PDA

View Full Version : Ngô Đ́nh Nhu Nhà lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946


Romano
03-12-2014, 16:52
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết đến nhân vật Ngô Đ́nh Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đă chấm dứt chế độ “gia đ́nh trị” của anh em nhà họ Ngô. Đă có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền h́nh… của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai tṛ của một “cố vấn chính trị”.

Nhưng ngoài vai tṛ đó, rất ít người biết rằng Ngô Đ́nh Nhu c̣n là một trong số rất ít nguời Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên — Cổ tự, đó chính là trường cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes).

Cái tên Ngô Đ́nh Nhu vẫn c̣n gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay. Trong khuôn viên đẹp đẽ, sang trọng của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt có một biệt thự sang trọng hiện đang dùng làm nhà kho lưu trữ trung chuyển, đó chính là ngôi biệt thự nghỉ cuối tuần của hai vợ chồng Ngô Đ́nh Nhu và Trần Lệ Xuân thuở nào. Lịch sử sẽ đánh giá đầy đủ hơn về Ngô Đ́nh Nhu với tư cách là nguời hoạt động chính trị, c̣n bài viết này chỉ xin được cung cấp một số thông tin về Ngô Đ́nh Nhu qua những hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ của Việt Nam thời kỳ 1938-1946.

Ngô Đ́nh Nhu sinh ngày 7-10-1910 tại xă Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đ́nh quan lại theo đạo Thiên Chúa. Là con trai út của Ngô Đ́nh Khả, Thượng thư Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái, sau những năm tháng học tập dưới sự dạy dỗ của cha và của giáo hội ở Huế, Ngô Đ́nh Nhu sang Paris theo học tại các trường Đại học Văn khoa và Ngôn ngữ phương Đông. Ông thi đỗ vào trường cổ tự học Quốc gia vào năm 1935 và tốt nghiệp năm 1938 với luận văn về lịch sử Việt Nam lần đầu tiên được bảo vệ tại Pháp có nhan đề Phong tục và tập quán của người Bắc Kỳ từ thế kỷ thứ 17 đếnthế kỷ thứ 18 theo các du khách và các nhà truyền giáo (Moeurs et coutumes des Tonkinois aux XVIIè et XVIIIe siècles d’après les voyageurs et missionaires). Luận văn của Ngô Đ́nh Nhu đă gây được sự chú ư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp và v́ thế, ông đă được nhận giải thưởng xuất sắc.

Trở về Việt Nam với hai bằng Lưu trữ – cổ tự và cử nhân khoa học, Ngô Đ́nh Nhu được bổ nhiệm Lưu trữ viên — cổ tự tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương ở Hà Nội. Ngay trong năm làm việc đầu tiên với chức danh Quản thủ viên phó hạng 3 (tháng 12-1938), Ngô Đ́nh Nhu đă được Giám đốc Paul Boudet đánh giá là một “Lưu trữ viên – cổ tự trẻ đầy triển vọng”.

http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=455843&stc=1&d=1394643117

Chỉ trong một thời gian ngắn làm việc ở Hà Nội (từ tháng 2-1938 đến giữa năm 1942), Ngô Đ́nh Nhu đă chứng tỏ năng lực của ḿnh trong việc cộng tác với Paul Boudet và Rémi Bourgeois (Phó Giám đốc ) biên soạn và xuất bản các tập 2, 3 và 4 của bộ Đông Dương pháp chế toàn tập (Recueil général de la Lẻgislation et de la Règletaentation de l’Indochine). Ngoài ra. Ngô Đ́nh Nhu c̣n được Paul Boudet giao trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị tài liệu để tham gia các cuộc triển lăm được tổ chức tại Hà Nội và tại Huế.

Không chỉ được nhận xét là “một công chức trẻ có giá trị nhất, hội tụ những đức tính kiên quyết : văn hóa rộng và một khả năng nghề nghiệp hoàn hảo”. Ngô Đ́nh Nhu c̣n được đánh giá là “bằng chứng của một học thuyết uyên bác, một sự hoạt động không mệt mỏi” và ông đă trở thành môt cộng sự quư báu” của Paul Boudet.

