PDA

View Full Version : V́ sao al-Qaeda có thể trỗi dậy ở Iraq?


Hanna
01-06-2014, 08:59
Đụng độ ác liệt tại tỉnh Anbar là kết quả của sự chia rẽ giáo phái sâu sắc Sunni-Shiite và sự hồi sinh al-Qaeda ở Iraq.
“Theo tôi, bạo lực leo thang là do thái độ nước đôi của Thủ tướng Nuri al-Maliki đối với các cuộc biểu t́nh của người Sunni kéo dài cả năm qua", giáo sư chính trị Sabah al-Sheikh của Đại học Baghdad nói với Tân Hoa Xă.

<table class="picture" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td class="pic">http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=556801&stc=1&d=1388998735
</td></tr><tr><td class="caption">V́ sao al-Qaeda có thể trỗi dậy ở Iraq?

</td></tr></tbody></table>
Kể từ năm 2012, người Hồi giáo ḍng Sunni ở Iraq thường xuyên tiến hành các cuộc biểu t́nh, cáo buộc chính phủ do người Shiite lănh đạo gạt họ ra bên lề xă hội và lực lượng an ninh do người Shiite chiếm ưu thế bắt giữ bừa băi, tra tấn và sát hại con em họ.
Giáo sư Sabah al-Sheikh nói tiếp: "Thủ tướng al-Maliki đôi khi cáo buộc họ (người Sunni) là một phần của chế độ Saddam Hussein và nhận sự uỷ thác của người Hồi giáo Sunni trong khu vực. Trong lần khác , ông đă cố gắng đưa ra một số nhượng bộ nhưng không bao giờ làm đủ để dập tắt các cuộc biểu t́nh”.
T́nh trạng căng thẳng đă dâng ở tỉnh Anbar, do người Hồi giáo ḍng Sunni chiếm đa số, hồi cuối tháng trước, khi lực lượng an ninh Iraq bắt nghị sĩ người Sunni Ahmad al-Alwani, một tộc trưởng và là một trong những nhân vật cầm đầu các cuộc biểu t́nh chống chính phủ.
Các cuộc đụng độ đă nổ ra trên khắp tỉnh Anbar vào ngày 30/12/2013 sau khi cảnh sát Iraq giải tán một cuộc biểu t́nh chống chính phủ bên ngoài tỉnh lỵ Ramadi , nơi mà Thủ tướng Iraq đă gọi là "căn cứ chính của al-Qaeda”.
Trong một động thái để xoa dịu sự căng thẳng, Thủ tướng al-Maliki đă ra lệnh rút quân khỏi các thành phố trong tỉnh Anbar, sau khi 44 nghị sĩ quốc hội Iraq tuyên bố từ chức để phản đối hành động khắc nghiệt của chính phủ Iraq đối với người Hồi giáo ḍng Sunni.
Tuy nhiên , t́nh h́nh đột nhiên xấu đi vào hôm 1/1/2014, khi các chiến binh của cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant” (ISIL), thường được gọi là al- Qaeda ở Iraq, tấn công các đồn cảnh sát và kiểm soát phần lớn các thành phố lớn Ramadi và Fallujah.
Ibrahim al-Ameri, giảng viên chính trị của một trường đại học ở Baghdad, nói với Tân Hoa Xă rằng tham chiến ở tỉnh Anbar là các bộ lạc vũ trang, các chiến binh al-Qaeda và các lực lượng Iraq trung thành với chính phủ Iraq do người Shiite chiếm ưu thế. Ông nói: “Các bộ lạc người Sunni , trong đó có Lực lượng dân quân Sahwa, và các lực lượng cảnh sát địa phương thường không chấp nhận sự hiện diện của quân đội và cảnh sát liên bang ở các thành phố của họ. Họ cũng bác bỏ sự hiện diện của các chiến binh al-Qaeda”.
Các lực lượng dân quân Sahwa bao gồm nhiều nhóm vũ trang của người Sunni, trong đó có một số nhóm nổi dậy chống Mỹ trước đây. Lực lượng này đă quay súng chống lại al-Qaeda sau khi nhóm này giết người bừa băi và chống lại cả hai cộng đồng Hồi giáo ḍng Shiite và Sunni.
Học giả al-Ameri nói tiếp: "Các chiến binh al-Qaeda muốn thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Anbar và đánh tất cả các lực lượng an ninh, kể cả cảnh sát địa phương”. Ông cho biết thêm các bộ lạc người Sunni lo ngại rằng các phần tử khủng bố cũng sẽ t́m cách trả thù họ v́ đă hợp tác với Mỹ và chính phủ Iraq trong quá khứ.
Đối mặt với kẻ thù chung là al-Qaeda, nhiều bộ lạc Sunni đă bắt tay với lực lượng an ninh Iraq để chống lại các chiến binh Hồi giáo ở Ramadi, Fallujah và các khu vực khác trong tỉnh miền tây Anbar.
Các nhà quan sát địa phương cho rằng vấn đề cơ bản liên quan đến các vụ đụng độ hỗn loạn hiện nay là sự thiếu tin cậy và chia rẽ giáo phái vốn có thể đẩy Iraq đến gần bờ vực nội chiến.
Giáo sư Sabah al-Sheikh nhận định: "Mức độ tin tưởng giữa các phe phái ở Iraq là gần như bằng không”. Ông cảnh báo rằng chính phủ trung ương Iraq và các bộ lạc người Sunni địa phương không nên nghĩ đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay bằng vũ lực có thể dẫn đến đổ máu nhiều hơn.
Học giả Al- Ameri cũng cảnh báo: “Cả chính phủ Iraq và các bộ lạc Sunni phải chịu trách nhiệm về sự đổ máu của người Iraq. Cả hai đều phải chiến đấu chống lại mạng lưới khủng bố al-Qaeda và họ cũng phải t́m cách ra khỏi t́nh trạng hận thù và không tin cậy hiện nay”.

Minh Đức (theo Tân Hoa Xă)