PDA

View Full Version : Cảnh báo 'sát thủ thầm lặng' đằng sau Ebola


tonycarter
11-05-2014, 09:03
Dịch Ebola hoành hành khiến hơn 10.000 người mắc bệnh và cướp đi mạng sống của 5.000 người khiến cộng đồng sợ hăi mà quên mất những “sát thủ thầm lặng” khác: sốt rét, viêm phổi, thương hàn…

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=684127&stc=1&d=1415178183

Trẻ em đang chờ tiêm ngừa tại Trung tâm y tế cộng đồng Pipeline
ở ngoại ô Monrovia, Liberia hôm 3-11 - Ảnh: AP


Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đă xuất hiện "trường hợp khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp" ở Guinea, Liberia và Sierra Leone - ba quốc gia bị hưởng nặng nhất bởi dịch Ebola.

Điều này có thể được nh́n thấy rơ trong sự suy giảm số lượng trẻ em được chủng ngừa các bệnh có thể pḥng ngừa; trong câu chuyện một người mẹ chạy khắp Monrovia (thủ đô Liberia) để t́m một pḥng khám chịu điều trị cho cô con gái 3 tuổi Mariama Bary đang bị sốt và ói mửa - cả hai có thể là triệu chứng của Ebola mà cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác.

Nó cũng có thể được nh́n thấy ở các bệnh viện vắng vẻ tại Guinea, trong đó có Bệnh viện Kissidougou - nơi đang có số bệnh nhân chưa bằng 1/10 so với trước đây; hay ở t́nh trạng đông nghẹt bệnh nhân tại bệnh viện của Tổ chức từ thiện Emergency bên ngoài thủ đô Sierra Leone do các bệnh viện gần đó đă đóng cửa hoặc chỉ hoạt động một phần...

"Đây chính là kẻ giết người thầm lặng đáng sợ đằng sau cuộc khủng hoảng Ebola", Eric Talbert - một quan chức Emergency, nói.

Hăng tin AP ngày 4-11 cho biết đă phỏng vấn hơn 10 chuyên gia nhưng không ai nói được có bao nhiêu người có thể mắc các bệnh khác hoặc tử vong v́ thiếu chăm sóc y tế.

Lư do là việc theo dơi các bệnh nguy hiểm thường gặp như sốt rét, viêm phổi, tiêu chảy... ở Guinea, Liberia và Sierra Leone rất khó khăn ngay cả trong thời điểm tốt nhất.

Hiện hệ thống y tế vốn đă yếu của các nước này đă bị phá vỡ do dịch bệnh Ebola, do đó việc này khó gấp bội.

"Nếu không chú ư, chúng ta sẽ có hàng ngàn người chết v́ Ebola, nhưng sẽ có hàng chục ngàn trường hợp tử vong do các bệnh khác", tiến sĩ Franco Pagnoni thuộc WHO nói.

WHO cho biết họ đă ghi nhận "số ca tử vong cao" do các bệnh khác ở ba quốc gia mà Ebola hoành hành. Tổ chức này cũng cảnh báo đang có nguy cơ bùng phát bệnh sởi “ngày càng cao” ở ba nước và có thể tạo ra một t́nh huống khẩn cấp y tế công cộng.

Trong một nỗ lực nhằm khuyến khích các trạm y tế mở cửa và tiếp nhận bệnh nhân, WHO đă đưa ra bộ hướng dẫn "không sờ chạm" cho những người làm việc tại các trạm y tế nhỏ, cơ bản, như giữ khoảng cách với bệnh nhân; yêu cầu người mẹ sờ trán con xem bé có bị sốt không…

Việc này sẽ giúp họ tránh được nguy cơ lây bệnh trong trường hợp người bệnh nhiễm Ebola, mặt khác cho phép bệnh nhân vẫn được khám và điều trị.


Tường Vy/TTO