Niềm đam mê trong công tác chuyên môn, năng lực làm việc và sự cộng tác có hiệu quả của Ngô Đ́nh Nhu đă làm sống lại trong Paul Boudet niềm tin vào kế hoạch sắp xếp lại tài liệu các vương triều phong kiến Việt Nam mà Paul Boudet đă từng theo đuổi ngay từ những ngày đầu tiên khi đặt chân đến Đông Dương.

Cũng là một Lưu trữ viên – cổ tự tốt nghiệp tại trường cổ tự học Quốc gia Paris như Ngô Đ́nh Nhu. Paul Boudet rất coi trọng các nguồn sử liệu và biện pháp bảo quản chúng. Năm 1906, lần đầu tiên tận mắt nh́n thấy Tổng đốc và các viên chức bản xứ ở các tỉnh miền Trung “đem tài liệu lưu trữ, trong đó có cả tài liệu của những năm Minh Mệnh thứ nhất ra phơi nắng to để chống ẩm và đuổi côn trùng”. Paul Boudet đă đặc biệt quan tâm đến nguồn tài liệu vô cùng quư giá đang ở trong t́nh trạng không được bảo quản theo đúng phương pháp khoa học. Ngay từ thời gian đó, Paul Boudet đă muốn tiếp cận và áp dụng phưong pháp phân loại của phương Tây với nguồn tài liệu này, nhằm làm cho chúng được khai thác, nghiên cứu và được sử dụng một cách có ích nhất.

Sau nhiều năm cố gắng mà không có kết quả, măi cho đến năm 1942, trải qua gần 5 năm cộng tác và chứng kiến khả năng đích thực của Ngô Đ́nh Nhu, Paul Boudet một lần nữa lại quyết tâm thực hiện mục đích của ḿnh. Tháng 9-1942, mặc dù “đầy nuối tiếc” nhưng Paul Boudet vẫn phải gửi Ngô Đ́nh Nhu vào Huế để thành lập một tổ chức Lưu trữ và Thư viện ở Huế và tổ chức lại tài liệu của chính phủ Nam triều v́ Paul Boudet cho rằng đây là “một sự nghiệp cần thiết và hiển hách”.

Tuy chính thức trở về Huế vào tháng 9-1942 nhưng trên thực tế, ngay từ tháng 2-1942, Ngô Đ́nh Nhu đă thống nhất với ông Trần Văn Lư, Đổng lư Ngự tiền văn pḥng của triều đ́nh một kế hoạch nhằm cứu châu bản đang được cất giữ ở Nội các ra khỏi t́nh trạng bị hư hỏng nặng do không có người chăm sóc. Bản tấu của ông Trần Văn Lư xin đưa tất cả tài liệu trong Nội các ra Viện Văn hóa để có nhân viên chuyên trách trông nom, và xin đề nghị tổ chức một Hội đồng để chỉnh đốn đă được vua Bảo Đại chuẩn y. Hội đồng này do Ngô Đ́nh Nhu làm Chủ tịch, làm việc theo một phương pháp thống nhất: kiểm tra châu bản, chia ra từng loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian rồi đóng thành từng tập có tiêu đề rơ ràng.

http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=455844&stc=1&d=1394643117

Trở thành Quản thủ viên của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Trung Kỳ ở Huế từ ngày 1-1- 1943, Ngô Đ́nh Nhu bắt đầu sự nghiệp mới của ḿnh với không ít khó khăn. Chính trong thời gian thử thách với hai nhiệm vụ nặng nề này, Ngô Đ́nh Nhu lại một lần nữa chứng tỏ bản lĩnh của “một người có học thức, một công chức đặc biệt” với phong cách làm việc “đầy nghị lực, đầy năng động”.

Ngày 29-3-1943, Nghị định tổ chức lại cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều do Paul Boudet chuẩn bị đă được Toàn quyền Đông Dương kư ban hành. Nghị định quy định: Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam đuợc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp về mặt hành chính của Bộ Quốc gia Giáo dục và dưới sự kiểm soát về mặt kỹ thuật của Quản thủ viên Lưu trữ và Thư viện, người được giao nhiệm vụ “làm cố vấn cho chính phủ nhà vua trong mọi lĩnh vực có liên quan đến tài liệu lưu trữ và thư viện”. Nhiệm vụ của cố vấn – Quản thủ viên này được giao cho Ngô Đ́nh Nhu, theo các điều 3 và 4 của dụ số 61 ngày 11-7 năm Bảo Đại thứ 18 (tức ngày 11-8-1943) do vua Bảo Đại kư về thành lập tổ chức Lưu trữ và Thư viện của chính phủ An Nam. Vào ngày 29-4-1943, sau hôn lễ với Trần Lệ Xuân, Ngô Đ́nh Nhu bắt đầu cuộc sống mới tại nhà số 19 đường Alexandre des Rhodes (Huế).

