PDA

View Full Version : Châu Âu quyết giảm khí đốt Nga


saigon75
03-23-2014, 02:33
Châu Âu tính đường giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga khi Moscow ngày càng mạnh tay với Ukraine

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 21-3 yêu cầu Ukraine hoàn trả 11 tỉ USD tiền khí đốt c̣n nợ. Số tiền này liên quan tới Hiệp ước Kharkov, vốn thỏa thuận giảm giá 100 USD mỗi 1.000 m<sup>3 </sup>khí đốt Nga bán cho Ukraine để đổi lấy việc Hạm đội Biển Đen đồn trú tại Sevastopol thuộc Crimea đến năm 2042.

Cỡ nào cũng phải mua

Theo ông Medvedev, khi Crimea đă gia nhập Nga, thỏa thuận Kharkov năm 2010 phải chấm dứt. Ngoài ra, trong cuộc họp với Tổng thống Vladimir Putin và Hội đồng An ninh quốc gia Nga, ông Medvedev cũng nói Ukraine c̣n nợ tập đoàn năng lượng Gazprom 2 tỉ USD và một khoản vay 3 tỉ USD khác - phần đă được giải ngân trong khoản viện trợ 15 tỉ USD của Nga cho Ukraine năm 2013.

Trước đó, một đại diện của Gazprom nói với tờ Izvestia rằng việc hủy bỏ thỏa thuận Kharkov có thể đẩy giá khí đốt bán cho Ukraine lên mức 500 USD/1.000 m<sup>3</sup>.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=589887&d=1395541989
Bắn pháo hoa mừng Crimea sáp nhập Nga tại quảng trường chính ở TP Symferopol,
thủ phủ cộng ḥa tự trị này hôm 21-3. Ảnh: REUTERS


Chỉ trích Nga sử dụng khí đốt như “một thứ vũ khí hạt nhân” nhưng trong phiên họp quốc hội ngày 22-3, Thủ tướng lâm thời Arseni Yatsenyuk cho biết Ukraine không c̣n cách nào khác ngoài việc tiếp tục phải mua. Bù lại, ông Yatsenyuk đề nghị các nước châu Âu cung cấp ngược lại khí đốt nếu Moscow tăng gấp đôi giá bán cho Ukraine. Ông tin rằng bằng cách này, “Nga sẽ bị xóa khỏi Ukraine”.

Về phía ḿnh, Liên hiệp châu Âu (EU) hôm 21-3 công bố tăng viện trợ cho Ukraine thêm 1,4 tỉ USD - lên mức 2,2 tỉ USD - ngay sau khi 2 bên kư thỏa thuận liên minh. Dự kiến tuần sau, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tăng cường cô lập Nga khi có chuyến công du châu Âu, theo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice.

EU bàn kế

Trong hội nghị thượng đỉnh ngày 21-3, các nhà lănh đạo EU yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) từ nay tới tháng 6-2014 phải soạn thảo kế hoạch hành động toàn diện nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

Thứ nhất là khả năng đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng truyền thống, trong đó tính đến khai thác khí đá phiến sét tại Ba Lan và Anh. Thứ hai là mở rộng các nhà cung cấp năng lượng nước ngoài, có tính đến dự án “hành lang khí đốt phương Nam” để vận chuyển khí đốt từ khu vực Caspi tới châu Âu bằng mạng lưới đường ống không qua Nga. Thứ ba là đánh giá các nguồn năng lượng thay thế và cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Đây là lần thứ hai trong ṿng 10 năm, Hội nghị Thượng đỉnh EU yêu cầu EC soạn thảo kế hoạch như trên. Tây Âu từng méo mặt khi Nga khóa van khí đốt qua Ukraine vào năm 2006 và 2009. Bằng việc cải thiện hệ thống ống dẫn, EU đă chuẩn bị tốt hơn cho các gián đoạn cung trong tương lai. Đặc biệt, các nước Baltic là Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan cũng dự kiến xây nhiều cảng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) diện nhỏ để bớt phụ thuộc vào Nga.

Ngoài ra, châu Âu có thể tiếp cận một nguồn khí đốt lớn - gần 1.000 tỉ m<sup>3</sup> - được phát hiện ở hải phận đảo Cyprus và Israel, đủ cho họ dùng hơn 2 năm. Nhược điểm của nguồn khí đốt này là đắt. Ước tính chi phí phát triển dự án nêu trên ở Cyprus đă lên đến 10 tỉ USD, mức đầu tư lớn nhất lịch sử quốc đảo này.

Trong một biến khác, ngày 22-3, quân đội Nga bao vây một căn cứ không quân Ukraine ở Belbek, ngoại ô thành phố Sevastopol - Crimea và ra tối hậu thư yêu cầu các lực lượng ở đây đầu hàng.

Trước đó, khoảng 200 người biểu t́nh ủng hộ Nga xông vào căn cứ không quân Ukraine trong thị trấn Novofedorivka. Bộ Quốc pḥng Nga cho biết cờ Nga được kéo lên trên hầu khắp các đơn vị, tàu chiến của quân đội Ukraine đóng trên Crimea.

Trung Quốc làm ăn với châu Âu

Ngày 22-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia. Tháp tùng ông là phái đoàn kinh tế 200 người với mục đích đẩy mạnh thương mại, có thể bao gồm một đơn đặt hàng 150 máy bay Airbus.

Ông Tập sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân ở The Hague - Hà Lan và gặp người đồng cấp Mỹ Barack Obama bên lề hội nghị này vào tuần tới. Truyền thông Trung Quốc dự đoán cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ là một trong những chủ đề bàn thảo chính.

Gần đây, Nga tỏ rơ quan điểm hướng về phía Đông để t́m những đối tác thương mại, chính trị và quân sự mới. Trong đó, mục tiêu lớn nhất của Nga là Trung Quốc.

HUỆ B̀NH
NLD