PDA

View Full Version : “Chuyến tàu kinh tế” mang tên Ấn Độ


saigon75
11-20-2013, 03:12
Ấn Độ, thời gian qua, có lẽ chỉ thua Trung Quốc về quy mô và thành tựu cải cách kinh tế, nhưng vẫn là cải cách sâu rộng nhất trong
lịch sử 1.000 năm gần đây của nước Ấn.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=537366&d=1384917073

Bên trong ngôi chợ sầm uất ở Mumbai trước ngày lễ hội ánh sáng Diwali - Ảnh: Reuters


Theo một số chuyên gia, qua hơn 20 năm tự do hóa kinh tế, Ấn Độ đă h́nh thành được mô h́nh tăng trưởng độc đáo và có ưu thế hơn mô h́nh của cả Trung Quốc và Mỹ. Đó là mô h́nh nền kinh tế tự do kinh doanh không có sự can thiệp của chính phủ (laissez-faire) so với mô h́nh tự do kinh doanh có sự can thiệp của chính phủ (free-form) như Trung Quốc và Mỹ.

Sau khi cải cách kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ từ nhóm các nước tăng trưởng chậm nhất thế giới đă gia nhập “câu lạc bộ” các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu với quy mô kinh tế nhảy sáu bậc từ thứ 13 lên thứ 7 (tính theo GDP truyền thống). Và, quan trọng hơn nữa, Ấn Độ đă thật sự thoát khỏi “sự ngủ mê thiên niên kỷ” - theo cách gọi của cố thủ tướng Nerhu, để bước lên vũ đài thế giới với tư cách một cường quốc ăn nói có người nghe.

Nhiều lợi thế nhưng...

Trong cuộc đua kinh tế từ nay đến năm 2050, Ấn Độ có nhiều lợi thế để tăng trưởng nhanh liên tục.

Một là có lực lượng lao động hùng hậu do dân số trẻ, trong đó riêng lực lượng lao động trẻ hơn Trung Quốc và vượt xa Mỹ, Nhật. Dân số trẻ và tăng đều đặn không những là nguồn bổ sung dồi dào và liên tục vào lực lượng lao động mà c̣n là nhóm dân cư tiêu dùng lớn.

Hai là có hạ tầng tri thức (bao gồm đội ngũ trí thức thật sự sáng tạo và chính sách của chính phủ trọng dụng chất xám) hơn Trung Quốc và ngang với các nước phương Tây. Điều quan trọng khác là ngay hiện nay Ấn Độ đă đứng trong hàng ngũ các nước tiên phong về công nghệ thông tin, trong đó công nghệ phần mềm chỉ thua Mỹ. Đây thật sự là những công nghệ then chốt của tương lai.

Người Ấn ngày nay c̣n là thế hệ dám nghĩ dám làm. Việc tuần trước họ phóng vệ tinh lên thăm ḍ sao Hỏa là một bằng chứng không thể bác bỏ.

Hay như bang Maharashtra, một bang ở miền Tây Ấn, có kỳ vọng trở thành “bang toàn cầu” (global state) và thành phố Mumbai, thủ phủ của nó, đang là trung tâm tài chính và thành phố lớn nhất Nam Á, th́ kỳ vọng trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu như New York hay London sẽ không xa.

H́nh dung là vậy song từ nay đến năm 2030 rồi 2050, Ấn Độ cũng như Trung Quốc c̣n quá nhiều các “rơmooc siêu trọng” cần phải kéo.

Đối với Ấn Độ, trước hết là ở lực lượng lao động. Trẻ thật đấy nhưng tỉ trọng lao động giản đơn quá lớn, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh c̣n kém. Trong Báo cáo về sức cạnh tranh toàn cầu 2013-2014 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xuất bản mới đây, Ấn Độ chỉ được xếp thứ 70 so với vị trí 31 của Trung Quốc, 9 của Nhật, 4 của Mỹ và 1 của Thụy Sĩ.

Điểm khác phải nói là kết cấu hạ tầng của Ấn Độ vừa thiếu vừa yếu. Thành phố Mumbai giàu là thế mà bây giờ mới quy hoạch tàu điện ngầm, mọi di chuyển diễn ra trên mặt đất chỉ với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Thêm vào đó, phải nói Ấn Độ c̣n một gánh nặng xă hội lớn.

Mặc dù t́nh h́nh đă được cải thiện trong 20 năm qua, nhưng số người nghèo vẫn c̣n rất đông, trên dưới 500 triệu người, và khoảng cách giàu nghèo rất lớn. Rồi một số hủ tục về tôn giáo và đẳng cấp c̣n tồn tại cũng là những lực cản không nhỏ đối với tăng trưởng nhanh.

Việt - Ấn c̣n “khiêm tốn”

Kể từ năm 2008, VN và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Tuy nhiên, dù đă có nhiều nỗ lực và thành tích đáng ghi nhận, đặc biệt là trong quan hệ chính trị - an ninh và cả quốc pḥng, nhưng thực tế vẫn c̣n một khoảng cách xa mới gọi là đối tác chiến lược về kinh tế.

Đến năm 2013, đầu tư của Ấn Độ vào VN đứng măi thứ 18, c̣n đầu tư của VN vào Ấn Độ mới bắt đầu. Thương mại hai chiều mới đạt khoảng 4 tỉ USD, rất xa so với thương mại Việt - Nhật 25 tỉ, Việt - Mỹ 30 tỉ và Việt - Trung 50 tỉ USD. T́nh h́nh du lịch cũng có bức tranh tương tự.

Trung tâm kinh tế Mumbai chiếm 40% thương mại toàn Ấn nhưng vẫn vắng bóng các doanh nghiệp VN. Ấn Độ là nơi có hệ thống đào tạo không kém chất lượng, tiếng Anh phổ cập toàn quốc, nhưng số lưu học sinh VN ở đó chỉ khoảng 200 người. Một thị trường 1,2 tỉ người với 400 triệu dân trung lưu có mức tiêu xài vượt xa mức trung b́nh ở VN và không thua kém ǵ giới trung lưu Trung Quốc, nhưng mỗi năm VN chỉ bán được khoảng 2 tỉ USD hàng hóa sang Ấn Độ, trong khi hàng VN đưa sang đây hầu như cái ǵ cũng có thể tiêu thụ được. Nếu kể tiếp th́ c̣n không ít điều chưa tương xứng khác nữa...

Như vậy, nếu theo phương án thấp th́ cũng chỉ mấy chục năm nữa thôi, Ấn Độ sẽ đứng trong hàng ngũ ba siêu cường kinh tế thế giới.

Từ nay đến đó, “con tàu kinh tế” mang tên Ấn Độ sẽ lao nhanh về phía trước. Đành rằng làm ăn với Ấn Độ có những đặc thù không nhỏ, song VN cần có quyết tâm chính trị để đẩy quan hệ kinh tế với Ấn Độ đi nhanh với tốc độ tương đương - v́ tiềm năng hợp tác của hai nước c̣n rất lớn. Và việc đẩy nhanh đó không chỉ có ư nghĩa về kinh tế đối với riêng hai nước, mà c̣n có ư nghĩa nhiều mặt và tích cực đối với cả khu vực nữa.

SƠN THỦY (từ Mumbai, Ấn Độ)
Tuoitre