PDA

View Full Version : Việt Nam được lợi ǵ khi mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ?


PinaColada
09-19-2014, 02:40
Theo các chuyên gia Nga, Việt Nam có thể được hưởng tín dụng tài trợ mua vũ khí khi mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

Một vài tháng trở lại đây, các phương tiện truyền thông bắt đầu loan báo về việc Ấn Độ đồng ư cho xuất khẩu tên lửa BrahMos. Một vài quan chức quân sự Ấn Độ cũng đă úp mở nói về khả năng xuất khẩu tên lửa này cho các nước Đông Nam Á.

Trước chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ đến Việt Nam, một số báo chí nước ngoài đă dự đoán nhiều khả năng hai nước sẽ kư những hợp đồng quốc pḥng lớn trong đó có nhiều khả năng bao gồm cả các thỏa thuận về việc mua tên lửa BrahMos.

Báo Tiếng nói nước Nga nói rằng: "Theo các phương tiện truyền thông Ấn Độ, tập đoàn liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos đang đàm phán hợp đồng bán tên lửa hành tŕnh do họ sản xuất cho Việt Nam".

http://luyenchuong.com/forum/attachment.php?attachmentid=514096&stc=1&d=1411094412
Tên lửa BrahMos do liên doanh Nga - Ấn phát triển.

Cũng theo tờ báo này, hiện tại tên lửa BrahMos gồm biến thể dành cho máy bay Su-30MKI, tàu chiến mặt nước và đất liền. Với biến thể phóng từ đất liền, BrahMos tương tự như hệ thống pḥng thủ bờ biển Bastion-P và chúng ta đă mua của Nga.

Điều này được các chuyên gia Nga phân tích: Hệ thống pḥng thủ bờ biển Bastion-P mà Việt Nam mua của Nga sử dụng tên lửa Yakhont là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Onyx. Tên lửa BrahMos - sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ cũng là một phiên bản của Onyx. Do đó đặc thù hai tên lửa này có những điểm tương đối giống nhau.

Cũng theo các chuyên gia Nga, trong không quân Ấn Độ được cài đặt trên máy bay Su-30MKI. Nếu Việt Nam muốn khai thác loại này cho không quân th́ phải hiện đại hóa máy bay Su-30MK2V. C̣n nếu khai thác cho hải quân th́ hiện Việt Nam chưa có loại tàu nào phù hợp với tên lửa này. Do vậy, nếu việc đàm phán mua bán giữa Ấn Độ và Việt Nam thành công th́ khả năng lớn nhất là phiên bản tên lửa BrahMos đặt trên đất liền để chống hạm.

Đến đây sẽ phát sinh câu hỏi: V́ sao Việt Nam lại muốn sở hữu hai loại tên lửa chống hạm không đồng bộ như vậy?

Điều này được giải thích là trong khi các hợp đồng bán tên lửa đối với Nga mang tính kinh doanh thuần túy th́ trái lại với Ấn Độ đó c̣n là vấn đề chính sách đối ngoại. Ấn Độ đă xác định và coi trọng chính sách "Hướng Đông" với trọng tâm vào các nước Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng.

Bởi vậy, có khả năng Việt Nam sẽ được đề xuất những điều kiện hợp đồng đặc biệt chẳng hạn như mở tín dụng tài trợ hợp đồng bán vũ khí.

Việc sở hữu tên lửa BrahMos sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực pḥng thủ bờ biển đáng kể. Theo chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, trong trường hợp thương lượng thành công, Việt Nam sẽ sở hữu các tên lửa hành tŕnh siêu âm mạnh với khả năng tấn công tàu hoặc mục tiêu của đối phương trên mặt đất ở cự ly tới 300 km.

Thêm vào đó, hiện chúng ta mới chỉ có 2 hệ thống Bastion-P trong khi bờ biển Việt Nam dài hơn 3000 km và vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu cây số vuông. Theo một số phương tiện truyền thông trong nước nhận định Việt Nam cần thêm 2 hệ thống Bastion-P nữa mới lấp hết các khoảng trống.

Tuy vậy, mấy năm trở lại đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Việt Nam không có điều kiện mua sắm lớn như thời kỳ 2008, 2009. Trong bối cảnh đó, nếu điều dự đoán của chuyên gia Nga là sự thực - nghĩa là Ấn Độ sẽ mở tín dụng tài trợ cho Việt Nam mua BrahMos th́ đó là một điều rất tốt.

Mặt khác, việc quá phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí của một nước sẽ khiến chúng ta bị bất lợi và dễ bị áp đặt các điều kiện khó khăn. Bài học cuộc chiến 1982 giữa Anh và Arghentina đă cho thấy rơ sự tai hại của việc phụ thuộc vũ khí vào nước ngoài. Arghentina v́ phụ thuộc vào một loại tên lửa chống hạm của Pháp đă trở nên yếu thế sau khi Anh và Pháp đi đêm với nhau để cắt nguồn cung loại tên lửa này.

Do đó, Việt Nam xem xét mua tên lửa hoặc vũ khí nói chung của nhiều nước là để đa dạng hóa nguồn cung, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung của Nga.

Trần Vũ
Theo www.nguoiduatin.vn