PDA

View Full Version : Hệ lụy khó lường từ những dự án nhiệt điện của nhà thầu Trung Quốc


saigon75
06-17-2014, 13:40
Không chỉ đặt ra những mối lo về chất lượng công tŕnh và vấn đề đội giá "phi mă", những dự án nhiệt điện do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện đang khiến các chuyên gia nghi ngại đến một vấn đề lớn và có sức ảnh hưởng nặng nề hơn, đó là: An ninh năng lượng...

Công nghệ Trung Quốc chiếm 50%
Theo một số liệu mà PV thu thập được, cuối năm 2013 tổng công suất thiết kế của hệ thống nguồn điện toàn quốc là 30,514 MW.
Trong đó tổng công suất nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC là 8,463 MW (chiếm 28%), tổng công suất các nước phát triển làm tổng thầu EPC là 14,048 MW (46%), c̣n tổng công suất liên danh Việt Nam làm tổng thầu EPC là 8,004 MW (chiếm 26%, trong đó có nhà thầu Trung Quốc thực hiện các gói thầu này lại chiếm tới 5,869 MW).
Như vậy, chỉ làm một phép tính cơ học có thể thấy tổng công suất có ảnh hưởng của thiết bị, công nghệ đến từ Trung Quốc đang chiếm công suất 14,332 MW (chiếm tỉ lệ 47%).
Một con số khác đưa ra, các dự án nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đang xây dựng và điện nhập khẩu từ Trung Quốc có tổng công suất 4,040 MW (chiếm tỉ lệ so với tổng công suất trên toàn quốc là 13,25%, được dự tính đưa vào vận hành năm 2014, 2015, 2016).
C̣n các dự án có mua sắm các hạng mục quan trọng từ Trung Quốc chiếm tổng công suất 2,943 MW (chiếm tỉ lệ 9,65% và dự kiến đi vào vận hành cũng như khoảng thời gian trên).
Nếu các dự án chạy đúng tiến độ th́ đến cuối năm 2014, tổng công suất thiết kế của quốc gia là 37,194 MW. Trong đó có khoảng 12,503 MW do Trung Quốc làm tổng thầu (chiếm 33,6%). Nếu xét đến các nhà máy có hạng mục quan trọng do Trung Quốc đảm nhận th́ tổng công suất là 18,392 MW (chiếm 49,5% tổng công suất toàn quốc).
Điều này đặt ra lo ngại, với cơ chế lựa chọn như hiện nay, khả năng các nhà thầu Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh thị trường nguồn điện của Việt Nam là tất yếu, và con số không dừng lại ở 50% nữa mà sẽ là 60-70% trong tương lai.
Dẫn nguồn một bản số liệu khác mà PV cất công có được trong tay cho thấy, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, phương án cơ sở có 52 công tŕnh nhiệt điện than phải đưa vào vận hành trong giai đoạn 2008-2015 (có tổng công suất lắp đặt là 23,440 MW), đồng thời giai đoạn 2016-2025 có 36 công tŕnh nhiệt điện than (công suất lắp đặt lên đến 80,600 MW) được đưa vào vận hành.
Như vậy, từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 88 nhà máy nhiệt điện than công suất từ 100 đến 1,200 MW có tổng công suất lắp đặt lên đến 106,000 MW. Tổng vốn đầu tư cho lộ tŕnh này theo ước tính rơi vào khoảng 83 tỷ USD. Một nền năng lượng nhiệt điện đồ sộ là vậy, nhưng thực tế chiếm phần lớn các dự án hiện nay và trong tương lai của Việt Nam lại sử dụng hệ thống dây chuyền công nghệ thiết bị Trung Quốc.
Việc nhà thầu Trung Quốc chiếm quá nhiều dự án nhiệt điện, khiến nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại đến những bất cập sẽ xảy ra ở nước ta khi những thiết bị tiêu dùng ngắn hạn như ô tô, xe máy, thiết bị điện gia dụng... có xu thế mua sắm, nhập khẩu của các nước phát triển như: Đức, Nhật, Mỹ,...
Trong khi đó, các nhà máy cần thời gian tuổi thọ cao để vận hành lâu dài trong tương lai (như các nhà máy nhiệt điện) lại gần như sử dụng hoàn toàn thiết bị của Trung Quốc. Ai có thể khẳng định, khi xây dựng xong và sau vài năm bảo hành, các nhà máy này c̣n đảm bảo công suất, thông số kỹ thuật, tuổi thọ và không gây ô nhiễm môi trường?
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=626062&d=1403012394
Nhiều quan ngại được đặt ra cho vấn đề an ninh năng lượng.

Hệ lụy khó lường...
Một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng (đề nghị giấu tên - PV) phân tích kỹ càng cho PV báo Đời sống và Pháp luật những hệ lụy tất yếu chúng ta vướng phải khi các nhà thầu Trung Quốc không thực hiện các gói thầu đă kư và ngừng bán điện cho Việt Nam.
Theo vị chuyên gia này, kế hoạch đưa vào 4,060 MW công suất thiết kế trong năm 2014 (tương đương 13,32% tổng công suất toàn quốc) sẽ bị lùi lại ít nhất là hai năm. Theo quy hoạch điện 7, hệ số đàn hồi theo thu nhập của Việt Nam là 2, nghĩa là để có tăng trưởng 1% GDP th́ cần tăng trưởng 2% nhu cầu điện.
Như vậy, nếu mất đi 13,32% tăng trưởng về nguồn điện th́ khả năng tương ứng cũng mất đi 6,66% tăng trưởng GDP. Đây chỉ là suy luận mang tính ước lượng, tuy nhiên qua đó cũng thấy rằng việc tăng trưởng GDP trong năm 2014 và 2015 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng theo vị chuyên gia này, chủ yếu các nguồn điện đang xây dựng do Trung Quốc làm tổng thầu EPC nằm ở hai cụm nhiệt điện Vĩnh Tân và Duyên Hải. Đây cũng là hai cụm nhiệt điện cung cấp điện cho miền Nam trong các năm tới.
Trong trường hợp không xây dựng kịp thời th́ lượng điện để cung cấp cho miền Nam bị thiếu hụt nghiêm trọng và cần phải truyền tải nguồn từ Bắc vào. Tuy nhiên như sự cố đường dây 500kV do cành cây vừa qua cho thấy: Nếu không có nguồn điện huy động tại chỗ th́ miền Nam sẽ bị mất điện trên diện rộng ảnh hưởng lớn đến kinh tế, an ninh quốc pḥng.
Đặt trong trường hợp khẩn cấp, th́ những sự cố đường dây 500kV là hoàn toàn có thể xảy ra. V́ đường dây dài, nằm chủ yếu trên miền núi.
Ngoài những dự án đang xây dựng, các nhà thầu Trung Quốc cũng đă tham gia cung cấp các hạng mục quan trọng cho các nhà máy điện đang vận hành tại Việt Nam với công suất lên đến 14,332 MW (chiếm gần 50% tổng số công suất toàn quốc hiện đang phát).
Khi không hợp tác với các nhà thầu Trung Quốc nữa th́ việc vận hành nhà máy sẽ xảy ra những sự cố (khách quan/chủ quan) mà phía người vận hành không khắc phục được hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để khắc phục, làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện trên toàn diện rộng.
"Nhà máy điện thường là giải pháp được thiết kế đồng bộ từ đầu. Nếu bỏ dở công việc giữa chừng th́ người tiếp theo rất khó để thực hiện. Cần phải thay đổi lại thiết kế, thay đổi các sản phẩm không tương thích với giải pháp mới.
Điều này chắc chắn sẽ tăng chóng mặt tổng mức đầu tư. Theo thống kê, hiện có bốn nhà máy đang xây dựng là: Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Vĩnh Tân 2, Lai Châu; hai cảng cung cấp than để chạy nhiệt điện (cảng Duyên Hải và cảng Vĩnh Tân); ba nhà máy điện đă xây hoàn thành nhưng chưa bàn giao đầy đủ (Uông Bí, Hải Pḥng, Quảng Ninh).
Các nhà máy này sử dụng vốn vay Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu với tổng giá trị hợp đồng cho các dự án trên lên tới 5 tỉ USD. Nếu Trung Quốc dừng thực hiện các dự án này th́ rất nhiều điều phức tạp sẽ xảy ra ngoài những ǵ đă nói ở trên", một chuyên gia nhận định.
Nhiều chuyên gia kinh tế và năng lượng khi được PV đặt câu hỏi đều có chung nhận định, một ngành xương sống của nền kinh tế như điện mà phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc là điều rất đáng lo ngại.
Theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần có nghiên cứu đánh giá cụ thể về các nguy cơ bất ổn nếu tiếp tục sử dụng công nghệ từ Trung Quốc. Về lâu dài, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phân bổ sự phụ thuộc này vào nhiều đối tác khác nhau để giảm rủi ro, các đối tác đó đến từ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, và các nước phát triển khác...
Ngoài ra, chúng ta cũng cần có chiến lược tăng % hàng hóa nội địa, thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất trong nước để dần làm chủ được công nghệ. Khuyến khích các nhà thầu, doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào dự án.
<table style="background-color: #ffe4c4;" border="0"> <tbody> <tr> <td> PGS.TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam:
Thực tế cho đến giờ chúng ta cũng chưa có một nghiên cứu hay đánh giá về chất lượng và tính hiệu quả các nhà nhiệt điện do Trung Quốc thực hiện.
Mức giá rẻ th́ ai cũng nhận thấy, nhưng chất lượng và tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện mới là vấn đề đáng chú ư. Ai dám chắc, vài năm sau khi đưa vào hoạt động, hết thời gian bảo hành sẽ không có những sự cố xảy ra?
Nếu là những sự cố đơn giản có thể khắc phục được th́ không sao, nhưng nếu phức tạp th́ là một bài toán cần tính, bởi ngoài chuyện tốn kém chi phí thay thế c̣n sự ảnh hưởng đến hệ thống điện chung khi nhà máy phải ngừng hoạt động vài ngày, thậm chí là cả tháng.
</td> </tr> </tbody> </table> Trần Quyết- Văn Chương
NDT