Trong thời gian 3 năm, từ 1942 đến 1944, với vai tṛ Chủ tịch Hội đồng cứu nguy châu bản và Cố vân kỹ thuật, Ngô Đ́nh Nhu đă đóng góp một phần quan trọng vào việc tập trung tài liệu của 5 nguồn (Quốc sử quán, Tàng Thơ lâu, Nội các, Viện Cơ mật trước đấy và Thư viện Bảo Đại) vào cơ quan Lưu trữ và Thư viện của chính phủ Nam triều.

Riêng đối với số châu bản ở Nội các, sau gần 2 năm làm việc dưới sự chỉ đạo của Ngô Đ́nh Nhu, Hội đồng đă làm ra được 3 bản thống kê bằng chữ Hán và Việt: một bản dâng ngự lăm, một bản lưu hồ sơ và một bản gửi cho Viện Văn hóa. Tiếp đó, Hội đồng đă xin Khâm Thiên giám chọn ngày tốt đê cung nghênh châu bản ra Viện Văn hóa. Tất cả châu bản sau khi thống kê đều được lưu giữ trên những kệ sách mới đóng và sắp đặt rất có thứ tự.

Vô cùng hài ḷng về những kết quả to lớn đó, Paul Boudet đă đánh giá Ngô Đ́nh Nhu là “một cộng sự hạng nhất” v́ theo Paul Boudet, Ngô Đ́nh Nhu đă “hội tụ đuợc cùng một lúc văn hóa truyền thống không thể thiếu trong vai tṛ của một Quản thủ viên Lưu trữ Hoàng triều và một khả năng hoàn hảo về nghề nghiệp nhờ có học thức uyên bác và vững chắc cho tổ chức Lưu trữ và Thư viện An Nam và Lưu trữ của Hoàng triều”(2).

Thật đáng tiếc là công việc đang tiến hành với kết quả ban đầu khả quan như thế th́ xảy ra cuộc đảo chính Nhật — Pháp ngày 9-3-1945, rồi chiến tranh kéo dài… Bao nhiêu tài liệu lưu trữ của Hoàng triều đă bị mất, bị hỏng do thiếu người chăm sóc. Theo tục truyền, có rất nhiều châu bản được bầy bán công khai tại các chợ Đông Ba, Bao Vinh, Nam Phổ, Sam… V́ vậy, một phần lớn châu bản đă bị mất hẳn, không thể nào t́m lại được.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương đă có một sự thay đổi lớn về tổ chức, bắt đầu từ ngày 18-4-1945 bằng việc thải hồi các nhân viên người Pháp. Theo đề nghị của giáo sư s. Kudo (Giám đốc mới của Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dưong), Toàn quyền Đông Dương là Yuichi Tsuchihashi đă bổ nhiệm Ngô Đ́nh Nhu làm Phó Giám đốc của Sở. Sau đó, Ngô Đ́nh Nhu đă tới Hà Nội và đă có 3 tuần gặp gỡ với Giáo sư S. Kudo trong cưong vị mới. Ngày 31-7-1945, được sự đồng ư của Kudo, Ngô Đ́nh Nhu đă quay trở lại Huế để tiếp tục công việc ở Viện Văn hóa.

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng đă được thành lập. Ngay từ những ngày đầu tiên, Lưu trữ và Thư viện đă được chính quyền cách mạng quan tâm đến. Ngày 8-9- 1945, nghĩa là chỉ 6 ngày sau khi Việt Nam tổ chức lễ tuyên bố độc lập ở Quảng trường Ba Đ́nh lịch sử, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vơ Nguyên Giáp đă thay mặt Chủ tịch chính phủ lâm thời kư 2 sắc lệnh có liên quan đến Thư viện và Lưu trữ. Sắc lệnh thứ nhất sáp nhập các thư viện công (trong đó có Thư viện Pierre Pasquier trực thuộc sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương) và một số cơ quan văn hóa khác vào Bộ Quốc gia Giáo dục. Sắc lệnh tiếp theo cử ông Ngô Đ́nh Nhu làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc .Sắc lệnh này thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài của chính quyền cách mạng Việt Nam.

