PDA

View Full Version : Nhạc sĩ Anh Bằng được vinh danh qua bút họa của họa sĩ Châu Thụy


vuitoichat
01-02-2014, 17:48
SANTA ANA, California (NV) - Qua nét bút họa của họa sĩ Châu Thụy với chân dung của nhạc sĩ Anh Bằng, một tác phẩm có rất nhiều khai phá qua đường nét nghệ thuật, là sự kết tụ của gần 200 tựa bài nhạc do ông sáng tác.

http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attac hmentid=435721&stc=1&d=1388684733
Nhạc sĩ Anh Bằng và chân dung của ông qua bút họa của họa sĩ Châu Thụy. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Đó là điểm chính của buổi vinh danh nhạc sĩ Anh Bằng tại Bút Quán Châu Thụy, Santa Ana, chiều Chủ Nhật vừa qua, để nói lên những ǵ người nhạc sĩ cao niên cống hiến cho âm nhạc Việt Nam.

Một số cơ quan truyền thông và thân hữu nghệ sĩ cũng có mặt trong buổi hội ngộ này.

Trước mặt mọi người là nhạc sĩ Anh Bằng, họa sĩ Châu Thụy, Bác Sĩ Hà Quốc Thái và nữ xướng ngôn viên Thúy Anh. Họ ngồi quây quần bên tác phẩm bút họa của Châu Thụy được phủ lên tấm vải nhung màu đỏ.

Để trả câu hỏi của Bác Sĩ Hà Quốc Thái, về sự khác biệt giữa bút họa và thư pháp, họa sĩ Châu Thụy nói: “Bức bút họa này là một nghệ thuật do tôi sáng lập ra, như chúng ta đă biết, những năm gần đây ở Việt Nam có môn vẽ thư pháp là cách họa chữ nghệ thuật. Nhưng đối với Châu Thụy th́ bút họa có cái khác biệt là ḿnh phải dùng cảm xúc để vẽ và phải có cái hồn ở trong tác phẩm đó. Khi kết hợp để sáng tạo một tác phẩm th́ tôi luôn luôn phải có thời gian để suy nghĩ, có những yếu tố nghệ thuật th́ một chút nữa quư vị sẽ thấy bức họa để dành riêng cho nhạc sĩ Anh Bằng trong ngày hôm nay.”

Với một căn pḥng nhiều tác phẩm bút họa của Châu Thụy, buổi phỏng vấn nhạc sĩ Anh Bằng và họa sĩ như được gần nhau hơn, qua cuộc mạn đàm với tính cách gia đ́nh, bạn hữu của nhạc sĩ.

Thúy Anh vui vẻ hỏi họa sĩ Châu Thụy: “Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều nhạc sĩ tài hoa, vậy tại sao họa sĩ Châu Thụy chọn chủ đề về nhạc sĩ Anh Bằng cho tác phẩm của anh, và cơ duyên nào đă cho anh cảm xúc để sáng tác bức họa này? Và lát nữa nửa đây, anh sẽ cho mọi người cùng xem.”
http://younhac.com/forum/attachment.php?attac hmentid=95245&stc=1&d=1388684742
Nhạc sĩ Anh Bằng (giữa) và thân hữu. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Họa sĩ Châu Thụy trả lời: “Tôi biết trong giới âm nhạc Việt Nam có nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, nhưng qua bác Anh Bằng th́ Châu Thụy có một cảm t́nh riêng biệt. Trước tiên, là tôi rất thích bài ‘Nỗi Ḷng Người Đi’ của bác Anh Bằng. Sau này, có những cơ hội sinh hoạt với bác, và bác có hay ghé đến nhà của Châu Thụy để bác cháu ngồi nói chuyện với nhau, do đó, Châu Thụy muốn có một tác phẩm để dành riêng cho bác. Sau một thời gian suy nghĩ rất nhiều để t́m ra những đường nét cho tác phẩm này, cho đến một ngày, bất chợt, tôi mới có ư là sáng tác ra bức vẽ này.”

