PDA

View Full Version : Sự thật về tấm vải liệm thi thể chúa Jesus


PinaColada
02-02-2014, 21:43
Khoa học hiện đại của thế kỷ 21 vẫn chưa giúp giải nghi vấn tồn tại gần 700 năm nay: tấm vải liệm thi thể Chúa Jesus có phải là giả mạo hay không.

Đó là tấm vải lanh in những đường nét cơ thể của một người đàn ông có vẻ như đă bị gây thương tích giống như bị đóng đinh. Nó được coi như một thánh tích, lưu giữ trong nhà nguyện hoàng gia của nhà thờ thánh thánh John Baptist ở Turin, miền bắc Italy.

Từ thế kỷ 14 đến nay, vải liệm thành Turin là đầu đề của những cuộc tranh luận gay gắt bất tuyệt giữa các nhà khoa học và thần học. Bên cạnh đông đảo tín đồ tin đó chính là tấm vải đă dùng để khâm liệm thi thể Chúa Jesus khi ngài được tháo xuống khỏi thập giá rồi đem mai táng trong thạch mộ, nhiều nhà khoa học lại quả quyết, nó chỉ là đồ giả, được tạo ra để kiếm tiền.

Và cuộc tranh luận đó, đến ngày nay vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng, cho dù giám định gần đây nhất mới được công bố vào tháng 3 năm 2013.

Thánh tích biến mất rồi bất ngờ xuất hiện

Trước thế kỷ 14, tung tích về tấm vải liệm Chúa chỉ thoáng qua trong vài chi tiết vụn vặt của một số tài liệu. Kinh Phúc âm kể lại, ba ngày sau khi chôn cất Jesus, hai tông đồ Phê-rô (thánh Peter) và Gioan (John) chạy ra mộ th́ thấy thi hài Chúa đă biến mất nhưng tấm vải liệm vẫn c̣n. Phê-rô đă mang nó về nhà. Theo một ghi chép của thánh Nino thế kỷ 4, vợ của tổng trấn Phitato (người La Mă) sau đó đă sở hữu vật này.

Diễn biết tiếp theo, mỗi tài liệu nói mỗi khác. Có sách cho rằng 4 thập kỷ sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập giá, vào năm 70, thành Jerusalem bị đế quốc La Mă tàn phá, nhiều thánh tích liên quan đến Chúa cứu thế được đem đi cất giấu. Tấm khăn liệm của ngài được cho là đă được mang đến Edessa (nay là Urfa, Thổ Nhĩ Kỳ), cất giấu trong những bức tường thành để bảo vệ những cuộc săn lùng.

Có sách lại nói, tấm vải liệm đến Edessa sớm hơn đến mấy chục năm, chính một môn đệ của Chúa Jesus đă đem nó tặng cho vua Thổ Nhĩ Kỳ Abgar V, và thánh tích được ông vua này tôn kính. Đến năm 57, Abgar V mất, vua kế vị cấm đạo, nên các giáo dân phải đem tấm khăn liệm giấu vào hốc tường thành.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=569233&stc=1&d=1391377331
Ảnh chụp tấm khăn liệm.

Dù sao th́ vào năm 525, sau trận lụt lớn phá hủy phần lớn Edessa, tấm vải cũng được t́m thấy khi người ta xây lại những thường thành bị sập, nó được gọi là Mandylion. Hoàng đế Justiniano cho xây ở đây một thánh đường lớn có tên là Hagia Sophia để tôn kính tấm vải liệm. Năm 639, quân Hồi giáo chiếm đóng Edessa nên tấm vải liệm lại được đem đi cất giấu, vài chục năm sau mới xuất hiện trở lại.

Vào năm 944, Mandylion bị quân của đế quốc Byzantine cướp mất khi chiếm Edessa, đem về dâng cho hoàng đế tại thành Constantinople (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 1204, thành phố này bị quân Thập tự chinh chiếm đóng, và tấm vải liệm biến mất, không ai nghe nói ǵ về tung tích của nó nữa.

Hơn 2 thế kỷ sau, vào năm 1349, hiệp sĩ người Pháp Geoffrey de Charny viết một lá thư cho Giáo hoàng, tuyên bố ông đang giữ tấm vải liệm Chúa và xin xây một nhà thờ ở Lirey (Pháp) để đặt thánh tích này. Vào thế là trong những năm 50 của thế kỷ 14, không biết bao nhiêu tín đồ Thiên chúa giáo châu Âu đă hành hương về Lirey để chiêm ngưỡng vật thiêng từng in dấu thánh thể của người đă hy sinh thân ḿnh cứu chuộc nhân loại.

Khi "thánh tích" trở thành một món hời


Cho dù đa số tín đồ tin đó là tấm vải liệm của Chúa mà các hiệp sĩ thập tự chinh đă giành được từ tay đế quốc Byzantine, vẫn có một số người hoài nghi về tính xác thực của nó, nổi bật nhất là giám mục Pierre d'Arcis. Ông đă điều tra rất công phu để thuyết phục Giáo hoàng rằng đó là món đồ mà gia đ́nh Geoffroy ngụy tạo để lừa gạt nhà thờ, nhằm kiếm lợi nhuận qua việc bán các món hàng lưu niệm liên quan (sau khi Geoffroy chết, con ông ta là Geoffroy II đă đem tấm vải ra trưng bày để thu tiền).

