PDA

View Full Version : Việt Nam ứng cử Hội đồng nhân quyền


vuitoichat
11-05-2013, 13:55
Dù bị chỉ trích nhiều về quyền tự do con người, nhưng Việt Nam vẫn nộp đơn ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2014/2016.
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=250233&stc=1&d=1383659578
Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Cuộc bầu cử các thành viên mới trong số 47 thành viên của Hội đồng này sẽ diễn ra trong tháng 11. Như vậy, Việt Nam sẽ đấu với các nước Trung Quốc, Maldives, Jordani và Ả Rập Xê Út để giành một trong bốn chiếc ghế đại diện cho vùng Thái B́nh Dương.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mà tiền thân là Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, là một cơ chế liên chính phủ bao gồm 47 nước thành viên được phân bổ theo các khu vực, bao gồm 13 nước Châu Phi, 13 nước Châu Á – Thái B́nh Dương, 6 nước Đông Âu, 8 nước Châu Mỹ La tinh-vùng Caribê, và 7 nước Tây Âu và các quốc gia khác.

So với tiền thân là Ủy ban Nhân quyền, về hoạt động, Hội đồng Nhân quyền có một đổi mới cơ bản là Cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR), trong đó tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc lần lượt đứng ra kiểm điểm và đối thoại về t́nh h́nh nhân quyền của ḿnh theo một chu kỳ 4 năm và bao gồm tất cả các bên liên quan, kể cả các tổ chức phi chính phủ.

Lần đầu tiên mà Việt Nam được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền là vào tháng 05/2009. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị báo cáo cho lần kiểm điểm định kỳ chu kỳ hai vào tháng 1/2014. Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam đă tham vấn lấy các ư kiến khuyến nghị cho Dự thảo Báo cáo Quốc gia sẽ được tŕnh bày tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ 2 tập trung kiểm điểm việc thực hiện các khuyến nghị UPR mà Việt Nam đă chấp nhận tại lần kiểm điểm trước. Đồng thời cập nhật những phát triển mới trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên lănh thổ Việt Nam.

Trong bản Dự thảo Báo cáo Quốc gia được công bố trong cuộc hội thảo tham vấn vào tháng 8 vừa qua tại Hà Nội, chính phủ Việt Nam khẳng định là sau báo cáo kiểm điểm về nhân quyền lần thứ nhất (năm 2009) trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ « có thể định lượng » trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo đảm nhà ở cho người thu nhập thấp, bảo đảm quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…

Về tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin, báo cáo khẳng định, Việt Nam quy định rơ các quyền này trong Hiến pháp, pháp luật. Để chứng minh, báo cáo đưa ra con số là tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm vào năm 2009 - thời điểm mà Việt Nam tŕnh báo cáo UPR lần đầu tiên). Tính đến cuối năm ngoái, số người dùng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu người, chiếm 34% dân số, cao hơn mức trung b́nh 33% của thế giới.

Báo cáo cũng khẳng định, Việt Nam tôn trọng sự hiện diện của các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo… và các tôn giáo h́nh thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Ḥa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

Nhưng các tổ chức nhân quyền quốc tế th́ lại có nhận định khác. Trong một báo cáo gởi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tổ chức Freedom House của Mỹ tố cáo là chính phủ Việt Nam vẫn tùy tiện giam giữ, vi phạm luật pháp quốc tế, sử dụng các quy định pháp luật về an ninh quốc gia để bịt miệng một số lượng ngày càng nhiều tiếng nói đối lập ở nước này.

Tổ chức Front Line Defenders của Ireland th́ ghi nhận là đă không có sự thay đổi đáng kể nào kể từ bản đánh giá kiểm điểm định kỳ phổ quát Việt Nam vào tháng 5 năm 2009. Tổ chức này ghi nhận là trong khoảng thời gian từ giữa năm 2009 đến 2013, những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam và gia đ́nh họ vẫn phải chịu giám sát, hăm dọa, đe dọa, thẩm vấn, quấy rối, bị bắt và giam giữ tùy tiện, bị ngược đăi trong trại giam, và bị cấm du lịch trong nước và nước ngoài.

