PDA

View Full Version : Trung Quốc đă thấy "hơi nóng bị phả vào gáy"?


Romano
06-09-2014, 08:30
Trước những diễn biến ngày càng phức tạp tại Biển Đông, theo TS Đỗ Minh Cao, Việt Nam và các nước ASEAN cần có cơ chế nào đó để quản lư xung đột.

Liên quan đến những động thái mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như sự phản ứng mạnh mẽ từ các nước có lợi ích liên quan tại Biển Đông, chúng tôi xin gửi tiếp tới bạn đọc cuộc trao đổi với TS Đỗ Minh Cao – Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Việt Nam) về vấn đề này.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=622674&stc=1&d=1402302639
TS Đỗ Minh Cao – Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Việt Nam) (Ảnh: Tuấn Nam)


PV: Trong hai ngày 4 và 5/6, Hội nghị thượng đỉnh các nước G7 diễn ra. Tại hội nghị, Nhật Bản đă đưa vấn đề tại Biển Đông ra. Nhiều nước trong nhóm G7 cũng đă bày tỏ quan điểm phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tiến sỹ, Hội nghị của các nước G7 này sẽ có tác động như thế nào đến Trung Quốc?
TS Đỗ Minh Cao: Những nước quan trọng nhất trong G7 đều có lợi ích liên quan đến Biển Đông và họ đă từng phát biểu rất mạnh trước hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Vấn đề Biển Đông chắc chắn được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị G7 lần này. Biển Đông căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ và Nhật Bản là hai nước lớn tại đây mà cả EU, Canada cũng bị ảnh hưởng.
V́ vậy, hội nghị lần này của G7 có tác động đến Trung Quốc bởi Trung Quốc có liên hệ kinh tế rất lớn đối với các nước G7. Nếu các nước G7 phản ứng mạnh mẽ th́ Trung Quốc ngay lập tức sẽ cảm nhận được “hơi nóng bị phả vào gáy”.
PV: Dưới nhiều tác động từ quốc tế, ông có nghĩ Trung Quốc sẽ có điểm dừng nào đó không?
TS Đỗ Minh Cao: Tôi nghĩ là Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục có những hành động ngang ngược khác để từng bước thực hiện mưu đồ của họ tại biển Đông. Điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống lănh đạo của Trung Quốc.
PV: Với tương quan ảnh hưởng tại Biển Đông như vậy, ông có nghĩ rằng, khi căng thẳng ở Biển Đông đạt đến một giới hạn nào đó th́ Mỹ và Nhật Bản sẽ kéo giăn Trung Quốc về khu vực biển Hoa Đông?
TS Đỗ Minh Cao: Trong tính toán chiến lược th́ Mỹ và Nhật Bản có thể làm được điều đó nhưng rất khó bởi tại cả 2 vùng biển này, Trung Quốc luôn là nước chủ động. Trung Quốc hiểu rằng họ sẽ phải tập trung để xử lư vấn đề ǵ trước. Đó là bài toán chiến lược buộc các nước phải tính toán.
PV: Trước t́nh h́nh Biển Đông và thái độ của các nước có liên quan như vậy, Việt Nam cần có những hành động cụ thể như thế nào để vừa giữ được sự ḥa b́nh cần thiết để phát triển đất nước, vừa giữ toàn vẹn lănh thổ?
TS Đỗ Minh Cao: Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chúng ta sẽ theo đuổi các biện pháp ḥa b́nh, không liên minh, không liên kết. Việc đưa Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam cũng đang cân nhắc một cách thận trọng. C̣n nhiều biện pháp ḥa b́nh với nhiều mức độ chúng ta chưa sử dụng hết nên trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng hết những cơ hội này.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đa phương hóa vấn đề Biển Đông để có thể tận dụng sự ủng hộ của các nước. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền, chính sách ḥa b́nh và sự thật về vấn đề Biển Đông của Việt Nam ra thế giới và nhất là đối với người dân Trung Quốc. Công tác này khó khăn nhưng chúng ta vẫn phải làm.
PV: Các nước Đông Nam Á lúc này cần làm ǵ để có thể ứng phó với những hành vi ngang ngược trong thời gian tới đây của Trung Quốc, thưa ông?
TS Đỗ Minh Cao: Với các nước ASEAN, việc được ưu tiên hàng đầu hiện nay có lẽ là sự tập trung để giải quyết vấn đề lớn của khu vực: an ninh trong toàn khối và lợi ích của cả khối.
Việt Nam và các nước ASEAN cần có cơ chế nào đó để quản lư xung đột. Cơ chế đó có sự tham gia của các lănh đạo có quyền ở các nước. Cơ chế này cụ thể như thế nào th́ các nhà lănh đạo ASEAN phải bàn thảo, xây dựng và vận hành nhưng tôi thấy cần thiết phải có cơ chế rơ ràng chứ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ Hiệp hội ASEAN. Đều đặn theo thỏa thuận, phải có sự gặp nhau giữa những người lănh đạo ở các nước liên quan để thảo luận, tập trung sâu hơn trong vấn đề quản lư xung đột tại Biển Đông.
PV: Với những tín hiệu ngay trước và sau Hội nghị cấp cao ASEAN, có ư kiến cho rằng, liên quan đến vấn đề Biển Đông, các thành viên của tổ chức này dường như không c̣n mơ hồ về sự "trỗi dậy ḥa b́nh" của Trung Quốc nữa. Ông có đánh giá như thế nào về nhận định này?
TS Đỗ Minh Cao: Đó là một tín hiệu cho thấy rằng các nước ASEAN đă đoàn kết mạnh mẽ hơn. Đă có một bước tiến lớn trong nhận thức và hành động của các nước ASEAN trước tham vọng của Trung Quốc.
PV: Sự bừng tỉnh của các nước trong ASEAN trước một Trung Quốc đầy tham vọng, hung hăng và coi thường pháp luật vào lúc này đă phải là muộn không, thưa tiến sỹ?
TS Đỗ Minh Cao: Nói muộn cũng không được mà nói sớm cũng không được. Việc ǵ đến sẽ đến.
PV: Trước những căng thẳng tại Biển Đông, nhiều ư kiến cho rằng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) sẽ khó ra đời và nếu có ra đời th́ cũng khó phát huy tác dụng trước một Trung Quốc coi thường cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Tuy nhiên, cũng có ư kiến cho rằng với ư kiến đề xuất của Tổng thống Mỹ về việc phê chuẩn UNCLOS 1982, COC sẽ sớm được thực thi tại Biển Đông. Quan điểm của ông như thế nào về việc này?
TS Đỗ Minh Cao: Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) là một công cụ mang tính ràng buộc hơn so với DOC. Nhưng để các nước ASEAN và Trung Quốc cùng tiến tới thông qua được th́ rất khó.
Trung Quốc rất muốn thay đổi những quy chuẩn do các nước ASEAN đưa ra theo Luật Quốc tế. Trung Quốc luôn đưa ra những chuẩn mực mà theo ASEAN và các nước trên thế giới thấy rất phi lư. Ngay cả với UNCLOS, trước đây, mặc dù Trung Quốc là một trong những nước đă phê chuẩn và công nhận Công ước này song họ đă từng không tán thành một số điều trong đó và họ đă và đang không tuân thủ toàn bộ UNCLOS 1982.
Xin trân trọng cảm ơn tiến sỹ đă trả lời phỏng vấn!
tm

congluan
06-09-2014, 08:41
Trung Quốc đă thấy... "hơi nóng bị phả vào gáy"?...
Việt công....đă thấy...."bị lửa thui cháy bỏng đít"