẳng hạn, thay v́ nói “hôm nay tôi thấy anh có vẻ hơi tự cao đấy!” th́ lại nói “hôm nay tôi thấy anh có vẻ hơi ‘bị’ khiêm nhường đấy!” Chữ ‘bị’ ở đây làm cho câu nói bớt nặng nề, và biến chữ khiêm nhường có ư nghĩa ngược lai một cách tế nhị, vô thưởng vô phạt. Thêm một câu khác, chẳng hạn như chồng nói với vợ: “Bữa nay anh hơi ‘bị’ đẹp trai, phải không em?” th́ có vẻ hóm hỉnh, vui tươi hơn trong khi tự khen ḿnh, với câu “Bữa nay trông đẹp trai, phải không em?”, có vẻ hơi vô duyên, lạt lẽo.

Một từ khác, đó là chữ “chảnh” mà tôi cho là khá b́nh dân mộc mạc, nhưng rất gọn và thanh hơn những từ khác có cùng ư nghĩa, nhưng có vẻ gay gắt hơn, để diễn tả tính chất tự kiêu, phách lối, làm bộ làm tịch …của một ai đó. Thay v́ nói “mày bữa nay có vẻ hơi tự cao đấy nhé”, th́ lại nói “ mày bữa nay hơi “chảnh” đấy nhé”. Chữ chảnh ở đây làm giảm bớt sự khó chịu đối với người nghe. Tôi đă dùng những từ ngữ như trên một cách tự nhiên, đôi khi cũng thành công trong việc làm hé một nụ cười trong đám bạn bè hoặc người thân, và không ai bắt bẻ, phê b́nh hay chỉ trích v́ câu nói đùa của tôi cả. Từ ngữ dân gian đơn giản, gọn gàng, có tính khôi hài, dí dỏm th́ việc ǵ ḿnh phải e ngại khi sử dụng? Chúng là của ai, tôi không cần biết, miễn rằng chúng là chữ quốc ngữ của nước tôi và nghe lọt lỗ tai, th́ tôi cứ xài thoải mái! Và không ít người ở hải ngoại đă có cùng ư kiến với tôi!

Có vô số từ ngữ phát xuất từ tiếng Hán-Việt, mà nay ḿnh vẫn c̣n dùng đến, v́ đơn giản là chúng đă ăn sâu vào tiềm thức và tập quán của chúng ta rồi, nếu có muốn sửa đổi cho 'trong sáng', th́ cũng chỉ là gượng gạo và không làm sáng thêm được chút nào, nhất là khi dùng chúng ở thể văn chương thay v́ 'đàm thoại' ( chữ này cũng là tiếng Hán-Việt). Ví dụ trong hai câu văn dưới đây, chính từ ngữ Hán-Việt đă giúp cho câu văn trở nên nhẹ nhàng ngắn gọn hơn là dùng từ quốc ngữ nhiều:

"Người bộ hành, thọc hai tay vào túi, đầu cúi xuống, lầm lũi tiến về phía xa lộ Biên Ḥa.” Nếu đổi từ Hán-Việt ra từ Việt th́ sẽ như thế này:

"Người đi bộ thọc tay vào túi, đầu cúi xuống, lầm lũi tiến về con đường lớn Biên Ḥa, (dành riêng cho xe cộ chạy với vận tốc cao, không có đèn đỏ)…", trong câu này tôi không biết chữ nào khác có cùng ư nghĩa với chữ xa lộ, (chữ cao tốc, th́ cũng là một tiếng Hán Việt), nên phải giải thích dài ḍng.

Hoặc là câu: "cô ta đă dùng 'mỹ nhân kế' để thuyết phục nạn nhân" với câu "cô ta đă dùng kế người đẹp để nói lư lẽ cho người mắc nạn tin ḿnh", tôi cũng chẳng biết dùng chữ Việt nào khác để thay thế chữ thuyết phục và chữ nạn nhân, nên cũng lại dài ḍng giải thích!