Sau đây là cuộc phỏng vấn về vấn đề Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với ông Vũ Quốc Dụng, nguyên Tổng Thư kư Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế, ISHR ( Đức ), và nay là cố vấn cho các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Xin kính chào ông Vũ Quốc Dụng, trước hết xin ông nhắc lại thủ tục xem xét đơn ứng cử và thủ tục bầu các thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC)?

Ông Vũ Quốc Dụng : UNHRC có tổng cộng 47 thành viên. Qui chế của tổ chức này chia 13 ghế cho khối Phi Châu, 13 cho khối Á Châu-Thái B́nh Dương, 6 cho khối Đông Âu, 8 cho khối Nam Trung Mỹ cũng như 7 cho khối Tây Âu và các quốc gia c̣n lại. Tỷ lệ chia ghế này tương ứng với dân số của mỗi khu vực trên thế giới. Mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm. Mỗi năm có khoảng 1/3 số ghế được thay mới và như thế lúc nào UNHCR cũng có 2/3 số thành viên có kinh nghiệm để bảo đảm cho hoạt động của UNHRC được liên tục.

Việc bầu cử sẽ được tiến hành tại phiên phọp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, năm nay vào ngày 12/11/2013, theo thể thức bỏ phiếu riêng và kín đối với từng ứng cử viên. Muốn trúng cử, mỗi ứng cử viên phải đạt được số phiếu tuyệt đối trên tổng số 192 thành viên Liên Hiệp Quốc, nghĩa là phải có ít nhất 97 phiếu thuận.

Ngày 12/11/2013 này sẽ có 14 ghế được bầu lại, trong đó có 4 ghế của khối Phi Châu, 4 của khối Á Châu-Thái B́nh Dương, 2 của khối Đông Âu, 2 của khối Nam Trung Mỹ cũng như 2 của khối Tây Âu và các quốc gia khác.

Mỗi quốc gia thành viên LHQ có thể xin ứng cử vào một trong các ghế cần thay thế trong khối của ḿnh. Thí dụ năm nay, Việt Nam có thể xin ứng cử vào 1 trong 4 ghế khuyết của khối Á Châu-Thái B́nh Dương. Trong quá khứ, các khối khu vực thường đưa ra số lượng ứng cử viên vừa xít với số ghế khuyết nên quốc gia nào được khối của ḿnh đề cử th́ cũng chắc chắn sẽ thắng cử. Gần đây, các thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đă cứng rắn hơn. Nếu thấy một ứng cử viên quá bất xứng, th́ họ nhất định không bầu cho ứng cử viên đó nữa và bắt khối khu vực liên hệ phải đưa ra một ứng cử viên mới. Để cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc được tiến hành dân chủ, mỗi khối cần đưa ra số lượng ứng cử viên cao hơn số ghế khuyết để cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn lựa. Năm nay, tôi thấy ngoài khối « Tây Âu và các quốc gia khác » và khối Đông Âu, c̣n các khối khác đều đă đưa ra số ứng cử viên nhiều hơn số ghế cần bổ khuyết. Đây là một tiến bộ, nhưng chưa đáng kể, v́ chúng ta cần số ứng cử viên dự khuyết nhiều hơn con số 1. Việc bỏ phiếu cho các ứng cử viên do khối Á Châu-Thái B́nh Dương đưa ra năm nay sẽ cho thấy khiếm khuyết này.

Nh́n qua danh sách các quốc gia ứng cử vào UNHRC năm nay, Việt Nam có cơ may được đắc cử không?

Ông Vũ Quốc Dụng : Năm nay có 4 ghế của khối Á Châu-Thái B́nh Dương cần được bầu lại. Cho đến ngày hôm nay, tôi thấy danh sách ứng cử viên chính thức của khối này gồm có Trung Quốc, Jordani, Maldives, Ả Rập Xê Út và Việt Nam. Trước đây các quốc gia Syria và Iran cũng bắn tiếng muốn ứng cử cho khối này, nhưng bị dư luận phản đối, nên đă bỏ ư định ban đầu. Đặc biệt, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu (EU) đă cùng đưa ra quyết nghị chống ư định ứng cử của Syria. Dù thế nào th́ danh sách 5 ứng cử viên vào 4 ghế cho khối Á Châu-Thái B́nh Dương vẫn c̣n có ít nhất 3 ứng viên bất xứng là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Việt Nam, v́ đây là những quốc gia vi phạm nhân quyền trầm trọng và có hệ thống.

