PDA

View Full Version : Những sự thật gây sốc về kền kền ăn xác thối


PinaColada
09-17-2014, 23:50
Người ta thường ghê tởm khi nhắc đến kền kền, nhưng đây lại là loài chim hữu ích. Và sự thực là kền kền không thích xác thối bằng thịt tươi.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/31.jpg
Kền kền là nhóm các loài chim nổi tiếng v́ tập tính ăn xác chết động vật. Nhắc đến chúng, mọi người thường có cảm giác ghê tởm, khinh ghét. Cụm từ "kền kền ăn xác thối" thường được dùng để chỉ một số người với thái độ khinh miệt.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/32.jpg
Chưa bao giờ kền kền có tiếng tốt, càng chưa bao giờ được xem là loài chim đáng yêu. Nhưng nếu gạt bỏ mọi thành kiến, bạn sẽ thấy thực ra kền kền đă bị ghét một cách oan uổng, v́ chúng là loài chim hữu ích.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/33.jpg
Bằng việc ăn các xác chết động vật, đối với môi trường sống, kền kền đóng vai tṛ những "công nhân vệ sinh" thu gom rác thải, để xác động vật không bị tiếp tục phân hủy làm lây lan dịch bệnh.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/34.jpg
Sau nhiều thế hệ thọc mỏ, chúi đầu sâu vào xác động vật chết để rỉa thịt, loài kền kền có phần đầu và cổ trụi lông. Điều này khiến chúng rất tiện lợi trong việc rỉa thịt, rỉa nội tạng và cũng dễ dàng làm sạch thân thể sau khi đă no nê.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/35.jpg
Trong các câu chuyện về kền kền, người ta thường kể loài chim này theo mùi xác chết thối rữa mà bay đến. Sự thật là không phải tất cả các loài kền kền đều thính mũi, kền kền đen có khứu giác cực kém.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/36.jpg
Người phát hiện ra điều này là nhà khoa học John James Audubon (1785-1851), người Mỹ gốc Pháp. Ông thí nghiệm làm giả xác một con hươu trên đồng cỏ, và bầy kền kền lao vào mổ ăn. Lần khác, ông đặt xác một con lợn chết bốc mùi giữa đồng cỏ nhưng phủ lá cây lên trên, bầy kền kền gần đó không hề phát hiện được "bữa tiệc thịnh soạn".

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/37.jpg
John James Audubon kết luận, loài kền kền đen kiếm ăn bằng cặp mắt tinh tường của chúng chứ không dựa vào khứu giác, vốn khá tệ.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/38.jpg
Phát hiện của Audubon bị giới khoa học dè bỉu, không tin. Họ đă làm lại thí nghiệm: đặt bức tranh vẽ một con cừu bị thương ra giữa đồng cỏ. Gần đó, họ giấu một đống thịt đang phân hủy dưới tấm gỗ nhỏ sao cho kền kền có thể lấy ăn. Kết quả, bầy chim lao vào mổ con cừu giả, trong khi đống thịt kia không hề bị chúng phát hiện.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/39.jpg
Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với kền kền đen. Các loài kền kền khác có khứu giác rất tốt, đủ để chúng dùng làm chỗ dựa khi t́m kiếm thức ăn. Cũng nhờ khứu giác tốt mà vào thập niên 1930, kền kền cathartes aura được các kĩ sư dầu mỏ ở Texas (Mỹ) sử dụng để phát hiện các kẽ nứt trên ống dẫn dầu.

http://intermati.com/pinacolada/2014/M09/D18/01/30.jpg
Dân gian tin rằng loài kền kền khoái nhất những cái xác động vật đă thối rữa. Thực tế th́ nếu được lựa chọn, chúng thích ăn thịt tươi hơn. Trừ khi quá đói, chúng không thích những cái xác đă để quá lâu.

V́ thích thịt tươi nên nó có thể giết chết những con thú bị thương hay bị bệnh (chúng hiếm khi tấn công một con thú khỏe mạnh). Chim non không được mẹ tha thịt về cho, mà chỉ được ăn thứ mà mẹ nôn ra từ diều.

Ở Ấn Độ, nơi có tục "thiên táng", để kền kền ăn thi hài người chết, loài chim này có một vai tṛ quan trọng. Tuy nhiên gần đây, số cá thể kền kền tại Ấn Độ đă giảm tới 95% do ngộ độc diclofenac, chất kháng viêm lưu cữu trong xác gia súc mà chúng ăn vào. Loài kền lền rất mẫn cảm với diclofenac, chất này khiến chúng bị tổn thương thận và chết. Hiện Ấn Độ đă cấm diclofenac và buộc giới chăn nuôi sử dụng chất thay thế khác.
Theo kienthuc.net.vn