Thúy Anh nói với mọi người: “Chúng ta đă có những t́nh cảm yêu thương với bác nhạc sĩ Anh Bằng, bác đang trong tuổi 89-90, và thính giác của bác không có c̣n như ngày xưa nữa. Thúy Anh được biết là tuy bác có máy trợ thính, nhưng bác chỉ có nghe được khoảng 30% thôi. Do đó mà câu hỏi của Bác Sĩ Thái cũng như Thúy Anh muốn hỏi bác th́ phải viết xuống để cho bác đọc, rồi bác mới trả lời.”

Câu hỏi của Thúy Anh: “Thưa bác, hồi trước đến giờ, qua một số sưu tập, chúng tôi được biết là bác có sáng tác khoảng 800 bài nhạc, nhưng cũng có tin là bác chỉ có 450 bài nhạc mà thôi. Vậy thật sự, bác đă sáng tác bao nhiêu tác phẩm từ trước đến giờ?”

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Thứ nhất, tôi xin cám ơn Châu Thụy, cám ơn tất cả các anh chị em ở đây mà tôi được coi như những người rất là thân thương đối với tôi. Tôi không ngờ là hôm nay lại có đông đủ anh chị em như thế này và dành cho tôi một sự tiếp đón rất là nồng hậu. Tôi có thể ví ngày hôm nay như là ngày hạnh phúc của tôi, bởi v́ các anh em đă hiến cho tôi con tim yêu thương. Tôi cám ơn nhiều lắm.”

Nhạc sĩ nói tiếp: “Tôi xin trả lời câu hỏi của Thúy Anh. Kể cả những bài ca cho t́nh cảm, cho quê hương, cho lứa đôi, th́ tôi có sáng tác lối chừng 500 bài, nhưng những bài nhạc đấu tranh, những nhạc vui nhộn hoặc những thể điệu khác, th́ tôi có khoảng là 700 bài. Bây giờ trên thị trường, khán giả biết đến chỉ độ 200 bài. C̣n lại rất nhiều ở trong tủ nhạc của tôi, và tôi có thể nói là sau khi tôi chết đi, th́ Trung Tâm Asia có thể sử dụng tất cả những bài nhạc của tôi c̣n lại cho đến mấy chục năm vẫn chưa hết.”

Bác Sĩ Thái nói với họa sĩ Châu Thụy: “Trong quá tŕnh sưu tầm để thực hiện bức tranh này, th́ anh đă có nghe hết những bài nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng đă có trên thị trường hay chưa? Và trong những bài này, bài nào làm anh rung động nhất?”

Họa sĩ Châu Thụy đáp: “Khi đă quen biết với bác Anh Bằng rồi, có những lúc tôi được tham gia vào những chương tŕnh của Trung Tâm Asia nên tôi được nghe rất nhiều tác phẩm của bác. Trong thời gian sưu tầm những bản nhạc của bác để suy nghĩ về tác phẩm của ḿnh th́ Châu Thụy đă nghe nhiều bài nhạc từ trung tâm này, nhưng chưa biết hết của ai sáng tác. Khi tôi sưu tầm để nghe lại th́ tôi mới giật ḿnh, và biết đó là những bài nhạc của bác. Châu Thụy nghe để cảm xúc, nghe để có thể ḿnh h́nh thành được tác phẩm để đời của bác.”
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attac hmentid=261220&stc=1&d=1388684752
Họa sĩ Châu Thụy (phải) và nhạc sĩ Anh Bằng. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Thúy Anh nói với mọi người: “Khi chúng ta nghe bác Anh Bằng nói về một tài sản khổng lồ về âm nhạc của bác và những xúc cảm mà bác vừa nói với chúng ta là ngày hôm nay bác rất hạnh phúc, và chúng ta cũng cảm thấy bác rất là xứng đáng được mọi người yêu thương. Không phải bác đến với âm nhạc bằng cái tài hoa mà bác c̣n đến với mọi người từ đạo đức, sự hiền ḥa, sự khiêm nhường của bác, và đó là lư do tại sao mà các quư khán thính giả từ lớn tuổi cho đến những người c̣n rất trẻ khi đă biết nhạc sĩ Anh Bằng th́ cảm thấy rất là gần gũi và yêu thương bác.”

