PDA

View Full Version : Việc nh́n nhận của người Việt về sự thống trị của người Trung Hoa trong quá khứ


Hanna
10-24-2014, 19:28
Một độc giả có hỏi : Ư niệm cho rằng thời gian một ngàn năm khi đồng bằng sông Hồng là mộ bộ phận của các đế chế “Trung Hoa” khác nhau có thể được nh́n nhận như là cái ǵ đó đại loại như “một ngàn năm bị người Trung Hoa thống trị” [xuất hiện] ở đâu ? Đó là một câu hỏi thú vị bởi v́ trong các văn bản lịch sử của người Việt từ trước thế kỷ 20, thời kỳ này đơn giản được gọi là thời kỳ “Bắc thuộc”, một từ không có những ư nghĩa như là “thống trị” hay “thực dân” – những nghĩa sẽ được gắn với giai đoạn đó ở thế kỷ XX.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=678753&stc=1&d=1414178862
Vậy cái nh́n quá khứ đó đến từ đâu ?
Tôi vẫn chưa chắc chắn, nhưng tôi thấy quá khứ được tŕnh bày theo cách đó trong một cuốn sách xuất bản năm 1910 có tên Bận rộn ở An Nam (On & off duty in Annam) của Gabrielle M.Vassal, bà vợ người Anh của một bác sĩ quân y người Pháp ở Đông Dương từ 1907 đến 1910. Khó để xác quyết Vassal đă lấy tri thức về lịch sử Việt Nam từ đâu. Có những khía cạnh trong đó ngày nay đă không c̣n được tin nữa, nhưng là điều đă được nhiều tác giả người Pháp khác nhau viết cho đến lúc bấy giờ – chẳng hạn thuyết cho rằng người Việt là bộ phận của một chủng tộc có dấu hiệu đặc trưng là ngón chân cái choăi ra (Giao Chỉ), và ư tưởng cho rằng đă có hai nhóm dân ở đồng bằng sông Hồng vào thời cổ đại cạnh tranh với nhau (một số tác giả người Pháp đă diễn giải câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh theo cách này).


Tuy nhiên, có những ư tưởng khác mà Vassal có mà có vẻ như là hoặc sự sáng tạo của chính bà (như ư tưởng của bà rằng triều Hồng Bàng đă cai trị nước “Quỷ” [những con quỷ ngoại lai], một cách diễn giải thú vị ư nghĩa tên của đất nước huyền thoại Xích Quỷ). Dù sao, chúng ta hăy xem điều mà viết về thời sơ sử của người Việt, hay “người An Nam”, như bà gọi.
“Người An Nam là hậu duệ của người nước Giao Chỉ – từng được thiết lập ở miền Nam Trung Quốc. Giao Chỉ có nghĩa là ngón chân cái choăi ra ; đây là một nét riêng biệt mà người An Nam chưa đánh mất, và cái giúp họ sử dụng ngón chân cái của họ theo một cung cách khéo léo nhất. Nước Giao Chỉ có thể được lần ngược tới thời cổ đại xa xôi nhất. Gần 3000 năm trước thời đại chúng ta, họ đă chiếm cứ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Kỳ. Một hoàng tử Trung Hoa đă gửi con trai ḿnh là Lộc Tục xuống cai trị Giao Chỉ. Đó là gốc gác của triều Hồng Bàng, triều đại cai trị nước Quỷ (những con quỷ ngoại lai) đó khoảng hơn 2000 năm. Chỉ đến thế kỉ III trước Công lịch chúng ta mới có thể thấy rơ thời đại truyền thuyết đó.
Lúc bấy giờ những cuộc đấu đá nội bộ đă chia nước Giao Chỉ ra làm hai phần : nước Văn Lang cho những người ở đồng bằng và hạ du, nước Thái cho những người ở miền đồi núi. Trung Quốc nắm cơ hội đó thiết lập một triều đại mới của người Trung Hoa. Vào năm [nào đó] trước Công lịch, nó đă xâm chiếm nước này và giữ quyền cai trị cho đến năm 968 sau Công lịch. Người An Nam v́ vậy chịu sự cai trị của các quan lại Trung Quốc, những người giáo đưa họ đến với nền văn minh Trung Hoa trong hơn một thiên niên kỉ. Văn học và mă luân lí của Khổng Tử đă định h́nh rơ tư tưởng và tôn giáo của người An Nam. Việc tinh thần dân tộc của họ vẫn sống được khẳng định từ thời này qua thời khác trong những cuộc khởi nghĩa liên tục và những cuộc nổi dậy anh hùng chống lại những kẻ xâm lược họ. Từ năm 39 đến 36 trước Công lịch, một phụ nữ An Nam, sau khi tuyên bố độc lập cho nước ḿnh, đă đánh bật người Trung Quốc ra [khỏi An Nam] một thời gian, và cai trị dưới vương hiệu Trưng Vương. Nhưng t́nh h́nh không c̣n như vậy ở giữa thế kỉ X khi người nước ngoài bị đánh đuổi và triều đại dân tộc đầu tiên được thiết lập” (5-6).




