PDA

View Full Version : Trung Quốc đề cao pháp trị và pháp quyền


Hanna
10-24-2014, 06:38
Nội dung chính của Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 là cai trị đất nước bằng pháp luật.<table class="picture" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td class="pic">http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=678472&stc=1&d=1414132675
</td></tr><tr><td class="caption" style="text-align: center;">Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến ngày 23/10/2014.

</td></tr></tbody></table>
Theo tin tức từ Tân Hoa Xă, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 đă được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến ngày 23/10/2014.
Một thông cáo đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh rằng mục tiêu tổng thể của việc thúc đẩy pháp quyền là thiết lập một hệ thống "các quy tắc xă hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc" và xây dựng đất nước theo quy tắc "pháp quyền xă hội chủ nghĩa”.
Đây là lần đầu tiên một hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương CPC đặt vấn đề pháp quyền làm chủ đề thảo luận trọng tâm.
Theo thông cáo, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 đă thông qua một nghị quyết của Ủy ban Trung ương CPC về "vấn đề chính liên quan đến việc thúc đẩy toàn diện pháp quyền" và nghe báo cáo công tác của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương CPC.
Hội nghị này cũng thông qua các quyết định trước đây của Ủy ban Trung ương CPC khai trừ khỏi đảng 5 quan chức cấp cao - bao gồm Li Dongsheng, Jiang Jiemin, Wang Yongchun, Li Chuncheng và Wan Qingliang - và tướng Yang Jinshan. Ba trong số 6 người bị khai trừ đảng nói trên có Li Dongsheng, Jiang Jiemin và Yang Jinshan là ủy viên Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 18.
Cải cách pháp lư và đề cao pháp trị
Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Trung ương CPC tuyên bố cải cách pháp lư nhằm mục đích để cho các thẩm phán độc lập hơn trong việc ra phán quyết và hạn chế ảnh hưởng của các quan chức địa phương đối với quá tŕnh tố tụng xét xử.
Theo thông cáo, Trung Quốc sẽ phát triển một thể chế trong đó các quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ can thiệp vào quá tŕnh tố tụng. Các quan chức sẽ bị “vạch mặt, chỉ tên” công khai, nếu họ t́m cách gây ảnh hưởng hoặc can thiệp trực tiếp đến hoạt động tư pháp và “gây hại cho công bằng xă hội”.
Giáo sư Ma Huaide, phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật của Trung Quốc, lưu ư rằng đây là lần đầu tiên CPC triệt để cấm các quan chức, cả trung ương lẫn địa phương, can thiệp vào ngành tư pháp và tuyên bố sẽ qui trách nhiệm đối với những ai vi phạm. Ông nói thêm: "Thông qua việc bảo đảm cho các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, không chịu ảnh hưởng của các mệnh lệnh hành chính, của các mối quan hệ cá nhân hoặc tiền bạc…công chúng mới có thể cảm nhận được sự công bằng và công lư trong quá tŕnh tố tụng".
Các thẩm phán và công tố viên sẽ phải chịu trách nhiệm suốt đời đối với các vụ án đă xét xử và việc tham gia của công chúng trong quá tŕnh tố tụng xét xử sẽ được đảm bảo.
Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 18 cũng nhấn mạnh Hiến pháp là "cốt lơi" của hệ thống tư pháp xă hội chủ nghĩa. Cuối năm 2012, Tổng Bí thư CPC Tập Cận B́nh nhấn mạnh rằng "không có tổ chức, cá nhân nào có quyền đứng trên Hiến pháp pháp luật và mọi sự vi phạm Hiến pháp pháp luật phải được điều tra”.
Thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 4 cũng tuyên bố đặt việc thực thi tuân thủ Hiến pháp dưới sự giám sát của Quốc hội. Thông cáo nêu rơ Quốc hội Trung Quốc và Ủy ban thường vụ Quốc hội phải đóng vai tṛ hữu hiệu hơn trong việc giám sát thực thi Hiến pháp.
“Tập Cận B́nh và những mâu thuẫn nội tại”
Theo giới quan sát, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 18 là cơ hội giúp Tổng Bí thư Tập Cận B́nh củng cố quyền lực, gạt bỏ các đối thủ đáng gờm có chân rết sâu rộng và đưa những người thân cận vào các vị trí trọng yếu, đặc biệt trong Quân ủy Trung ương.
Với chủ trương “cai trị đất nước bằng pháp luật” để bảo toàn ổn định xă hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng các định chế pháp luật như viện kiểm sát, ṭa án, các nhà làm luật để tiếp tục củng cố chế độ hiện hành.
Trong bài viết “Tập Cận B́nh và những mâu thuẫn nội tại”, báo Le Monde viết rằng tại một đất nước “xă hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”, vấn đề là phải “thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng một hệ thống điều hành bằng luật”.
Theo báo Le Monde, rơ ràng Trung Quốc rất cần một khung pháp lư vững chắc để có thể khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời lại phải khôi phục uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn bị xói ṃn bởi vấn nạn tham nhũng. Chủ tịch Tập Cận B́nh cho rằng cần phải đánh thẳng, đánh mạnh tệ nạn tham nhũng. Và ông đă đánh mạnh và đánh rất cao. Hơn 5.000 đảng viên quan trọng, trong tổng số 80 triệu đảng viên, đă bị trừng phạt và cách chức. Trong số đó có khoảng 50 người là quan chức cao cấp, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các bộ hay có cấp bậc cao trong quân đội và ngành an ninh.
Đương nhiên, chiến dịch “đánh hổ, đập ruồi” của ông Tập Cận B́nh cũng gây ra những căng thẳng nội bộ. Điều này cũng buộc ông Tập phải ra sức củng cố quyền lực đến mức đang dần xa rời cách thức “lănh đạo tập thể” so với những người tiền nhiệm.
Chuyên gia Valerie Niquet, phụ trách Ban Châu Á của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (Pháp), cũng cho rằng ông Tập Cận B́nh muốn xem xét lại cách thức “lănh đạo tập thể” vẫn được áp dụng cho đến hiện nay v́ ông hiện đang ở một vị thế rất mạnh.
Theo bà Niquet, chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập Cận B́nh khởi xướng lại không nằm trong một khuôn khổ pháp lư độc lập. Do vậy, có một số vấn đề nẩy sinh như cuộc chiến chống tham nhũng cũng được sử dụng để gạt bỏ các phe phái, đối thủ ḱnh địch. Cuộc chiến chống tham nhũng cũng có thể gây bất lợi cho ổn định chính trị, bởi v́ Chủ tịch Tập Cận B́nh đang tạo ra nhiều đối thủ mới trong đảng.
vnn

eaglevn
10-24-2014, 13:33
Thấy cái búa đập đầu và caí liềm cắt cổ là kinh rồi.