PDA

View Full Version : G20 đánh dấu 5 vấn đề lớn


megaup
11-17-2014, 04:39
Hội nghị thượng đỉnh G20 đă kết thúc sau hai ngày làm việc tại Brisbane (bang Queensland, Úc). Hội nghị G20 năm nay đánh dấu bằng 5 vấn đề lớn gồm: tăng trưởng kinh tế, dịch bệnh Ebola, vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và khủng hoảng Ukraine.

<table align="center"> <tbody> <tr> <td> http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-1.jpg
Các lănh đạo tham dự G20 - Ảnh: AFP
</td> </tr> </tbody> </table> Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tuyên bố chung của Hội nghị G20 cho biết G20 đặt mục tiêu nâng GDP của nhóm này thêm ít nhất 2% trong 5 năm tới. Theo đó, các thành viên cam kết cải cách thực hiện khoảng 800 biện pháp để nâng mức tăng trưởng GDP của nhóm lên thêm 2,1% từ nay đến năm 2018.
Với những cam kết cải cách kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đánh giá hội nghị G20 là hữu ích. Sự đồng thuận chung trong chính sách hành động là ch́a khóa để tạo ra sự tăng trưởng bền vững và tạo nhiều việc làm.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-2.jpg
Phiên làm việc trong Hội nghị G20 - Ảnh: Reuters
</td> </tr> </tbody> </table> Cam kết dập tắt dịch Ebola
Trong bối cảnh dịch bệnh Ebola đang đe dọa các quốc gia châu Phi, với 5.177 người đă tử vong và vẫn có nguy cơ lan rộng, các nhà lănh đạo G20 đă ra tuyên bố đấu tranh chống dịch bệnh Ebola, trong đó cam kết huy động mọi nguồn lực để dập tắt dịch bệnh gây chết người này.
Các nước G20 kêu gọi những nước chưa có đóng góp tham gia cùng cộng đồng quốc tế để hỗ trợ tài chính, nhân viên y tế, bác sỹ lành nghề và có tŕnh độ, các thiết bị y tế, thuốc men và phương pháp điều trị nhằm đấu tranh chống dịch bệnh Ebola.
Các nhà lănh đạo G20 cũng kêu gọi Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ cho các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-3.jpg
Các lănh đạo G20 cam kết dập tắt dịch Ebola - Ảnh: Reuters
</td> </tr> </tbody> </table> Biến đổi khí hậu

Vấn đề biến đổi khí hâu không được thảo luận nhiều trong Hội nghị G20 lần này. Tuy nhiên, thông cáo chính thức cho thấy các nhà lănh đạo G20 đă kêu gọi việc hành động mạnh mẽ và hiệu quả để giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các nước sẽ hợp tác tích cực để hướng tới hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris (Pháp) vào năm 2015. Bên cạnh đó, các nước G20 cũng tái khẳng định sự hỗ trợ, huy động tài chính cho các chương tŕnh về môi trường như Quỹ khí hậu xanh của Liên Hợp Quốc.
Mỹ cam kết đóng góp 3 tỷ USD, Nhật Bản đă đồng ư đóng góp 1,5 tỷ USD trong khi Pháp và Đức mỗi nước sẽ đóng góp 1 tỷ USD cho quỹ.
<table style="height:401px;width:5 15px" align="center"> <tbody> <tr> <td>
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-4.jpg
Người Úc cắm đầu xuống băi biển Bondi phản đối G20 không đưa vấn đề biến đổi khí hâu vào nghị tŕnh - Ảnh: Reuters
</td> </tr> </tbody> </table> An ninh năng lượng
Các nước thành viên G20 có mức tiêu thụ năng lượng chiếm hơn 80% cả thế giới, khoảng 60% sản lượng dầu khí và hơn 90% sản lượng than đá toàn cầu. Chính v́ vậy vấn đề năng lượng toàn cầu được các lănh đạo G20 ưu tiên dành một phiên họp để thảo luận.

Kết thúc phiên họp, các thành viên G20 đưa ra tuyên bố chung trong đó nhấn mạnh sự ổn định lâu dài của các thị trường dầu mỏ được nh́n nhận là yếu tố cốt lơi để đảm bảo thành công của những cải cách mà các thành viên G20 đă cam kết. Đó là một nhân tố để nhóm G20 đạt mục tiêu nâng tăng trưởng kinh tế của cả nhóm thêm 2,1% trong 5 năm tới.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-5.jpg
Các lănh đạo G20 nhóm họp - Ảnh: Reuters
</td> </tr> </tbody> </table> Khủng hoảng Ukraine
Mặc dù không nằm trong chương tŕnh nghị sự của G20 nhưng những vấn đề xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine lại là nội dung rất được quan tâm tại hội nghị lần này. Tại đây đă diễn ra hàng loạt các cuộc gặp song phương và đa phương bên lề hội nghị nhằm t́m ra một giải pháp giúp tháo gỡ thế bế tắc hiện nay.
Lănh đạo các nước phương Tây bao gồm cả Tổng thống Mỹ Obama đă liên tục gây áp lực và chỉ trích Nga. Lănh đạo Mỹ, Nhật Bản và Úc đă thống nhất trong việc phản đối Nga sáp nhập Crimea, đồng thời lên án những động thái làm mất ổn định tại miền đông Ukraine.
<table style="height:353px;width:4 39px" align="center"> <tbody> <tr> <td>
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-6.jpg
Lănh đạo các nước phương Tây bao gồm cả Tổng thống Mỹ Obama đă liên tục gây áp lực và chỉ trích Nga - Ảnh: Reuters
</td> </tr> </tbody> </table> Trong một cuộc họp báo ngày 16.11, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng có cơ hội tốt để giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine nhưng ông cũng khẳng định việc áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ gây hại cho tất cả các bên.
Ngoài 5 vấn đề chính, bên lề Hội nghị G20 cũng đề cập đến các tranh chấp trên biển và những khẳng định của Tổng thống Mỹ Obama về chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Ngọc Mai

viencent
11-17-2014, 04:46
http://intermati.com/megaup/megaup/16112014/9-1.jpg
Các lănh đạo tham dự G20
???? c̣n PUTIN chuôi ở? đâu rồi.?/?

khatranac
11-17-2014, 04:53
viencent
Các lănh đạo tham dự G20
???? c̣n PUTIN chuôi ở? đâu rồi.?/?


Anh hùng mạt lộ rồi Sư Huynh ơi, Putin đă hộc máu mồm về trong tức tối, có lẽ phải qua China chửa bệnh !!! :D