Nếu cho là Jordani và quần đảo Maldives là xứng đáng hơn và sẽ trúng cử, cuối cùng Liên Hiệp Quốc sẽ phải chọn thêm 2 trong 3 nước bất xứng nói trên. Trường hợp xấu nhất là cả 3 ứng cử viên bất xứng Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Việt Nam đều trúng cử. Trong cả 2 trường hợp, khu vực Á Châu sẽ mang tiếng nhục nhă v́ đă cấu kết để đưa họ vào UNHRC. UNHRC sẽ mang tiếng là cơ chế để lọt những quốc gia vi phạm trầm trọng và không c̣n uy tín để nói lên tiếng nói bảo vệ nhân quyền.

Nếu đến phút chót mà không có thêm quốc gia nào của khối này ra ứng cử th́ cuộc bầu cử này – theo một câu châm ngôn của Tây phương - là một sự chọn lựa giữa bệnh dịch hạch và bệnh dịch tả. Để trả lời câu hỏi của RFI, tôi cho rằng bất cứ quốc gia nào được bầu dù là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út hay Việt Nam th́ nếu không là dịch hạch th́ cũng là dịch tả.

Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc cách đây vài ngày đă chỉ trích phiên xử luật sư Lê Quốc Quân và nói chung là họ vẫn không hài ḷng về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam. Điều này có thể có ảnh hưởng đến việc bầu chọn Việt Nam vào UNHRC?

Ông Vũ Quốc Dụng : B́nh thường các quốc gia muốn ứng cử vào UNHRC luôn phải cải thiện nhân quyền trong thời gian trước khi có bầu cử. Việt Nam là một ngoại lệ. Trong thời gian qua, những vi phạm nhân quyền của Việt Nam không giảm, mà c̣n có chiều hướng gia tăng trầm trọng. Chỉ tính từ đầu năm đến nay chúng ta đă chứng kiến nhiều phiên xử kín và bất công. Cụ thể 22 tín đồ của Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn bị xử tổng cộng một án chung thân, 300 năm tù và 120 năm quản chế; 14 thanh niên dân chủ bị án 82 năm tù và 56 năm quản chế; ông Ngô Hào ở Phú Yên bị xử 15 năm tù và 5 năm quản chế; 8 tín đồ người Thượng của đạo Hà Ṃn bị xử tù tổng cộng 63 năm tù; luật sư Lê Quốc Quân bị đưa ra xử về tội kinh tế do đă có các hoạt động dân chủ và nhân quyền.

Tính đến nay, đă có 51 công dân Việt Nam bị đưa ra xử tù v́ tội « tuyên chuyền chống nhà nước » theo điều 88 của Bộ luật H́nh sự, trong đó có nhiều người là blogger.

Hàng trăm blogger và các người hoạt động ôn ḥa v́ quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền sở hữu ruộng đất đă bị đánh đập, tạm giữ, sách nhiễu. Lương tâm thế giới chưa bao giờ bị một ứng viên vào UNHRC nào thách thức như vậy.

Tôi tự hỏi điều ǵ đă khiến cho Việt Nam tự tin như thế? Có phải chính quyền Việt Nam nghĩ rằng họ đă vận động ngoại giao đủ để bịt miệng thế giới, hay ít ra cũng t́m được những hứa hẹn ủng hộ của 97 quốc gia thành viên LHQ? Nếu đúng như thế th́ thế giới phải hổ thẹn v́ đă xem thường các giá trị mà ngoài miệng vẫn tôn xưng.

Chúng ta biết rằng hồ sơ ứng cử của Việt Nam sẽ được bỏ chung với một hồ sơ đánh giá của các cơ chế Liên Hiệp Quốc và một hồ sơ đánh giá của các tổ chức nhân quyền, để cho các quốc gia thành viên có thông tin đầy đủ mà phán đoán về những hứa hẹn của một quốc gia. Trách nhiệm của các định chế của Liên Hiệp Quốc, của các tổ chức nhân quyền quốc tế và của các chính phủ Âu Mỹ là phải dùng tất cả phương tiện của ḿnh để làm sáng tỏ những khác biệt giữa lời nói và hành động thực tế của chính phủ Việt Nam. Họ phải mạnh mẽ lên tiếng trước công luận để phản đối và có những vận động đối với các phái đoàn quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Chậm nhất, vào những ngày trước phiên bỏ phiếu vào ngày 12/11/2013, các tổ chức nhân quyền quốc tế cần mời đại diện Việt Nam đến trả lời các cuộc chất vấn ứng cử viên.

