tonycarter
11-19-2014, 00:27
Người “chồng hờ” bất nhân đã dùng mọi thủ đoạn cưỡng bức 2 đứa con riêng của vợ suốt 4 năm liền. Câu chuyện đau lòng tại vùng núi Bù Đăng đến nay vẫn khiến mọi người xót xa khi nhắc đến.
Lấy vợ, chiếm đoạt luôn con riêng
Dẫu đã hơn hai năm trôi qua nhưng người dân xã vùng cao Đắc Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vẫn không khỏi xót xa khi nhắc đến câu chuyện xảy ra với gia đình chị Trần Kim Ngọc, SN 1956, quê tỉnh Long An. Người phụ nữ truân chuyên ấy dù mới bước qua tuổi 50, đã 3 lần gãy gánh với hôn nhân. Chị đến Đắc Nhau và kết duyên cùng Võ Minh Tiếng, không ai ngờ được rằng bước chân lỡ làng lần này lại mang về toàn nỗi đau và nước mắt cho cả chị và hai cô con gái mới lớn.
Sau gần hai giờ đồng hồ đi qua những đoạn đường ngoằn ngoèo và biết bao lần hỏi đường, tôi tìm đến nhà chị Ngọc ngay lúc chập choạng tối. Căn nhà nhỏ nằm khuất trong những rặng cây, gió lùa vào tứ phía. Năm con người thuộc ba thế hệ cùng sống trong căn nhà. Chị sượng sùng bảo, lắm lúc không biết xưng hô thế nào. Nhìn khuôn mặt lem luốc của hai đứa nhỏ, người đàn bà đã qua tuổi 50 nhẹ nhàng: “Mẹ chúng đi nhặt điều thuê chưa về, tôi cũng chưa rảnh tay mà tắm táp cho cả hai. Đứa lớn gần năm tuổi, đứa nhỏ đã bốn tuổi rồi”.
Trong câu chuyện về cuộc đời mình, chị cố gắng không nhắc đến người chồng thứ ba Võ Minh Tiếng. Nhưng thỉnh thoảng nước mắt lại rơi trên khuôn mặt, dẫu chị đã cố gắng cười. “Thật không thể ngờ hắn lại có thể làm thế với hai đứa nhỏ, (tức Lê Bích Loan, SN 1990 và Lê Cẩm Hồng, SN 1993, hai cô con gái riêng của chị Ngọc - PV). Tôi gặp hắn năm 2004, sau một thời gian tìm hiểu thấy Tiếng cũng thật lòng nên quyết định dọn về chung sống, đỡ đần nhau những lúc bếp nguội lạnh, nhà vắng. Hai đứa nhỏ cũng quý lắm, cứ gọi “ba” suốt, đi lên rẫy cũng hay đi theo. Tôi cũng chẳng ngờ được mọi chuyện”. Vậy là lợi dụng lúc vợ đang bận tối mặt ngoài rẫy, năm 2007, Tiếng dụ dỗ hai cô con gái riêng theo mình đi làm xa, dựng chòi ở lại rẫy rồi lần lượt giở trò đồi bại với hai đứa suốt bốn năm liền sau đó. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi cả hai cô con gái đang tuổi xuân thì bỗng nhiên vác bụng “lùm xùm”.
Nhắc lại nỗi đau quá lớn, chị Ngọc nghẹn ngào: “Giờ chúng sống tiếp khó lắm, khi cha dượng lại chính là cha đẻ của hai đứa con mình. Từ ngày đó chúng nó cứ lầm lũi, ít nói hẳn. Đôi khi lại rấm rức ngồi khóc. Nhìn thấy con vậy tôi cũng chẳng biết làm gì cho chúng cả. Sai lầm của tôi đã gây ra hậu quả lớn cho chúng”. Được biết hai em sống khép kín. Hàng ngày cả hai đứa đi làm thuê trên các rẫy trong vùng. Hái điều, tiêu, cà phê… Mùa nào các em làm thứ đấy. Cuộc sống của ba mẹ con vất vả nhưng cố gắng bảo bọc nhau sống qua ngày.
Người mẹ bất hạnh ấy nay chỉ mong hai đứa con gái có thể chóng quên mọi chuyện để làm lại cuộc đời. Bởi sâu thẳm trong thâm tâm, chị biết chính niềm tin mù quáng của mình vào gã chồng mất nhân tính đã khiến các con phải rơi vào tận cùng nỗi đau này. “Nếu tôi không quá tin Tiếng thì có lẽ các cháu đã không phải khổ vậy, khi tôi đi bước nữa cũng chỉ mong có người đỡ đần việc nhà, lo cho các con thêm được miếng ăn, nào ngờ lại vậy”.
Thế rồi dưới ánh lửa le lói của căn bếp chật chội, chúng tôi nói về những dự định tương lai, nói về cuộc đời truân chuyên của người mẹ đau khổ bước nhầm sang chuyến đò oan nghiệt khiến hai cô con gái dang dở cả cuộc đời.
