PDA

View Full Version : Máy bay Boeing mất tích: Nh́n lại vụ máy bay Việt Nam rơi ở Ô Kha


Hanna
03-19-2014, 06:35
“Sao lại có tin mà tôi không muốn cho con đọc. Lương tâm trách nhiệm nhà báo ở đâu? Các trang báo hiện nay tràn ngập tin cướp, giết, hiếp”, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân nói.


Nhân câu chuyện về việc t́m và đưa tin về chiếc máy bay Việt Nam rơi ở Ô Kha 22 năm trước mà nhà báo Huỳnh Dũng Nhân - Phó ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nghề báo, Hội Nhà báo TP HCM chia sẻ trên facebook cá nhân, chúng tôi đă có buổi trao đổi với ông về định hướng, xu thế phát triển của truyền thông mạng Việt Nam đối với đưa tin về việc máy bay Malaysia mất tích và các sự vụ khác trong thời gian gần đây.
Liệu truyền thông, báo chí có đang làm quá? “Đói” thông tin gây ra tham lam, “bội thực”?
- Là người làm báo lâu năm, ông nhận định như thế nào về tốc độ phát triển của truyền thông giai đoạn này? Cụ thể trong những vụ việc nóng như sập cầu Chu Va 6, vụ ném xác thẩm mĩ viện Cát Tường, đâm xe ở Xă Đàn, “băo” tranh căi game Flappy Bird…hầu hết các báo đều đi theo hướng đưa tin trực tiếp, cập nhật thường xuyên và dày đặc?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Chúng ta có quy định báo chí đưa thông tin chính xác, được kiểm chứng, có nguồn. Nhưng hiện nay hầu hết báo, đặc biệt là báo mạng đều đưa theo diễn biến của sự việc bao gồm cả tin đồn, dự đoán…khiến người dân không biết tin vào đâu cả, gây hoang mang dư luận.
Nhưng mâu thuẫn nằm ở đâu? Đó là giữa tốc độ chạy đua cạnh tranh thông tin, nhu cầu thông tin và sự chính xác. Dù bạn đọc quan tâm có mức độ nhưng báo chí lại đẩy quá cao, xa. Hiện nay báo chí đang đưa tin “dễ dăi”, điển h́nh là vụ Kiều nữ Hải Dương, bố chồng nàng dâu, hôi bia hay một số vụ tai nạn không nhất thiết phải đưa nhiều đến thế. Hay vụ tai nạn, cướp, giết, hiếp…một tờ báo đưa mấy chục tin!
Đặc biệt, trong vụ Kiều nữ Hải Dương, ban đầu đọc tôi thấy ngạc nhiên sao có việc đó xảy ra, liệu có điều đó không v́ nó phi khoa học, phi tự nhiên nhưng tại sao lại đưa lên báo như “con voi chui lỗ kim” được? Sau khi biết sự thật th́ tôi không thể chấp nhận cách làm báo như vậy.


- Trong vụ máy bay MH370 của Malaysia mất tích, Việt Nam có tham gia t́m kiếm và truyền thông ḿnh đă có chiến dịch đưa tin khá lớn đến nỗi nhiều người so sánh ḿnh đang “bỏ quên” những thông tin quan trọng khác trong nước, ông nghĩ sao?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Ngày 8.3 vừa qua có máy bay MH370 của Malaysia được cho là mất tích. Lúc đó, rất nhiều nước đă triển khai t́m kiếm – 1 chiến dịch t́m kiếm lớn nhất ở khu vực này trong đó có cả Việt Nam.