Rồi Vassal tiếp tục nói về người Chăm và những dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, hay dân tộc mà bà gọi là “Mọi” (Mois) như sau :
“Tự cầm đầu một đội quân 260.000 người, [Lê Thánh Tông] tấn công vào kinh đô của người Chăm và tiêu diệt họ. Trong 15 thế kỉ, người Chăm đă định cư ở một phần lớn của nước An Nam. Với tư cách là đại diện của nền văn minh Hindoo, họ đă để lại những công tŕnh đáng chú ư gợi nhớ quá khứ huy hoàng của ḿnh. Chỉ một số ít người sống sót hiện vẫn ở đó. Sự huỷ diệt nhanh chóng một chủng tộc văn minh và mạnh mẽ này của người An Nam là một vấn đề bắt nguồn từ lợi ích tối thượng”.
Người Mois, mặt khác, đă sống sót qua những nhiễu loạn và những cuộc cách mạng trong lịch sử của đất nước. Dạt về phía những vùng rừng núi xa xôi của An Nam, họ đă giữ lại được những tập tục thời nguyên thuỷ của ḿnh. Một bộ sưu tập không thống nhất những bộ tộc khốn khổ có thể được t́m thấy ở đó, những người đă dâng hiến tất cả cho t́nh yêu tự do của ḿnh. Ở tất cả các sự kiện, họ đă thành công trong trong việc chiếm giữ những vùng nội địa mênh mông, thứ tài sản mà những láng giềng của họ thấy không đáng chiếm giữ khi tranh chấp với họ” (7).


Cách miêu tả quá khứ của Vassal phản ánh rất nhiều cách mà những người châu Âu có học nh́n nhận thế giới lúc bấy giờ (cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20), cái giai đoạn quan mà chúng ta có thể gọi là thời ḱ đỉnh cao của chủ nghĩa đế quốc. Câu chuyện về “các dân tộc” và “các chủng tộc” đă chiến đấu v́ “tự do” hoặc đối diện với “sự hủy diệt” hay “thống trị”, và sự đối lập giữa các dân tộc “văn minh” và “nguyên thủy” là những biểu ngữ thuộc về thế giới quan của Tiến hóa luận xă hội đương thời. Chúng ta không thể thấy cái quá khứ được tŕnh bày như thế trong các văn bản do người Việt viết trước thế kỉ 20. Tuy nhiên, trong thế giới phương Tây lúc bấy giờ, người Trung Quốc thường được miêu tả bằng những lời lẽ tiêu cực, và được nh́n nhận như là đang lăm le giày xéo các vùng khác nhau bên ngoài Trung Quốc, như Philippines, Mỹ và Hawai :
“Nỗi lo sợ về một cuộc xâm chiếm của người châu Á không phải là một con ngáo ộp cũng không phải là một sự mê tín. Nó là một nguy cơ đe doạ và hiện hữu. Kỉ nguyên mới của Trung Quốc có nghĩa là kỉ nguyên của sự di cư một phần trong hàng triệu người đông đúc của nó. Tổ ong Mông Cổ tụ thành bầy. Chúng ta phải đuổi họ khỏi Mỹ hoặc họ sẽ tàn phá nền văn minh của chúng ta như những con châu chấu tàn phá mùa màng” (Hawaii và người Trung Quốc, The San Francisco Call, October 24, 1897, page 6).