C̣n 2 câu “hăy thận trọng trong vấn đề ẩm thực” và “hăy thận trọng trong vấn đề ăn uống” th́ cũng giống nhau thôi, không có ǵ phải thắc mắc hay phải t́m cách xóa bỏ, v́ càng nhiều từ “đồng nghĩa dị âm” th́ sẽ làm giàu thêm từ ngữ nước ta, giảm bớt sự trùng hợp, lập đi lập lại, khiến cho câu văn trở nên nặng nề, nhàm chán. Rất nhiều từ VN có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nhưng đă “nhập Việt tịch” rồi, và chúng mặc nhiên trở thành của riêng của chúng ta, và được dùng thường xuyên. Chẳng hạn như những chữ: áo “sơ-mi” (chemise), quần “sọt” (sort), đèn “pha” (phase), “ga-ra” (garage), giày “ba-ta”, “ca-nô” (canoe), đèn “pin”, “ô-tô” (auto), “va-li” (valise), “xích-lô” (cyclo), “xi-rô” (sirop), và vô số những từ khác mà tôi không thể liệt kê hết ở đây.

Tôi nghĩ câu “đă giàu rồi (từ ngữ tiếng Việt) làm sao phải đi vay mượn?” của tác giả bài “Làm Trong Sáng tiếng Việt”, chưa thực tế lắm, v́ từ ngữ là vô giới hạn, không biết bao nhiêu cho đủ (ví dụ danh từ khoa học, ḿnh c̣n thiếu nhiều lắm, hoặc những từ ngoại quốc khi chuyển ngữ sang tiếng Việt lại khó hiểu hơn là để nguyên gốc), nên vay mượn mà không có tiền lời và cũng chẳng có ai kiện cáo ǵ, th́ ḿnh cứ mượn để có thể càng ngày càng giàu thêm, đâu có ǵ xấu hổ?

Lúc trước, miền Nam ḿnh dùng từ máy bay “trực thăng”, bây giờ VC gọi là “máy bay lên thẳng”. Bạn thích chữ nào hơn? Chữ trực thăng cũng là chữ Hán Việt, nhưng ḿnh xài vẫn thích hơn chữ lên thẳng!

Nếu bạn không chê bai và hiểu được nghĩa của chữ “bức tử”, “bức xạ” th́ tại sao bạn lại bực ḿnh với chữ “bức xúc”? Bức là ép buộc, áp bức, xúc là cảm xúc, cảm giác: vậy bức xúc là cảm giác bị đè nén, áp bức, không được thoải mái tự nhiên như b́nh thường, chỉ có vậy thôi! Ngôn ngữ là phương tiện để chuyên chở ư nghĩa đến người nghe, do đó một từ ngữ hoặc một câu nói được phát ra, khiến ai cũng hiểu được giống nhau, tức là nó đă thành công trong nhiêm vụ chuyên chở rồi vậy. Cụ thể, chữ “lung” không có nghĩa ǵ cả, chữ “tung” cũng vậy, nhưng khi ghép chúng lại với nhau thành “lung tung”, th́ ai cũng hiểu ngay. Trường hợp này rất nhiều, chứng tỏ từ ngữ VN rất phong phú. Tạm gọi chúng là “từ kép bất khả phân”, có nhiều vô số: luưnh quưnh, lang thang, lầm bầm, lẩm bẩm, lạch bạch, mủm mỉm, mung lung, khọt khẹc, dí dỏm, vanh vách, hùng hục v.v…và v.v…

Bài viết “Làm Trong Sáng Tiếng Việt” khá hay, nhưng theo thiển ư cá nhân, v́ thiếu khách quan, đôi khi lại hơi gượng ép, nên chưa được thuyết phục người đọc một cách toàn diện.

C̣n nhiều vấn đề ḿnh cần phải bàn căi lắm, nhưng đến đây cũng tạm đủ, tôi mong chúng ḿnh vẫn tiếp tục bàn luận trong tinh thần học hỏi và cầu tiến, T. nhé.

Chúc bạn sức khỏe!”