Báo chí và giới truyền thông bắt đầu tham gia đưa tin về đợt t́m kiếm này. Trong đợt này, mọi người nhắc lại vụ đưa tin máy bay rơi ở Ô Kha 22 năm trước. Tháng 11/1992 tôi là một trong các phóng viên đi theo đoàn t́m kiếm tiếp thân nhân những người bị nạn.
Sau khi tôi đưa lại bài báo đó lên facebook cá nhân của ḿnh, nhiều người là nhân chứng, người tham gia t́m kiếm, viết bài, thân nhân người bị nạn đọc bài này và kết nối với nhau. Như vậy, truyền thông có tác dụng tích cực.
Đây là cuộc t́m kiếm lớn và v́ thế truyền thông có chiến dịch truyền thông lớn, tuyên truyền rầm rộ như vậy không có ǵ đáng ngạc nhiên cả. Tuy nhiên, không nên đưa quá nhiều như vậy!
So sánh với truyền thông đưa tin về máy bay rơi ở Ô Kha 22 năm trước, ông cảm thấy bị “nhiễu” thông tin không?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: So với 22 năm trước th́ hiện nay truyền thông đă vào cuộc 1 cách mạnh mẽ và quy mô hơn rất nhiều. Cách đây 22 năm chỉ có vài nhà báo ở sân bay, ga hàng không, trung tâm t́m kiếm, thậm chí lên núi t́m kiếm rất hạn chế; không có họp báo ǵ cả, muốn t́m danh sách những người bị nạn mà “đỏ mắt” không ra…
Hơn nữa, thời điểm ấy nhu cầu thông tin không lớn nên không rầm rộ như bây giờ. Truyền thông sau 22 năm khác quá nhiều rồi!
Trong t́nh thế này, báo in rất lép vế, thậm chí đài truyền h́nh cũng thua báo mạng. T́nh trạng chạy đua về thông tin, cạnh tranh khốc liệt và cái ǵ nhanh đôi khi không chính xác, nhiễu thông tin, quá nhanh th́ chồng chéo nhau.
Tại sao lần này nhiễu như thế? Một mặt do tin nguồn từ Malaysia, Mỹ, các nước khác, từ các nguồn khác như quân đội, hàng không…cung cấp quá nhiều, chúng ta không thể bắt kịp nên gây “nhiễu”.


- Có người nói truyền thông đang làm quá lên các sự việc và cần phải tiết chế việc chạy theo thông tin, theo ông điều ấy đúng hay không?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Đúng như thế. Báo chí làm quá lên những ǵ có, làm nhiều hơn những ǵ đang có…mặc dù người đọc quan tâm. Ḿnh làm “đậm” quá v́ mới là tin đồn chưa xác định, là dự đoán chưa được kiểm chứng…
Việc đó dẫn đến bạn đọc so sánh những vụ trong nước, quốc tế…Suy diễn, đặt nhiều giả thuyết gây phức tạp vấn đề.
Như vậy, độc giả bị “bội thực” thông tin, gây hoang mang dư luận. Tôi nghĩ cần tiết chế, phụ thuộc vào ban biên tập, cơ quan quản lư chỉ đạo, c̣n nếu thả nổi mạnh ai đưa tin th́ loạn hết…!
Hiện nay, báo mạng quá nhiều, mạng xă hội phát triển, cộng đồng mạng quan tâm…khiến vấn đề nóng, phức tạp lên. Tôi nghĩ do sự bị động mà ra, chúng ta bị động thông tin quá, “tham” thông tin không kiềm chế, đói quá nếu được ăn no th́ rất dễ dẫn đến "bội thực".
Sao báo chí lại có nhiều tin mà người viết và bản thân tôi không dám cho con đọc. Lương tâm trách nhiệm nhà báo ở đâu? Con tôi học lớp 4 và cháu ṭ ṃ về nhiều thông tin, đi ngoài đường thấy đánh nhau cháu hỏi “mai báo chí có đưa không ba, cho con đọc nhé!”. Tôi nghĩ, báo chí cần tiết chế, đừng chạy theo kinh tế, đưa thông tin mang tính giáo dục th́ được chứ viết rùng rợn, ghê sợ sẽ đánh vào tâm hồn trẻ rồi phản tác dụng…
Trân trọng cảm ơn ông!
vnn

phamhungtuan
03-19-2014, 06:58
lai mot thang cong san noi phet

nghiaquang06
03-19-2014, 07:58
Nh́n lại vụ máy bay Việt Nam rơi ở Ô Kha
Có ǵ để nh́n?