Vassal không có một cái nh́n tiêu cực như thế về người Trung Quốc, nhưng những b́nh luận trung tính của bà vẫn miêu tả người Trung Quốc như là có khả năng giày xéo đất nước ngoài, như Việt Nam :
“Người Trung Quốc cứ tự nhiên rất nhiều ở Đông Dương, sau nhiều thế kỉ họ giành được một vị trí hiếm có ở đây, và được gọi bằng một danh hiệu tôn trọng là “cai-chu” (các chú) (*). Trong tương quan với người An Nam, họ, như lợi thế họ có được, đều tỏ ra vượt trội một kín đáo hoặc xấc láo. Trừ ở Bắc Kỳ, họ nắm giữa toàn bộ hoạt động buôn bán nhỏ. Họ là những chủ hiệu vô địch, hiến ḿnh cho công việc, thong minh, trung thực, và rất là đoàn kết với nhau. Họ không cày cấy ở đồng lúa, nhưng họ giữ độc quyền buôn bán gạo, xây dựng các nhà máy để xát lúa, thuê tàu để xuất khẩu nó… Họ có lẽ là những kẻ thực dân tốt nhất ở Đông Dương, và là những người kiếm được lợi lớn nhất. Có thể không có đ̣i hỏi phải đuổi họ trong hiện tại như người Mỹ đă làm ở Philippines (Đạo luật cấm người Trung Quốc). Người Pháp chỉ đơn thuần hạn chế sự nhập cư của người Trung Quốc bằng cách tăng các loại thuế về the Celestials, để tái thiết lập lại sự hài hoà để ủng hộ người An Nam” (3).


Nói khác đi, theo Vassal, chỉ nhờ việc đánh thuế người Trung Quốc của người Pháp (và sự miễn cưỡng đóng thuế của người Trung Quốc) mà Đông Dương không bị người Trung Quốc tràn lấn, có liên quan đến việc làm nghiêng sự cân bằng chống lại người An Nam. Thêm nữa, Vassal không đưa ra bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy người Việt Nam cảm thấy bất cứ sự thù oán nào với người Trung Quốc. Bà đưa ra những ví dụ ở phần sau của cuốn sách (157-158) về việc người Trung Quốc đă thành công thế nào lúc bấy giờ trong việc khiến người Việt Nam đánh bạc mất sạch tiền, và bà nhiều lần cho thấy qua cuốn sách của ḿnh việc người Trung Quốc đă làm thống trị như thế nào về kinh tế, nhưng bà không đề cập đến bất ḱ sự oán giận nào đối với người Trung Quốc v́ bất kỳ việc ǵ như thế.
Cái nh́n của Vassal dĩ nhiên chỉ là một cái nh́n. Tuy nhiên, tôi nghĩ dễ dàng nhận ra việc làm thế nào bà có xu hướng nh́n nhận quá khứ theo cách đó. Bà đang sống trong một thế giới mà những vùng đất đang bị xâm chiếm và thực dân, và bà sống ba năm ở một thuộc địa của Pháp, nơi mà bà bị vây quanh bởi những chứng cứ cho thấy sự thống trị về kinh tế của người Trung Quốc. Thêm vào đó là một thực tế Tiến hóa luận xă hội là một thế giới quan phổ biến lúc bấy giờ, và tôi nghĩ dễ hiểu được việc những người như Vassal sẽ nh́n sự thống trị của người Trung Quốc trong quá khứ của Việt Nam như thế nào. Về việc người Việt Nam rốt cuộc đi đến nh́n nhận sự thống trị của người Trung Quốc trong quá khứ như thế nào, tôi vẫn chưa chắc chắn, khi mà một năm sau khi Vassal xuất bản cuốn sách của ḿnh, học giả Việt Nam Ngô Giáp Đậu đă viết về vai tṛ của người Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam rất khác.
❀ ❀ ❀ ❀ ❀
Chú thích :
(*) Độc giả Riroriro cho biết : “Cai-chu”, [hiểu là] chú có lẽ là bị hiểu nhầm – “cai-chu” đọc Nôm là “cách chú”, c̣n Hán-Việt là “khách trú” ( khách [客] trú [駐] ) có nghĩa là “người khách tạm thời”, chứ không có ư tôn trọng ǵ cả ; “trú” đồng âm với “chú” (nghĩa Nôm là “chú”).

vk