Trong những phương tiện để đánh giá tiến bộ của một quốc gia về mặt nhân quyền, có cơ chế Kiểm định định kỳ. Vào năm 2009, Việt Nam đă được kiểm điểm, cho tới nay theo ông thấy Việt Nam có đă thực hiện đúng những đúng những cam kết mà họ đưa ra hay không ?

Ông Vũ Quốc Dụng : Giữa việc kiểm điểm định kỳ và việc bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có những liên hệ với nhau. Trước hết, tôi muốn nói về tiêu chuẩn chọn lựa các ứng viên vào UNHRC. Có 3 tiêu chuẩn. Thứ nhất ứng cử viên phải chứng minh được thành tích bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của ḿnh. Thứ hai ứng cử viên phải tự nguyện nộp trước những điều mà họ hứa hẹn hoặc cam kết sẽ làm trong nhiệm kỳ. Thứ ba nếu trúng cử họ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, phải hợp tác toàn diện với UNHRC và phải chấp nhận tham gia « Thủ tục Xem xét Định kỳ T́nh trạng Nhân quyền » (UPR) của nước ḿnh trong nhiệm kỳ tại chức.

Việt Nam đă chính thức nộp danh sách các cam kết. Tuy nhiên cần xem danh sách này chưa phải là danh sách chung cuộc. Các quốc gia Âu Mỹ cần đ̣i hỏi Việt Nam phải có những hứa hẹn có thực chất và có thể đo lường được. Một trong những đề nghị bổ túc là Việt Nam phải cam kết gửi lời mời tất cả các cơ chế đặc biệt của UNHRC (Special Procedures) đến thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ 2012-2014. Cho đến nay Việt Nam vẫn tránh né mời các báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur) của UNHRC trong các lănh vực quyền dân sự và chính trị vào Việt Nam để đánh giá t́nh h́nh. Đây là một đề nghị cốt lơi nhằm cải thiện t́nh trạng nhân quyền.

Nếu cho rằng có một sự đổi chác nào đó, th́ chúng ta cần các quốc gia sẽ bỏ phiếu cho Việt Nam cam kết một lộ tŕnh cải thiện nhân quyền tại Việt Nam. Nếu Việt Nam tiếp tục chính sách đàn áp nhân quyền một cách dă man và có hệ thống th́ việc vận động Liên Hiệp Quốc tạm ngưng qui chế thành viên UNHRC của Việt Nam vẫn là một khả năng có thể xảy ra như chúng ta đă biết trong trường hợp của Lybia.

Xin cám ơn ông Vũ Quốc Dụng.

Nguồn: Thanh Phương/RFI

dk302005
11-05-2013, 16:42
What a funny joke!!!

VC ban nuoc
11-05-2013, 18:12
Thằng PHI NHÂN QUYỀN lại đ̣i đi làm thầy dạy nhân quyền.Đúng là diễu hài không thua hề rẻ tiền Hoài Linh.:nana::)

cc4cc
11-05-2013, 19:18
Khỉ Trường Sơn làm tṛ hề cho thế giới giải trí .
:hafppy::hafppy: đếch nhịn cười được .

phokhuya
11-06-2013, 00:03
Việt Nam ứng cử Ngồi đồng nhân quyền th́ có. Chỉ cần CSVN trả lời được ư nghĩa của nhân quyền là ǵ th́ hăy tính sau. Xử sự và xử người chúng đều không hiểu th́ làm sao biết được ư nghĩa của nó là ǵ. Một lũ dốt nát, một loài sâu bọ làm người th́ chỉ tổn nước hại dân.

DuyTam.30475
11-06-2013, 00:56
Thằng PHI NHÂN QUYỀN lại đ̣i đi làm thầy dạy nhân quyền.Đúng là diễu hài không thua hề rẻ tiền Hoài Linh.:nana::)

:):):):)::handshake: