PDA

View Full Version : V́ sao Châu Phi thu hút giới đầu tư nước ngoài?


tonycarter
08-06-2014, 11:13
Từ năm 2000, Châu Phi thu hút nhiều giới đầu tư nước ngoài, trong đó, có rất nhiều nhà đầu tư đến từ các nước đang trỗi dậy. Nhật báo La Croix hôm 04/08/2014 quan tâm đến châu lục này và chạy tựa trên trang nhất : « V́ sao các quốc gia này đặt cược trên Châu Phi ? »

Theo nhật báo La Croix, báo cáo về triển vọng kinh tế Châu Phi được Hội nghị thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (Cnuced) công bố vào tháng Năm là một tin vui cho châu lục này. Báo cáo cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (IDE) vào Châu Phi có thể đạt đến con số kỷ lục là 80 tỷ đô la vào năm 2014, tăng trưởng trung b́nh có thể đạt 4,8% vào năm 2014 và tăng đến 5,7% vào năm 2015.

<table class="cms_table" align="center" width="100"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=645501&stc=1&d=1407323575 (http://www.ciisaigon.com/forum/attachment.php?attachmentid=144185&stc=1&d=1407296913)

Đại diện hàng chục nước châu Phi tại phiên khai mạc Diễn đàn kinh tế Châu Phi AGOA Forum mở ra tại Washington ngày 04/08/2014 nhân Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Châu Phi. REUTERS/Gary Cameron</td> </tr> </tbody></table>
Vốn đầu tư nước ngoài không đến từ các nước phát triển mà thường từ các quốc gia đang trỗi dậy. Đứng đầu danh sách chủ đầu tư là Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2011, đầu tư của các nước này lần lượt là 14 ; 11,9 và 10,4 tỷ euro.

Theo Roland Marchal, chuyên gia về Châu Phi tại Sciences-Po, Malaysia bắt đầu đầu tư vào Châu Phi rất sớm, từ năm 1990. Sau đó, Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến châu lục này vào năm 2000. Hai năm sau, Ấn Độ cũng nhanh chóng tấn công vào thị trường đầy tiềm năng của Châu Phi. Từ đó, một số nhà đầu tư từ các quốc gia mới trỗi dậy khác cũng đua nhau đổ vốn vào Châu Phi như Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chuyên gia Roland Marchal cho rằng, đầu tư của họ vẫn c̣n thấp v́ họ không có một trọng lượng kinh tế và ngoại giao bằng Trung Quốc.

Theo La Croix, mức độ đầu tư nước ngoài vào các quốc gia này cũng khác nhau. Trong đó, các quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú bị lăng quên như Nam Phi, Ghana, Maroc, Mozambic, Nigeria và Soudan. Tuy nhiên, theo quan sát của Amaury de Féligonde thuộc văn pḥng tư vấn cho Châu Phi, một số nhà đầu tư c̣n nhắm đầu tư cơ sở hạ tầng và khai thác sức tiêu thụ đang bùng nổ tại châu lục này.

Thế mạnh này có thể là cơ hội giúp kinh tế Châu Phi phát triển. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều vấn đề tồn đọng cần giải quyết tại châu lục này. Chuyên gia Roland Marchal nhận định, các quốc gia Châu Phi cần biết sử dụng hợp lư nguồn đầu tư. Ông giải thích : « Các quốc gia này thường chi tiêu mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, không biết được nhu cầu của dân chúng. Ví dụ, Tchad là nhà vô địch trong việc xây dựng đường xá nhưng vô bổ. Trường học cũng mọc lên như nấm trong khi chẳng có giáo viên để giảng dạy ».

TT Obama tiếp Châu Phi tại Washington để cản bước Trung Quốc

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các lănh đạo Châu Phi trong ṿng 3 ngày, trong nỗ lực cản bước Trung Quốc tại lục địa này. Đó là nội dung một bài viết khác trên tờ La Croix.

Theo La Croix, sự kiện chưa từng có này cho thấy là Mỹ đang dần coi trọng tiềm năng phát triển của châu Phi, chấm dứt những thập niên ch́m trong nghèo đói và kinh tế u ám.

Tuy thời sự gần đây về Châu lục này rất đáng buồn : từ mối đe dọa khủng bố (tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram bắt cóc, giết người tại Nigeria, …) đến các vấn nạn y tế (bệnh dịch Ebola) và an toàn hàng không, nhưng những khó khăn này không thể che khuất những thành tựu mà châu lục này đă đạt được, đặc biệt về kinh tế.

Chương tŕnh nghị sự của thượng đỉnh sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực kinh tế. Đỉnh cao của thượng đỉnh trong sẽ là buổi ăn tối được dự trù diễn ra vào ngày mai tại Nhà Trắng. Sự kiện này sẽ cho phép « Tổng thống Obama mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Châu Phi », như một mong muốn mà Mỹ đă nêu ra cách đây một năm tại Nam Phi. Đây được xem là một bước tiến mới đối với một Tổng thống Hoa Kỳ mặc dù có nguồn gốc Châu Phi nhưng lại dành rất ít thời gian cho châu lục này.

Nhân dịp này, ngoài ngân sách 7 tỷ đô la dành cho Châu Phi, chính phủ Mỹ c̣n đưa ra một chương tŕnh trao đổi cho phép 500 sinh viên Châu Phi 25-35 tuổi được sang Mỹ đào tạo trong ṿng 6 tuần.

Đối với nhiều nhà quan sát Hoa Kỳ, thượng đỉnh lần này nhằm cản trở sự lớn mạnh của Trung Quốc tại châu lục này. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định : « Từ năm 2005, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Châu Phi tăng gấp 30 lần và năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại ưu tiên của Châu Phi, che lấp đi Hoa Kỳ ».

Lê Vy, rfi