PDA

View Full Version : Đừng nghĩ rằng người Việt Nam vô ư thức


PinaColada
01-22-2014, 03:14
Thấy cảnh người dân thi nhau thả cá rồi vứt túi nilon xuống sông Hồng, một nhà sư đă âm thầm đi thu gom từng chiếc một. Cứ vậy, ngày 23 tháng Chạp năm nào, nhà sư cũng dành cả ngày trời, bất kể mưa nắng để gom rác.

Cách đây 3 năm (đầu năm 2012), một chương tŕnh truyền h́nh đă ghi lại phóng sự ngắn về một nhà sư âm thầm nhặt túi nilon, rác thải trên cầu Chương Dương vào đúng ngày 23 tháng Chạp bất kể trời nắng hay mưa để bảo vệ môi trường. Câu chuyện đă làm cảm động và thức tỉnh hàng ngh́n người theo dơi, tuy nhiên, không mấy ai biết rơ gốc tích và danh tính của nhà sư này.

Cho đến đầu tháng 1.2014, trong một lần t́nh cờ, phóng viên Một Thế Giới mới t́m được sư thầy được mệnh danh là "Táo nilon". Đó là sư thầy Thích Tịnh Giác hiện đang là trụ sứ tại Chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xă Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội...

"Táo nilon" và 2 năm âm thầm gom rác giữ sông

"Vào ngày 23 tháng Chạp năm 2010, tôi t́nh cờ đi cầu Chương Dương, nơi có con sông Hồng chảy ngang qua và chợt thấy mọi người thả cá rồi vứt túi bóng vô tội vạ trên cầu và cả dưới sông. Tôi chợt nghĩ, sông Hồng chính là biểu tượng của Thủ đô, đất nước ta mà để cho ô nhiễm như vậy là không thể được. Tôi muốn dừng xe lại và chạy xuống nhặt các túi nilon vương văi trên cầu, nhưng t́m một hồi không có chỗ gửi xe. Tôi ṿng đi ṿng lại trên cầu rất lâu mà không thể kiếm được chỗ nên ngay khi ấy tôi đă quyết định sang năm sau sẽ đi xe bus ra đó và nhặt các túi nilon trên cầu" - Sư thầy Thích Tịnh Giác bắt đầu câu chuyện.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=564980&stc=1&d=1390360410
Thầy Thích Tịnh Giác gom túi nilon trên cầu Chương Dương vào ngày 23 tháng Chạp năm 2011
(Ảnh VnMedia)

Một năm trôi qua, không quên ư định lúc trước, vào đúng ngày lễ ông Công ông Táo năm 2011, sư thầy Thích Tịnh Giác bắt xe bus đến cầu Chương Dương từ rất sớm. Một ḿnh sư thầy cặm cụi nhặt từng chiếc túi nilon mà người dân vứt lại trên thành cầu. Rồi hễ có người nào dừng xe lại để thả cá là sư thầy lại chủ động đến xin túi bóng, để tránh mọi người vứt cả túi xuống sông.

"Năm đầu tiên tôi đă bị ngất xỉu. Cứ mải miết nhặt mà quên mất đằng sau balo có nước và sữa. Đến lúc đói lả ra vẫn cứ nghĩ là ḿnh đang ở giữa cầu và không có ǵ. Buồn cười vậy đấy.

Kết thúc ngày hôm đấy tôi trở về chùa và soi gương mới thấy môi ḿnh khô lại, trên mặt th́ dính đầy tro bụi v́ mồ hôi ra, trông giống như ông Táo" - Sư thầy tươi cười kể lại.

Trong lúc thầy Tịnh Giác nhặt túi nilon trên cầu Chương Dương, một chương tŕnh truyền h́nh mang tên "Mỗi ngày một việc nhỏ" đă ghi lại và phát sóng trên tivi. Trẻ con trong thôn Kim Sơn xem được liền chạy đến chùa hỏi thầy nhưng thầy từ chối không nhận.
"Sau đó lũ trẻ hỏi riết rồi cuối cùng tôi cũng phải nhận. Tôi làm việc đó chỉ mong cho ḍng sông Hồng được sạch sẽ, chứ không màng ǵ" - Sư thầy chia sẻ.

