PDA

View Full Version : Quan chức Việt ‘không thích đùa’?


Romano
10-24-2014, 14:27
Các báo Việt Nam hôm 23/10 chỉ đăng tin thật ngắn gọn:
“Thanh tra Bộ TT&TT đă quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet v́ đă có hành vi xúc phạm danh nhân khi đăng bài viết “Nhất quỷ nh́ ma thứ ba học tṛ” hôm 8-10 trên trang thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn.”http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=678563&stc=1&d=1414160845
<figure class="media-landscape full-width has-caption"> <figcaption class="media-caption"> Hoàng tế Philip xem tranh biếm họa cười cả chính vợ ông, Nữ hoàng Elizabeth II </figcaption></figure>“Một vi phạm khác của trang này là không thực hiện trích dẫn nguồn tin chính thức theo quy định tại một số tin, bài. Theo quyết định, Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet bị phạt 55 triệu đồng; trang 2sao.vn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong thời hạn ba tháng.”
Tin vui cho nghề báo Việt Nam là bài trên có nhiều cơ hội được vào các sách dạy làm báo trên thế giới, ở mục ‘Các ví dụ tin khô khan, thiếu nội dung’.
V́ nếu không t́m lại các nguồn khác, không ai có thể hiểu câu chuyện là ǵ, báo đă xúc phạm danh nhân nào, theo điều luật nào?
Nhưng t́m hiểu một chút th́ người ta lại thấy sự ly kỳ đến từ phần ‘tin ẩn’, cứ như là báo chính thống ở Việt Nam rất thích trêu bạn đọc, toàn nêu tin khó hiểu để kích thích người ta phải nhấp chuột liên tiếp đi t́m kiếm trên mạng.
Trang www.2sao.vn bị phạt v́ có bài chụp nhiều h́nh ảnh từ sách giáo khoa bị học sinh ở Việt Nam vẽ bậy thêm vào, chắc để giết thời gian trong các giờ học buồn tẻ.
Trong số rất nhiều h́nh đó, ngoài Thuư Kiều, các nhà thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Đ́nh Thi, chí sỹ Phan Bội Châu, văn hào Nga Maxim Gorki, nhà soạn nhạc Ba Lan Frederic Chopin và nhiều nhân vật khác c̣n có hai ông Marx và Engels.
Chỉ là cho vui

<aside class="pullout"><aside class="quote"> Cuộc sống văn hóa của một quốc gia gồm các phần thiêng liêng nhưng cũng không thể thiếu phần châm chọc, nhạo báng, hư họa
</aside>
</aside>Có vẻ như các h́nh ảnh này đă được nhà báo chọn lọc đưa lên nên không có ǵ tục tĩu.
Ví dụ nàng Kiều th́ chơi keyboard trước một bàn máy tính, cụ Phan Bội Châu th́ đeo đôi tai nghe rơ to, ông Marx th́ ṿng tay bế ông Engels mặc váy đang nhảy múa như vũ nữ ballet.
Một bức khác th́ có Marx múa súng.
So với những ǵ tôi biết hồi đi học phổ thông ở Việt Nam th́ các bức tranh này cũng không có ǵ là quá kinh khủng.
Những giờ học buổi trưa hiu hiu gió nhẹ giữa trời nắng nóng thường khá buồn ngủ, và các học sinh nam có chút khiếu vẽ, đầu óc hài hước nào mà không ngoáy bút vẽ hươu vẽ vượn?
Ngay cả đến giờ, chuyện quan chức, đại biểu quốc hội không chỉ ở Việt Nam ngủ gật khi họp hoặc chơi game trên điện thoại, trên máy tính bảng cũng chẳng hiếm.
Chúng ta đi làm cũng vậy. Tôi biết có một đồng nghiệp khi họp luôn vẽ các h́nh kỷ hà vào sổ tay, và con số h́nh vuông, tṛn, có các họa tiết dọc ngang cứ lớn dần cùng độ dài của cuộc họp.
Nhưng ở Việt Nam lại có chuyện ‘nâng lên thành quan điểm’.
Việc đời thường là vài ba học sinh vẽ râu vẽ súng cho các nhân vật lịch sử như Marx và Engels mà ở châu Âu người ta coi là đă đi vào dĩ văng trị bỗng trở thành câu chuyện nghiêm trọng cho truyền thông.
Tất cả cũng chỉ v́ ở Việt Nam không công nhận một phần rất quan trọng của văn hóa nhân loại là vẽ tranh biếm họa về các nhân vật lịch sử và chính trị.
Một số báo có mục tranh biếm họa nhưng chỉ phê 'quan tham', chỉ 'chống lăng phí' chung chung mà né tránh đả động đến các nhân vật có tên tuổi cụ thể.
Trong khi ở nước người ta, họ không chỉ vẽ linh tinh trên sách vở mà c̣n đăng h́nh trên báo và đem ra triển lăm.
Tự cười ḿnh cũng là một thứ nhân quyền cần được cổ vũ, nuôi dưỡng v́ nó làm cuộc sống nhẹ nhàng, khoẻ mạnh và công bằng hơn.
Hoàng gia Anh thậm chí c̣n làm người bảo trợ cho các triển lăm tranh biếm họa về chính họ.
Hoàng tế Philip, chồng của Nữ hoàng Elizabeth II từng đến khai mạc pḥng tranh biếm hoạ ở Mall Galleries, London, nơi h́nh bà Nữ hoàng cũng là đối tượng của ng̣i bút châm biếm.
Các chính trị gia đương chức hay đă về hưu có khi c̣n buồn khi không được giới nghệ sỹ châm biếm đả động tới.
Cũng trong h́nh trong bài, bạn có thể thấy h́nh nhạo 'tài đàn' của ông Tony Blair khi đang làm thủ tướng do Dave Brown vẽ năm 2006, khi ông Blair c̣n cầm quyền.
Cuộc sống văn hóa của một quốc gia gồm các phần thiêng liêng nhưng cũng không thể thiếu phần châm chọc, nhạo báng, hư họa.
Ở quốc gia châu Á là Ấn Độ, thủ tướng Narendra Modi cũng 'được vào' tranh biếm họa và chuyện đó là rất b́nh thường.
Để tránh xảy ra chuyện không vui chút nào như cấm báo, phạt trang tin tức, Việt Nam nên cho mở các pḥng tranh biếm họa để phát triển mảng văn hóa này.
Tôi không nghĩ các lănh tụ cách mạng Phương Tây như Marx, Engels, những người đều từng sống ở Anh, lại xa lạ với tranh biếm họa.
Họ không phải các giáo sỹ hà khắc ở Ả Rập Saudi đ̣i cấm đủ thứ và phạt nặng mọi hiện tượng tự họ độc quyền cho là xúc phạm tôn giáo.
Cả hai ông đều từng viết báo nên chắc sẽ rất buồn nếu biết ở xứ Việt Nam xa xôi, sang thế kỷ 21 rồi mà vẫn có đồng nghiệp ‘gặp nạn’ chỉ v́ đăng tải lại tranh của học sinh vẽ nghịch ngợm, vô thưởng vô phạt về họ.
bbc