PDA

View Full Version : V́ sao Đài Loan khiếp sợ tên lửa DF-15 Trung Quốc?


vuitoichat
01-07-2014, 20:55
Với tầm bắn 600-900km của DF-15, không một mục tiêu nào ở đảo Đài Loan có thể thoát khỏi tầm bắn của nó.

Sau thành công của tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-11, giới quân sự Trung Quốc đă quyết định phát triển một tên lửa đạn đạo chiến thuật mới có tầm bắn xa hơn, công nghệ dẫn hướng tinh vi hơn. Tên lửa mới được chỉ định là DF-15, biến thể xuất khẩu là M-9.

Một số nguồn tin cho rằng, tên lửa M-9 được dự định để xuất khẩu cho Syria trong khi M-11 được xuất khẩu cho Pakistan. Trang mạng Missile Threat cho biết, khoảng 140 tên lửa M-9 đă được xuất khẩu cho Libya vào năm 1989, trong đó khoảng 80 tên lửa được chuyển sang Syria. Tuy nhiên, thông tin này không được xác nhận một cách chính thức.

Uy hiếp Đài Loan với hơn 1.000 tên lửa

Quá tŕnh phát triển DF-15 được bắt đầu vào năm 1985, bản thiết kế được quân đội Trung Quốc phê duyệt vào năm 1987. Thử nghiệm đầu tiên của DF-15 diễn ra trong năm 1987. Từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90, DF-15 liên tục được thử nghiệm tại trung tâm thử nghiệm tên lửa ở sa mạc Gobi. Tên lửa này được cho là đi vào biên chế quân đội Trung Quốc từ năm 1990.
http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=262543&stc=1&d=1389128033
DF-15 là một tên lửa đạn đạo chiến thuật hết sức nguy hiểm của Trung Quốc.

DF-15 có chiều dài 9,1 mét, đường kính 1 mét, trọng lượng phóng 6,2 tấn, tên lửa được trang bị đầu đạn nặng 500-700kg hoặc đầu đạn hạt nhân 90kT, tầm bắn khoảng 600km. Tên lửa được đặt trên khung gầm xe mang phóng chuyên dụng TAS5450 8X8 hoặc WS2400.

So với DF-11, DF-15 có sự vượt trội về công nghệ dẫn hướng, tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS. Sự nguy hiểm của DF-15 là nó có thể phóng từ một vị trí không cần chuẩn bị trước và sử dụng GPS để cập nhật vị trí mục tiêu.

DF-15 có thể nhắm mục tiêu một cách nhanh chóng mà không cần phải tính toán tác động của tốc độ gió. Hệ thống dẫn hướng quán tính cùng máy tính điều khiển kỹ thuật số cho phép bỏ qua sự tác động của tốc độ gió. Những công nghệ dẫn hướng tiên tiến trên cho phép bán kính lệch mục tiêu CEP của DF-15 chỉ khoảng 150-200 mét.

Biến thể nâng cấp DF-15A có chiều dài 10 mét, tên lửa này được trang bị radar t́m kiếm mục tiêu ở pha cuối cho phép giảm chỉ số CEP xuống c̣n 30-45 mét. Tên lửa có tầm bắn lên đến 900km. Biến thể DF-15B thậm chí c̣n tinh vi hơn, được trang bị bộ công cụ t́m kiếm mục tiêu laser ở pha cuối với CEP chỉ từ 8-10 mét. DF-15B có tầm bắn khoảng 800km.

Sự có mặt của DF-15 đă mang lại cho quân đội Trung Quốc khả năng tấn công chiến thuật chớp nhoáng vào các mục tiêu cố định quan trọng của đối phương. Với khả năng cơ động cao, DF-15 có thể được triển khai đến bất cứ điểm nóng nào trong thời gian ngắn nhất.
http://younhac.com/forum/attachment.php?attachmentid=95946&stc=1&d=1389128025
Hơn 1.500 tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15 và DF-11 đang uy hiếp Đài Loan.

Theo nguồn tin t́nh báo Mỹ hơn 1.000 tên lửa DF-15 đă được triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, đặt toàn bộ Đài Loan vào trong tầm bắn của nó. Không chỉ dừng lại ở mức độ triển khai, quân đội Trung Quốc c̣n thường xuyên thực hiện các thử nghiệm phóng tên lửa DF-15 về phía Đài Loan.

Từ ngày 21-23/07/1995, quân đội Trung Quốc đă phóng tổng cộng 6 tên lửa DF-15 về phía vùng biển phía Tây Nam của Đài Loan. Đến tháng 03/1996, Trung Quốc đă phóng đồng thời 2 tên lửa DF-15 đánh trúng 2 mục tiêu giả định ở phía Tây Nam và Đông Đài Loan.

Những vụ phóng thử DF-15 về phía Đài Loan đă cho thấy một lời cảnh báo rơ ràng, ḥn đảo này khó ḷng thoát khỏi bàn tay của Trung Quốc đại lục. Bất chấp những cải thiện về ngoại giao trong thời gian gần đây, Trung Quốc vẫn triển khai khoảng 1.500 tên lửa DF-11 và DF-15 hướng về phía Đài Loan.

Việc triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật DF-15 và DF-11 về phía Đài Loan đă đặt ḥn đảo này vào t́nh thế bị uy hiếp nghiêm trọng. Với tầm bắn 600-900km của DF-15, không một mục tiêu nào ở đảo Đài Loan có thể thoát khỏi tầm bắn của nó.

DF-15 không chỉ nguy hiểm với Đài Loan mà c̣n cả với những quốc gia gần Trung Quốc như Việt Nam hay Ấn Độ. Mặc dù thông số kỹ thuật của DF-15 vẫn chưa được kiểm chứng nhưng đây thực sự là một công cụ quyền lực đầy thách thức của Bắc Kinh.

Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