Và cũng từ đó, tên gọi "Táo nilon" dành cho thầy Tịnh Giác ra đời.
"Đừng nghĩ rằng người Việt Nam vô ư thức"

"Năm đầu tiên tôi đi một ḿnh những sau khi chương tŕnh mỗi ngày một việc nhỏ được chiếu trên tivi, trên kênh VTV4 và nhiều người đă biết đến. Sang năm thứ 2 (đầu năm 2013 - PV) tôi thấy nhiều người đi thả cá đă ư thức hơn rất nhiều. Họ bảo với một cô bé đi cùng tôi năm ngoái rằng: năm trước có một ông sư, ông ấy bảo chúng tôi nên chúng tôi không bỏ rác trên ḍng sông nữa. Rồi cũng có người thấy bỗng kêu lên: ôi gặp lại sư, gặp lại sư. Năm nay chúng con không bỏ túi nilon nữa đâu, con thả xong con mang rác về nhà... Tôi nghe thấy rất vui và cảm thấy việc làm của ḿnh rất hiệu nghiệm, hiệu quả đến 50%" - thầy Tịnh Giác chia sẻ.
Sau này đọc báo, sư thầy càng vui mừng hơn khi biết có rất nhiều sinh viên phân bổ đi các hồ để nhặt rác. Điều đó cho thấy công việc của sư thầy đă có tác động tích cực rất rất nhiều người.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=564980&stc=1&d=1390360410
Thầy Thích Tịnh Giác - trụ sứ Chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xă Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội
(Ảnh Duyên Duyên)

"Người ta vẫn hay nói rằng nhiều người vô ư thức, nhưng tôi nghĩ rằng người Việt Nam rất ư thức vấn đề bảo vệ môi trường. Một đất nước, một văn hóa nào cũng vậy, cũng có người nọ người kia như một bàn tay có ngón dài, ngón ngắn, chứ không thể vơ đũa cả nắm được. Chẳng qua là chúng ta chưa có cơ hội để có thể đánh tiếng chuông cho mọi người thấy vấn đề. Việc này, tôi nghĩ Nhà nước phải đưa ra chính sách là tối ưu nhất.
Ví dụ như ở Đài Loan cách đây 21 năm họ cũng y như Việt Nam, rác ngập ngụa khắp mọi nơi. Nhưng sau đó Nhà nước ra một quy tắc là rác bắt buộc phải được phân loại th́ mới có người mang đi đổ cho. Và như thế mọi người phải làm theo. Gia đ́nh nào không phân loại rác th́ người ta sẽ không lấy rác đi. Như vậy có những loại rác sẽ bán được, c̣n có những loại rác mang đi tiêu hủy để làm phân bón, sẽ góp ích rất nhiều cho xă hội" - sư thầy nói.

Thầy Tịnh Giác cũng lấy ví dụ như Nhật Bản, cách đây 30 năm khi sư thầy sang đó đă thấy người Nhật có ư thức bảo vệ môi trường vô cùng.
"Tôi đến một gia đ́nh Nhật Bản và sau khi mở đồ hộp xong tôi cũng bỏ vào thùng rác phân loại. Thế nhưng một người Nhật đă bảo tôi rằng: đừng bỏ, cứ để yên đây, chút nữa tôi rửa bát xong tôi phải tráng cái hộp cho sạch sẽ đă rồi mới bỏ vào phân loại, để cho ruồi, bọ nó không bu vào. Đất nước họ khí hậu rất mát mẻ mà họ c̣n sợ ruồi bọ sinh sôi như vậy chợt khiến tôi giật ḿnh. Hóa ra người Nhật họ c̣n văn minh đến như vậy. Tại sao cách đây 30 năm mà họ đă có ư thức đến như thế, c̣n Việt Nam chúng ta đến giờ này vẫn chưa phân loại rác th́ chúng ta đă đi quá xa rồi" - sư thầy bộc bạch.

Theo sư thầy, đây là vấn đề giáo dục và Nhà nước phải đưa ra chính sách thích hợp để người dân thực hiện. Ví dụ như khi tham gia giao thông, nếu vi phạm th́ sẽ bị xử phạt, vậy bỏ rác sai th́ tại sao không phạt?
"Nhà nước cần có những biện pháp như vậy chứ đừng đổ lỗi cho người Việt Nam không có ư thức. Nhiều người Việt Nam rất có ư thức nhưng không có cơ hội để có chỗ bỏ rác. Ở nước ta vẫn c̣n t́nh trạng các thùng rác, các hầm ống bị câu trộm mất nắp. Đó là v́ đời sống của người dân c̣n thấp, nhiều người c̣n quá nghèo. Môi trường và xă hội đă tạo nên những con người như vậy.