Vĩnh Hầu, Người-Việt

simongoc
10-25-2013, 04:41
Bai viet co y nghia Hay lam thank you.

botbeo
10-25-2013, 06:32
tiếng Việt trong sáng là :
" máy bay lên thẳng" không phải là "trực thăng"
"sự cố" chứ không phải là "trục trặc"
"xưởng đẻ" chứ không phải là " sản phụ khoa"
" bức xúc" chứ không phải là: " bực cả cửa ḿnh .."

sac_nguyensinh
10-25-2013, 07:12
Đó là chủ trương của bọn Hà Nội đồng hóa dân Miền Nam ngay từ lớp mẩu giáo (bọn giử trẻ này toàn từ Bắc vào) chúng dạy mấy em những từ như: con xe thay v́ chiếc xe...

nguyensinhcung
10-25-2013, 13:54
Tốt nhất là hăy dùng ngôn ngữ của ḿnh học trong trường ở miền Nam trước năm 1975 để dạy lại con cháu.Chứ học theo kiểu cs th́ mai này tiếng Việt bị mất gốc bởi cs.
Thí dụ như bảng chữ cái : c=cờ ,b=bờ ,n= nờ thấp,i=i ngắn,y=i dài.
Mễ tây Cơ = Mexico th́ lại viết Mê Hi Cô
Tân tây Lan = new zeeland th́ lại viết Niu Di lân
Chịu thua chữ nghĩa cs.

eaglevn
10-25-2013, 14:52
tiếng Việt trong sáng là :
" máy bay lên thẳng" không phải là "trực thăng"
"sự cố" chứ không phải là "trục trặc"
"xưởng đẻ" chứ không phải là " sản phụ khoa"
" bức xúc" chứ không phải là: " bực cả cửa ḿnh .."

:hafppy::hafppy::hafppy::hafppy:

queebee
10-25-2013, 17:19
All viet Cong's words are weird

cc4cc
10-25-2013, 18:45
tiếng Việt trong sáng là :
" máy bay lên thẳng" không phải là "trực thăng"
"sự cố" chứ không phải là "trục trặc"
"xưởng đẻ" chứ không phải là " sản phụ khoa"
" bức xúc" chứ không phải là: " bực cả cửa ḿnh .."


:hafppy::hafppy::hafppy::hafppy:

hoangtay
10-25-2013, 19:02
Bài viết wá đúng

phokhuya
10-26-2013, 02:25
Dưới thời đệ nhất và đệ nhị cộng ḥa. Ngôn ngữ và ngôn từ Việt Nam đă được bao nhiêu nhà giáo cũng như nhà văn, nhà thơ góp công sức và trí tuệ để trở nên mỹ măn. Tuy rằng không thể nói là toàn diện, nhưng rất nhiều ngôn từ đă được thay đổi bằng những mỹ từ nghe êm tai và lịch thiệp hơn.
Thế rồi đến ngày hôm nay khi nghe chính người Việt dùng từ ngữ Việt, nhưng rồi người Việt lại không hiểu được. Lư do là v́ XHCN đă mang cả dân tộc lội ngược gịng lịch sử để thay thế vào đó những cụm từ quê mùa, dốt nát.
Có những câu khi mới nghe th́ rất ngỡ ngàng. Chẳng hạn như là
"Thay đổi tư duy" thay v́ nói là "Thay đổi cách nghĩ".
"T́m Luật Sư để tư vấn" thay v́ nói là "Gặp Luật Sư để tham khảo ư kiến".
"Tập trung vào chuyên môn" thay v́ "Để ư vào công việc"
Những từ ngữ nghe rất chỏi tai, và nói khác hơn là rất vụng về. Mang những câu này ra so sánh với nhau th́ hiểu được tŕnh độ văn hóa giữa hai thời kỳ có một sự khác biệt quá xa. Để có thể bù đắp vào sự mất mát quan trọng này, có lẽ phải cần thời gian rất lâu. Cho dù là CS có sụp đổ nay mai th́ trong tâm trí người dân cũng đă bị Việt Cộng hóa với loại ngôn ngữ bất tường này ảnh hưởng quá sâu. Muốn loại bỏ chắc là một vấn đề nan giải. Chỉ mong là người Việt hải ngoại sẽ không bị ảnh hưởng với những từ ngữ......khó chống này.

angel158870
11-01-2013, 02:15
Đó là chủ trương của bọn Hà Nội đồng hóa dân Miền Nam ngay từ lớp mẩu giáo (bọn giử trẻ này toàn từ Bắc vào) chúng dạy mấy em những từ như: con xe thay v́ chiếc xe...

:eek::eek::eek: