PDA

View Full Version : BRICS thách thức thế độc tôn của phương Tây


tonycarter
07-16-2014, 15:52
Thượng đỉnh lần thứ 6 của nhóm các nước đang trỗi dậy BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi ) được tổ chức hôm qua (15/7/2014) tại Brasilia là đề tài thu hút sự chú ư của các nhật báo Pháp ra hôm nay (16/07/2014). Mục kinh tế báo Le Figaro có bài viết : « Các quốc gia BRICS thách thức thế độc tôn của phương Tây ».

Le Figaro c̣n cho biết, mặc dù giữa 5 lănh đạo quốc gia vẫn tồn tại những bất đồng, nhưng cuối cùng, nhóm BRICS cũng đă quyết định thành lập được ngân hàng và một quỹ dự trữ ngoại tệ chung. Dự án này được đưa ra từ 2 năm nay, nhưng cho đến bây giờ mới được thành lập.

<table style="width: 100px;" class="wysiwyg_dashes" align="center"><tbody><tr class="wysiwyg_dashes_tr"><td class="wysiwyg_dashes_td">http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=637911&stc=1&d=1405525926
TT Putin và đồng nhiệm Brazil Dilma Roussef - REUTERS /Nacho Doce
</td></tr></tbody></table>
Theo Le Figaro, mối bất đồng chính giữa các nhà lănh đạo BRICS là nơi đặt trụ sở ngân hàng chung tương lai. Thượng Hải được chọn làm trụ sở cho ngân hàng BRICS, trong khi Ấn Độ lại được chọn làm lănh đạo nhiệm kỳ thứ nhất trong ṿng 5 năm.

Với số vốn đóng góp ban đầu của các nước thành viên là 50 tỷ đô la, và sau này có thể lên đến 100 tỷ đô la, ngân hàng chung đóng vai tṛ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, một điểm yếu của các nền kinh tế này, đặc biệt là Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Mauro Borges, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Brazil đánh giá « đây là ch́a khóa thúc đẩy tăng trưởng của nhóm BRICS ».

Kinh tế của cả 5 quốc gia đang chậm lại do các yếu kém về mặt cơ cấu. Olivier de Boysson, thuộc ngân hàng Société générale, nhận định : « Các bước hoạt động của BRICS là hợp lư nhằm phá vỡ thế độc tôn của các nước phát triển, đặc biệt là trong khi các cải cách của Quỹ tiền tệ quốc tế FMI chẳng tiến triển ǵ ». Các quốc gia BRICS cảm thấy ít có trọng lượng trong tổ chức này.

Ngân hàng chung của nhóm BRICS sẽ góp phần bảo đảm an toàn cho các thành viên trong trường hợp khủng hoảng tiền tệ. Một thông cáo của Thượng đỉnh cho biết, quỹ tiền tệ này sẽ chính thức hoạt động trong một năm tới và giúp các nước « tránh mọi áp lực ngắn hạn về thanh khoản ».

Bài báo nhắc lại cơn băo trên thị trường tài chính vào mùa hè năm 2013, sau khi Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ tuyên bố thắt chặt chính sách tiền tệ làm cho các nền kinh tế của nhóm BRICS điêu đứng, chỉ ngoại trừ có Trung Quốc là không bị ảnh hưởng.

Trên phương diện ngoại giao, Thượng đỉnh lần này cho phép tổng thống Nga thoát khỏi sự cô lập từ khi ông Putin bị loại ra khỏi nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới G8 do cuộc khủng hoảng tại Ukraina. Nhóm BRICS đă không áp đặt trừng phạt quốc tế lên Mátxcơva. Ngoài ra, Thượng đỉnh này là dịp để tân Thủ tướng Ấn Độ Modi có chuyến công du quốc tế đầu tiên và có dịp gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.

Bản đồ các nước đang trỗi dậy có thể được nới rộng

Nhật báo Công giáo La Croix cũng b́nh luận về chủ đề này qua bài viết : « Bản đồ các quốc gia mới trỗi dậy có thể nới rộng ra ». Tờ báo nhắc lại lịch sử thành lập của nhóm BRICS. Được thành lập vào cuối tháng 11/2001, ban đầu chỉ là BRIC không có « S » tức là không có Nam Phi. 13 năm sau, tổ chức này khuyếch trương ra và thu nhận thêm Nam Phi.

Nouriel Roubinin, kinh tế gia Mỹ muốn thay Nga bằng Indonesia để nhóm này trở thành BIICS. Ông Michel Fouquin thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế Cepii cũng giải thích, Nga là một quốc gia có tài nguyên dồi dào chứ không phải là đang trỗi dậy. Kinh tế Nga chỉ dựa trên khí đốt và công nghiệp và đang gặp nhiều khó khăn. Indonesia mới thật sự là một quốc gia đang trỗi dậy, mặc dù c̣n một số khó khăn về cơ sở hạ tầng ».

Nhóm BRICS c̣n có thể kết nạp thêm các quốc gia khác như Bangladesh, Ethiopia, Nigeria, Việt Nam và Mehico. Sébastien Barbé thuộc ngân hàng Crédit agricole CIB xếp hầu hết các quốc gia Mỹ La Tinh và một phần Châu Á vào nhóm các nước mới trỗi dậy.

Trong khi đó, một số quốc gia thoát ra khỏi các tiêu chí về « các nước trỗi dậy » để gia nhập các quốc gia « công nghiệp ». Đó chính là trường hợp của Hàn Quốc, Singapore và một phần Đông Âu. Theo La Croix, sự trỗi dậy của một nền kinh tế rất khó định lượng. Nó không chỉ thể hiện qua chỉ số tăng trưởng. Michel Fouquin thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế Cepii giải thích : « Một nước đang trỗi dậy là một quốc gia phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến như Trung Quốc hay các hoạt động dịch vụ như Ấn Độ.

Trái lại, lợi tức từ hầm mỏ như trường hợp của Châu Phi và Nga chỉ làm cho đất nước trỗi dậy được nếu biết sử dụng hợp lư nguồn tài nguyên ». Các chuyên gia cho rằng khai thác nguồn tài nguyên giàu có sẽ giết chết các hoạt động khác và tạo điều kiện cho tham nhũng.

Mặc dù c̣n nhiều hạn chế, các quốc gia trỗi dậy đă góp phần vào tăng trưởng thế giới những năm gần đây, giúp một số quốc gia phát triển không bị ch́m xuồng sau vụ ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào năm 2008.

Các quốc gia đang trỗi dậy ngày càng giàu thêm và trưởng thành hơn. Theo ông Sébastien Barbé thuộc ngân hàng Crédit agricole CIB, các quốc gia này đang làm thay đổi diện mạo hành tinh thành một thế giới đa cực. Các thành viên ngày nay cần biết phối hợp hành động. Tuy nhiên, họ luôn gặp khó khăn về vấn đề này, v́ mỗi người đều muốn làm việc theo logic riêng của ḿnh.

Lê Vy, rfi