Sau chuyến đi công cán ở Thuận Hóa để tổ chức việc phân tán tài liệu của Viện Văn hóa theo sự vụ lệnh số 125-ND ngày 4-3-1946, Ngô Đ́nh Nhu đă trở lại Hà Nội ngày 20-5-1946, tiếp tục chỉ đạo công việc chuyên môn ở Sở. Tờ tŕnh số 635 ngày 16-11-1946, về công việc của Pḥng Thư mục và Pháp chế của Giám đốc sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc gửi Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục với chữ kư tay của Ngô Đ́nh Nhu là bằng chứng cuối cùng về hoạt động của ông trong lĩnh vực Lưu trữ – Thư viện. Có một điều đáng tiếc là v́ thiếu tài liệu, chúng ta đă không thể biết rơ quá tŕnh chuyển đổi của Ngô Đ́nh Nhu từ vai tṛ “cố vấn kỹ thuật về Lưu trữ – Thư viện” sang vai tṛ “ cố vấn chính trị” như thế nào. Nhưng rơ ràng là, bằng những công việc cụ thể được đề cập tới trong bài viết này, Ngô Đ́nh Nhu đă để lại một dấu ấn không nhỏ trong lịch sử Lưu trữ Việt Nam thời kỳ 1938-1946, đặc biệt đối với sự sống c̣n của tài liệu châu bản triều Nguyễn vô giá của chúng ta.



CHÚ THÍCH:

1. Những thông tin này được khai thác từ tài liệu của phông Direction des Archives et des Bibliotheques de rindochine (Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương – DABI) của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và từ phần Giói thiệu về châu bản triều Nguyễn của Trần Kinh Ḥa trong Mục lục châu bản triều Nguyễn (tập thứ I, triều Gia Long), Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế, tháng 4-1960

2. DABI, hs: 156.

3. Việt Nam dân quốc công báo, số 1, tr.8.

4. Từ tháng 11-1946, tên giao dịch chính thức của cơ quan Lưu trữ và Thư viện Việt Nam là Sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc.

Chépuviet

trong_do
03-13-2014, 16:18
Ngô Đ́nh Nhu sinh ngày 7-10-1910 tại xă Phước Qua, tổng Cự Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên trong một gia đ́nh quan lại theo đạo Thiên Chúa. Là con trai út của Ngô Đ́nh Khả, Thượng thư Bộ Lễ dưới triều vua Thành Thái,
Vậy Ngô Đ́nh Cẩn và Ngô Đ́nh Luyện là anh thứ mấy trong gia đ́nh?

eaglevn
03-14-2014, 14:50
Ngô Đ́nh Cẩn (1912 – 1964) là em trai của cụ Ngô Đ́nh Diệm (tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng ḥa). Ngô Đ́nh Cẩn được giao làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung và Tây Nguyên. Ông là con thứ năm của Ngô Đ́nh Khả, một viên quan trong triều đ́nh vua Thành Thái dưới thời Pháp thuộc. Tổng hành dinh của ông đóng gần nhà thờ Phủ Cam, nay thuộc phường Phước Vĩnh, thành phố Huế và một khu biệt thự khác ở ấp Ngũ Tây làng An Cựu, nay thuộc xă Thuỷ An, thành phố Huế, gần khu Chín Hầm nổi tiếng.

Ngô Đ́nh Luyện (1914 - 1990) là một luật sư và kỹ sư người Việt, sau là Đại sứ của Việt Nam Cộng ḥa tại Anh Quốc, Ḥa Lan và Bỉ, được bổ nhiệm bởi người anh ông là Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Ông cũng là tỉnh trưởng Khu tự trị người Chăm.
Vào năm 1963, cuộc đảo chính nổ ra ở Sài G̣n, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và em trai là Ngô Đ́nh Nhu bị giết. Tuy nhiên, ông thoát chết nhờ đang ở Luân Đôn, Vương quốc Anh. Ông là con trai út của Ngô Đ́nh Khả - một vị đại thần trong triều đ́nh nhà Nguyễn dưới thời phong kiến do Pháp bảo hộ.