Thúy Anh lại hỏi tiếp: “Ngày xưa chúng tôi biết những ca sĩ gạo cội như Thái Thanh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Giao Linh, Khánh Ly, Lệ Thu... thể hiện những ca khúc của bác lúc thính giác của bác vẫn c̣n nghe được một cách rơ ràng, người nào hát chưa tới th́ bác có thể chỉnh sửa. Nhưng thưa bác bây giờ, khi thính giác của bác bị mất đi, th́ làm sao bác có thể biết được là một người ca sĩ khi hát chuyên chở đúng với tinh thần bài nhạc của bác?”

“Câu này cũng dễ dàng để cho tôi trả lời, bởi v́ tôi đă trả lời nhiều đối với ca sĩ th́ người nào cũng đáng tôn trọng và đối với tôi là quư mến và thương yêu nữa. Nhưng mà rất tiếc cái đôi tai, phải nói thẳng là tôi bị điếc! Bởi v́ khi tôi bỏ cái máy trợ thính ra th́ tôi sẽ không nghe một tiếng động nào. Tôi cũng nói thẳng là không có ca sĩ nào trên trái đất này bây giờ c̣n hát hay đối với tôi nữa, v́ tôi có nghe được đâu mà biết hay với dở! Chỉ có bà con nghe th́ bà con thích ca sĩ này, thích ca sĩ kia. C̣n đối với tôi bây giờ th́ không có ca sĩ nào hát cho tôi nghe được nữa,” nhạc sĩ nói.

Họa sĩ Châu Thụy mời nhạc sĩ Anh Bằng và mọi người hướng về bức tranh để xem tác phẩm của anh tặng cho ông, sau khi tấm nhung đỏ được lấy đi. Mọi người vỗ tay khen bức tranh có nhiều ư nghĩa và chúc mừng cho nhạc sĩ, v́ tựa của tác phẩm là “Nhạc Sĩ Anh Bằng-Một Đời Cho Âm Nhạc”.

Sau đó, họa sĩ Châu Thụy và xướng ngôn viên Thúy Anh mời nhạc sĩ Anh Bằng kư tên vào bức tranh để kỷ niệm.

Theo họa sĩ Châu Thụy, trước khi thực hiện bức tranh này, ông đă hội thảo với nhạc sĩ là nhạc sĩ Anh Bằng thích bài nhạc nào để Châu Thụy viết tựa những bài đó để hoàn thành tác phẩm cho ông.

Từ phía trên của bức tranh là con đường Việt Nam, v́ đối với nhạc sĩ Anh Bằng, ông là một người rất yêu quê hương, trong những ḍng nhạc của nhạc sĩ có rất nhiều bài nói về ḷng yêu quê hương. Tuy bây giờ đă rời xa xứ, ông vẫn có những tác phẩm hay nói về sự xa xứ và nhớ đến quê hương.

“Phần trên của bức tranh là con đường Việt Nam, nhưng bác không có bài nhạc nào nói về Hà Nội hết ngoài bài ‘Nỗi Ḷng Người Đi’. Thành ra tôi mới vẽ tựa bài để biểu tượng cho Hà Nội, rồi xuống dần đến Huế, chúng ta thấy Đà Lạt và Sài G̣n,” họa sĩ Châu Thụy giải thích. “Phần phía trên khuôn mặt của nhạc sĩ Anh Bằng là h́nh tượng nguyên bờ biển Việt Nam, có những địa danh mà nhạc sĩ đă đặt cho những đề tựa nhạc của ông.”

Cần biết thêm về bức tranh này, xin liên lạc về Bút Quán Châu Thụy với địa chỉ email: chauthuy.com hoặc gọi điện thoại 714-828-9658.

Lâm Hoài Thạch/Người Việt