Mặc dù giám mục d'Arcis phản đối mạnh mẽ việc trưng bày mang màu sắc kinh doanh này, thậm chí khiếu nại lên cả Giáo hoàng và vua nước Pháp, Geoffroy II vẫn t́m được cách giành quyền triển lăm tấm vải, bằng việc qua mặt giám mục địa phương mà xin phép thẳng Hồng y. Khiếu nại của d'Arcis khiến nhà thờ buộc Geoffroy II tuy vẫn được phép trưng bày nhưng không được coi nó như một thánh tích.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=569232&stc=1&d=1391377331

Geoffroy II chết, báu vật được truyền lại cho cháu gái là Margaret. Cho dù nhà thờ chưa bao giờ chính thức công nhận tấm vải đó đúng là đă liệm Chúa, Margaret vẫn lăng xê tích cực khiến cho mọi người đều tin nó là đồ thật. Bà cũng lấy cớ chiến tranh, xin phép các linh mục ở Lirey cho mang tấm vải liệm từ nhà thờ về nơi ở của bà và chồng là bá tước Humbert de la Roche, lâu đài Montfort. Đề nghị này được chấp nhận vào năm 1418 với điều kiện phải trả ngay khi hết chiến sự. Tuy nhiên, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc, bà chẳng những không trả mà c̣n mang báu vật đi triển lăm khắp châu Âu, kiếm được vô khối tiền vàng.

Năm 1453, công tước Louis I và vợ là nữ công tước Anne xứ Savoy (Pháp) bỏ ra khoản tiền lớn mua lại tấm vải. Nhà thờ Lirey vô cùng giận dữ, dọa rút phép thông công để ép Margaret đ̣i lại tấm vải hoặc bồi thường, nhưng cho đến khi qua đời, bà ta vẫn không thực hiện. Các giáo sĩ lại đ̣i Công tước Louis I. Công tước không trả tấm vải nhưng đồng ư đóng một khoản tiền gọi là phí thuê hằng năm. Nhưng từ năm 1465, khi công tước qua đời, con trai ông công tước Amadeus IX đă khôn thèm nộp tiền nữa.

Sau khi tiếp tục được mang đi trưng bày khắp nơi và tạo ra niềm tin ngày càng lớn, vào năm 1502, tấm vải được đưa vào nhà thờ Sainte Chapelle ở Chambery mà gia đ́nh Savoy mới xây để lưu giữ thánh tích gia truyền. 30 năm sau, nhà thờ xảy ra đám cháy, tấm vải được cứu kịp nhưng vẫn có 16 vết cháy lỗ chỗ do đĩa bạc nóng chảy nhỏ vào. Các bà xơ đă dùng mụn vải để vá lại những chỗ đó. Sau đó, nó lại tiếp tục được mang đi khắp châu Âu để triển lăm và thu tiền. Từ người dân đến ông hoàng bà chúa đều khao khát nh́n thấy nó, coi nó là một trong những thánh tích thiêng liêng nhất của đạo Cơ đốc.

Sau mấy thế kỷ chu du, vào năm 1578, tấm vải được quyết định chuyển đến Turin (tây bắc Italy, giáp với Pháp) vĩnh viễn. V́ thế, cho đến nay, nó vẫn được gọi bằng cái tên: tấm vải liệm thành Turin.

Càng ngày, niềm tin và sự sùng kính dành cho tấm vải liệm Turin ngày một lớn. Luôn luôn có cả đám đông mộ đạo chen vai thích cánh đến Turin để chiêm ngưỡng thánh tích, thậm chí có khi lên đến hàng vạn người. Vào năm 1647 thậm chí c̣n có nhiều người chết ngạt trong đám đông. Không ai c̣n nhớ, mà có nhớ cũng chẳng quan tâm, đến việc tấm vải từng bị nghi ngờ là của giả.

Việc triển lăm đại trà tấm vải liệm chấm dứt từ năm 1694, khi thánh tích này được mang vào nhà thờ thánh John Baptist ở Turin. Nó được đặt trong một chiếc rương bạc trang trí cầu kỳ, cất kín ở nhà nguyện bằng đá cẩm thạch trên nóc nhà thờ, chỉ được đưa ra trưng bày vài lần mỗi thế kỷ, trong những dịp cực kỳ đặc biệt như lễ đăng quang hay kết hôn của nhà vua.

(c̣n tiếp)
Phạm Hùng (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Theo showbiz.xzone.vn

all123
05-11-2014, 17:53
không có cái ǵ là bảo đăm tất cả chỉ là suy luận

DemonHunter
05-12-2014, 13:11
cũng chỉ là truyền thuyết