Log in

View Full Version : Nạn hành quyết của IS đẩy người Iraq xuống vực sâu trầm cảm


Hanna
10-29-2014, 07:46
Trầm cảm, rối loạn tâm lư là t́nh trạng phổ biến trong cộng đồng người Yazidi ở Iraq hiện tại, khi họ phải chứng kiến những màn hành h́nh và thảm sát tàn bạo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.

http://intermati.com/hanna/2014/10m/29d/7.jpg

Người thân đưa Wanza Haji, 19 tuổi, tới bệnh viện sau một cơn sang chấn tâm lư khiến cô rơi vào t́nh trạng bất động. Mới đây, cha Wanza vừa tự tử. Ảnh: Al Jazeera.

Haji Umar, cựu trung sĩ trong quân đội Iraq, và thành viên của cộng đồng thiểu số Yazidi, nằm xuống cát cháy xém. Umar nhặt điện thoại lên, hé bờ môi nứt nẻ để nói chuyện cùng cô con gái Wanza, 19 tuổi. Nỗi đau đớn trong cơ thể người ông trở nên cùng cực. Umar nói lời chào vĩnh biệt con gái, gác máy rồi gí khẩu súng vào đầu.

Một tháng sau, Wanza nằm trên giường bệnh, kiệt sức v́ đau buồn. Đôi mắt Wanza t́m kiếm khuôn mặt tiến sĩ Haitham Abdalrazak đang đứng cạnh đó, nhưng cơ thể cô cứng nhắc, không cử động được.

Gia đ́nh Wanza chạy khỏi ngôi làng gần núi Sinjar vào một ngày đầu tháng 8, khi các tay súng Nhà nước Hồi giáo IS tấn công vào khu vực này. Sau khi đưa 8 người con tới nơi an toàn ở khu vực người Kurd thuộc Iraq, bố của Wanza trở về núi Sinjar để bảo vệ ngôi làng, chống lại IS.

"Anh ấy tốt bụng nhưng vội vàng khi đưa ra các quyết định. Anh tôi không thể chịu nổi nỗi đau mà những người quanh ông phải trải qua", Ilyas Alman, em trai ông Umar và chú của Wanza, vừa nói vừa lau nước mắt bằng chiếc khăn màu cam.

Umar được chôn ở nơi ông ngă xuống, gần núi Sinjar, nhưng lễ tang của ông lại diễn ra tại một ngôi trường đông đúc, nơi gia đ́nh ông hiện sống.

Hồi tháng 8, các tay súng IS thực hiện cuộc thảm sát cướp đi sinh mạng của hàng trăm người Yazidi với lư do cộng đồng thiểu số này tôn thờ ma quỷ. Có tới 2.500 phụ nữ và trẻ em bị bắt đi, hàng chục ngh́n người phải rời bỏ nơi này, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.

http://intermati.com/hanna/2014/10m/29d/8.jpg

Tiến sĩ Haitham Abdalrazak, bác sĩ duy nhất ở Bệnh viện đa khoa Zakho, tư vấn cho một phụ nữ Yazidi trẻ bị chấn thương tâm lư. Ảnh: Al Jazeera.

Kể từ khi cuộc khủng khoảng diễn ra, những ca rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lư (PTSD) và trầm cảm giống như trường hợp của Wanza tấn công cộng đồng người Yazidi.

Gia đ́nh Wanza là một phần trong khoảng 300.000 người Yazidi mất nhà cửa đang sống ở khu vực của người Kurd, nhiều người trong số này hiện tá túc trong những khu trại, những ngôi nhà hay trường học bỏ hoang.

Giữa trưa ở Bệnh viện Đa khoa Zakho, các bệnh nhân tập trung rất đông ở dăy hành lang chật hẹp phía ngoài pḥng làm việc của tiến sĩ Abdalrazak. Ông ước tính có hơn 70% người Yazidi ở thành phố nhỏ Zakho, thuộc tỉnh Dohuk, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đang phải chịu chấn thương. Với vẻ mặt nghiêm túc, tiến sĩ Abdalrazak cho hay khoảng 20% bệnh nhân của ông nghĩ tới việc tự tử và 5% đang cố làm vậy.

"Khi bạn cảm thấy rằng đồng bào ḿnh trở thành mục tiêu, khi IS muốn giết tất cả họ, bạn sẽ cảm thấy sợ hăi. Bạn không thấy an toàn nữa", Al Jazeeradẫn lời tiến sĩ Abdalrazak nói.

Bác sĩ nh́n Wanza một lần nữa, gập cẳng tay bệnh nhân lại để kiểm tra phản xạ trước khi trả lại cô.

Nahla Haji, 29 tuổi, là bệnh nhân tiếp theo. Cô ngồi khom lưng trên ghế trong pḥng bác sĩ Abdalrazak, đôi mắt nh́n chăm chú phía sau chiếc khăn mỏng màu nhợt nhạt. Hôm qua, cô vừa ở trong pḥng cấp cứu, đau đớn v́ những hồi tưởng.

"Tôi sợ hăi và lo lắng. Đây là lần thứ hai tôi cảm thấy như vậy", Haji nói. "Tất cả suy nghĩ của tôi là hướng về bạn bè đang mất tích và những ngôi làng bị IS chiếm đóng. Dù đă cố gắng nhưng thậm chí vào ban đêm khi ngủ, tôi vẫn nh́n thấy nhiều điều trong mơ".

Amr Yousif là anh em họ của Nahla Haji và hôm nay cũng theo cô đi khám bệnh. Yousif vẫn không thể quên được kư ức kinh hoàng khi những tay súng IS vứt bỏ thi thể găm đầy đạn của người họ hàng của anh trước khi chúng rời khỏi thị trấn. Người thân ấy của Yousif đă từ chối cải sang đạo Hồi.

Nahla và Yousif hiện sống trong ṭa nhà của một ngôi trường bẩn thỉu và đông đúc, nơi cuộc chiến giữa các gia đ́nh nổ ra thường xuyên.

Theo tiến sĩ Abdalrazak, cả Wanza và Nahla đều cần phải được điều trị và học các kỹ năng chống lại sự lo lắng khi đối mặt với kư ức.

Gia đ́nh Wanza không có tiền để tới bệnh viện khám thường xuyên. C̣n với Nahla, bác sĩ Abdalrazak đưa cho cô đơn thuốc chống trầm cảm nhưng không lâu sau khi cô trở lại, trạm phát thuốc lại hết thuốc miễn phí. Ông đành kê một đơn khác, loại thuốc ít tác dụng hơn.

Cách đây không lâu, một phụ nữu trẻ trốn thoát khỏi Sinjar, đến pḥng khám của ông Abdalrazak cùng chồng sắp cưới. Cô không biết gia đ́nh ḿnh ở đâu sau khi IS tấn công vào thị trấn của cô hồi đầu tháng 8. Em gái cô cũng bị nhóm này bắt cóc.

http://intermati.com/hanna/2014/10m/29d/9.jpg

Nhiều gia đ́nh Yazidi hiện phải sống trong những ngôi trường học chật chội, bẩn thỉu. Ảnh: Al Jazeera.

Người phụ nữ này không chịu đựng được việc không biết chuyện ǵ xảy ra với thân nhân của ḿnh và muốn tự sát. Cô đang phải chịu đựng PTSD, nhưng chồng sắp cưới đă giúp cô.

"Khi bệnh nhân cảm thấy căng thẳng hoặc buồn, hôn phu của cô sẽ mang điện thoại của anh ấy ra, cho cô nghe những bài hát hay về t́nh yêu. Anh ấy nói với hôn thê rằng tất cả mọi chuyện rồi sẽ ổn, và không quên hứa 'anh sẽ sớm kết hôn với em', bác sĩ Abdalrazak kể.

Bệnh nhân trên thường xuyên tới pḥng khám của bác sĩ Abdalrazak và mỗi lần như vậy, tiến sĩ lại kê đơn thuốc chống trầm cảm cho cô.

"Tôi gặp cô ấy vài tuần một lần và khi bệnh t́nh ngày càng khá lên, họ quyết định tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tuần trước, cả hai tới pḥng khám của tôi nói lời cảm ơn", ông Abdalrazak chia sẻ.

Đôi uyên ương trên rời đi từ giữa tháng 9 và kể từ đó, ông không nghe tin tức ǵ về họ nữa. Bên ngoài bệnh viện, những ngọn núi ở biên giới Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ bừng sáng trong ánh nắng mặt trời ban trưa. Trong pḥng bệnh, Nahla cuối cùng cũng bắt đầu nói chuyện.

Trong câu chuyện của những bệnh nhân mất người thân yêu và những ngôi làng bị giày xéo, bác sĩ Abdalrazak cũng nh́n thấy những tia hy vọng, giống như câu chuyện t́nh yêu của cặp bệnh nhân nọ.

Giống bác sĩ Abdalrazak, tiến sĩ Nazar Amin, tư vấn chuyên môn làm việc tại thành phố Sulaymaniyah, cũng đang phải điều trị cho các bệnh nhân bị chấn thương tâm lư. Ông cho hay khái niệm tâm lư trị liệu không tồn tại ở Iraq đến măi tận gần đây. Cách đây nhiều năm, bệnh nhân sẽ tới pḥng khám của ông ở thành phố lâu đời Erbil sau khi mặt trời lặn để tránh bị trông thấy.

Dù giờ người dân đang có ư thức hơn về căn bệnh tinh thần nhưng ông Amin cho rằng vẫn chưa có đủ chuyên môn để đương đầu với t́nh trạng chấn thương số đông này được. Theo ông, khó khăn nằm ở chỗ không có các bác sĩ từ nơi khác đến bởi họ "phải thông thạo ngôn ngữ và cả sự quen thuộc với văn hóa nơi đây".

Nhiều năm chiến tranh không chỉ làm tăng lên các ca chấn thương ở Iraq mà c̣n có tác động tiêu cực tới cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe của đất nước này.

Hai bác sĩ Abdalrazak và Amin sẽ tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân như Wanza và Nahla với tất cả những ǵ ḿnh có. Ngoài sự trợ giúp của họ, tinh thần cộng đồng mạnh mẽ trong những người Yazidi cuối cùng cũng có thể đưa họ vượt qua chấn thương của chiến tranh.

B́nh Minh

theo Al Jazeera