C̣n nếu người Việt Nam sang bên nước ngoài th́ không ai hành động như vậy. Cho nên chúng ta không nên nói ư thức của người Việt Nam thấp kém, nói như vậy là làm tổn thương người Việt Nam. Trong vấn đề này là phương tiện, cơ hội, là hoàn cảnh chưa cho phép" - Thầy Tịnh Giác phân tích...

Sư thầy Thích Tịnh Giác, tên khi chưa xuất gia là Nguyễn Đức Thuận, sinh năm 1962 trong một gia đ́nh có 5 anh chị em th́ có đến 3 người xuất gia. Cha mẹ thầy là người Hà Nội, di cư vào B́nh Định từ những năm 1970. Đến năm 1978, khi mới 16 tuổi Nguyễn Đức Thuận xuất gia, lấy pháp danh là Thích Tịnh Giác.
Sau đó, sư thầy Tịnh Giác được đi du học ở Úc, Đài Loan, và làm trụ tŕ tại một ngôi chùa tại Úc. Năm 2010, sư thầy Tịnh Giác trở về nước và đảm nhiệm chức vụ trụ sứ tại Chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xă Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.


Duyên Duyên - Bằng Giang
MTG

NongDan
01-22-2014, 03:25
trước kia các bậc tiền bối chui trong cống nước thải c̣n chịu được...vài túi ni lon đáng ǵ.

phokhuya
01-22-2014, 04:47
"Năm đầu tiên tôi đi một ḿnh những sau khi chương tŕnh mỗi ngày một việc nhỏ được chiếu trên tivi, trên kênh VTV4 và nhiều người đă biết đến. Sang năm thứ 2 (đầu năm 2013 - PV) tôi thấy nhiều người đi thả cá đă ư thức hơn rất nhiều. Họ bảo với một cô bé đi cùng tôi năm ngoái rằng: năm trước có một ông sư, ông ấy bảo chúng tôi nên chúng tôi không bỏ rác trên ḍng sông nữa. Rồi cũng có người thấy bỗng kêu lên: ôi gặp lại sư, gặp lại sư. Năm nay chúng con không bỏ túi nilon nữa đâu, con thả xong con mang rác về nhà... Tôi nghe thấy rất vui và cảm thấy việc làm của ḿnh rất hiệu nghiệm, hiệu quả đến 50%" - thầy Tịnh Giác chia sẻ.
Sau này đọc báo, sư thầy càng vui mừng hơn khi biết có rất nhiều sinh viên phân bổ đi các hồ để nhặt rác. Điều đó cho thấy công việc của sư thầy đă có tác động tích cực rất rất nhiều người.

Vậy bài này đang nói về chuyên ǵ đây, hay là đang tự mâu thuẩn. Thật sự là đang đề cao hay là chà đạp thêm nỗi đau của "Đỉnh Cao Trí Tệ" đây?
Bắt đầu từ chuyện ông Sư thấy rác, nhưng rồi lại hẹn đến sang năm mới ra tay nghĩa hiệp. Rồi năm sau đó nữa trở lại th́ thấy ít hẳn đi. Nhưng rồi sau này đọc báo th́ có rất nhiều sinh viên phân bổ đi các hồ để nhặt rác.
Vậy th́ đọc xong người ta sẽ hiểu như thế nào? Lúc đầu chỉ ḿnh ông Sư nhặt rác thôi đă đủ. Về sau này th́ càng nhiều sinh viên đi nhặt rác. Vậy th́ nên gọi là "Không Ư Thức" chứ không phải là "Vô ư Thức" hả? Báo chí, tư tưởng cho đến suy nghĩ đều tệ hơn sức tưởng tượng. Vậy mà lại mang đi khoe để thêm xấu hổ.

nguoidan
01-22-2014, 05:12
Ở nước dân chủ, rác người dân bỏ đi c̣n rất nhiều thứ có thể tái chế lại được nên mới phân loại. C̣n ở nước cộng ḥa xuống hàng chó ngựa vịt ngan, bọn lănh đạo súc vật chúng "ăn" tới cái quần lót đàn bà nên dân nghèo mạt, cái ǵ đă là rác coi như không c̣n làm ǵ được nữa th́ lấy đâu phân loại.