“Nhiều lúc em nghĩ sao đời mình khổ quá chị ạ, cả mẹ và em Hồng nữa. Cứ như bao nhiêu đau khổ đều trút xuống gia đình em. Lúc mẹ và ông ấy dọn về sống với nhau cứ ngỡ em sẽ lại có bố, ai ngờ đâu ông lại độc ác như vậy”- Loan khẽ tâm sự khi trở về bên góc bếp. Ba khuôn mặt lặng đi, họ trở nên kiệm lời với nhau kể từ khi chịu nỗi đau quá lớn do người đàn ông tên Tiếng mang lại, người mà những năm qua khiến họ đau đáu một vết thương khi mang tiếng “chung chồng”. Số phận ba mẹ con sao chát chúa quá.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=691302&stc=1&d=1416356789
Ngôi nhà nhỏ của gia đình khuất sau lùm cây. Ảnh: H.Xanh
Vượt qua nỗi đau
Từng chịu nỗi đau đớn, nhục nhã đến tận cùng, từng muốn kết liễu cuộc sống này để được nhẹ nhõm mãi mãi nhưng nhìn vào những đứa trẻ, Loan và Hồng như chợt bừng tỉnh. “Nhiều lúc em nghĩ chết đi cho xong. Sống nhục nhã quá. Nhưng những đứa trẻ có tội tình gì đâu. Mình chết là hết, còn chúng sẽ ra sao? Thế là tụi em bám víu lấy nhau mà sống. Những bữa cơm chan đầy nước mắt tủi nhục của ba mẹ con”, Loan sụt sùi. Nay cô đã là bà mẹ bước qua tuổi 24, độ tuổi chín chắn của người con gái.
Rồi những ngày tháng đó cũng trôi qua lặng lẽ. Các em đã từng không dám ra ngoài vì xấu hổ. Cuộc sống của các em đã từng là chuỗi ngày dài cặm cụi bên những gốc điều, vùi mình trên nương, rẫy. “Nhưng rồi nhìn lũ trẻ, em nghĩ mọi chuyện cũng đã rồi. Mình không thể bi quan thế mãi được, cuộc đời mình đã đau khổ thì không thể để những đứa trẻ khổ thêm được nữa. Lâu dần em không còn quan tâm đến những lời đàm tiếu, không giật mình rồi vội vã giấu mặt khi ai đó chỉ trỏ nữa. Nhìn những đứa con, nhìn cảnh hằng đêm mẹ lặng lẽ lau nước mắt, em đã quyết tâm sẽ đương đầu với tất cả”.
Nhìn nét mặt Hồng phảng phất chút ngây thơ, chúng tôi chạnh lòng. Em tròn 21 và đã làm mẹ được bốn năm. Ngọc nhìn con, cười mà như mếu: “Lúc mới sinh con nó chẳng biết gì cả, mới 17 tuổi, lại ở trong tận rừng sâu nên chúng có kiến thức về mấy chuyện đó đâu. Nhìn nó cứ luống cuống mà tôi phát khóc. Cuối cùng thì tôi lại đảm đương mọi việc. Sinh con xong nó tránh mặt tất cả, suốt ngày nằm trong buồng thôi. Phải một thời gian dài con bé mới lấy lại thăng bằng”.
Không gian như lắng lại, câu chuyện dang dở nhường chỗ cho những tiếng thở dài và tiếng rù rì kể những câu không đầu không đuôi của 2 đứa nhỏ.“ Đấy, cuộc sống cứ thế trôi, ngày thì lên rẫy làm thuê làm mướn, tối về lại nghe con trẻ ê a. Con nít bao giờ cũng sướng, vì chúng chưa cảm nhận được nỗi đau mà…”. Chị Ngọc nói rồi tất cả cùng dõi theo 2 đứa trẻ đang tự giảng bài cho nhau.
Có lẽ những số phận bất hạnh chìm dưới xã vùng sâu Đắc Nhau này sẽ lặng lẽ trôi qua như thế, lầm lũi sống trong sự thiếu thốn về mọi mặt, lầm lũi chấp nhận những đau khổ và tự an ủi mình rằng do số phận sắp đặt. Nhưng nhờ vào nghị lực của mình, ba người phụ nữ bất hạnh ấy đã tự vươn lên, chống lại miệng đời nghiệt ngã, dìm nỗi đau xuống tận cùng và đứng lên trên đôi chân của mình. Dẫu sao, sau biết bao gian truân của những lần bước qua đò, chị Ngọc cũng tìm thấy chốn bình yên giữa chốn rừng thiêng này. Nhìn những đôi mắt của hai đứa trẻ ngây ngô, nhìn ánh mắt sâu thẳm của hai người mẹ trẻ bất đắc dĩ, bỗng chạnh lòng. Tương lai nào cho các em? Lối thoát nào cho những người phụ nữ giàu nghị lực đã bằng mọi giá đứng lại chống trả lại cái gọi là số phận?.
PLXH
Lấy vợ, chiếm đoạt luôn con riêng
Dẫu đã hơn hai năm trôi qua nhưng người dân xã vùng cao Đắc Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vẫn không khỏi xót xa khi nhắc đến câu chuyện xảy ra với gia đình chị Trần Kim Ngọc, SN 1956, quê tỉnh Long An. Người phụ nữ truân chuyên ấy dù mới bước qua tuổi 50, đã 3 lần gãy gánh với hôn nhân. Chị đến Đắc Nhau và kết duyên cùng Võ Minh Tiếng, không ai ngờ được rằng bước chân lỡ làng lần này lại mang về toàn nỗi đau và nước mắt cho cả chị và hai cô con gái mới lớn.
Sau gần hai giờ đồng hồ đi qua những đoạn đường ngoằn ngoèo và biết bao lần hỏi đường, tôi tìm đến nhà chị Ngọc ngay lúc chập choạng tối. Căn nhà nhỏ nằm khuất trong những rặng cây, gió lùa vào tứ phía. Năm con người thuộc ba thế hệ cùng sống trong căn nhà. Chị sượng sùng bảo, lắm lúc không biết xưng hô thế nào. Nhìn khuôn mặt lem luốc của hai đứa nhỏ, người đàn bà đã qua tuổi 50 nhẹ nhàng: “Mẹ chúng đi nhặt điều thuê chưa về, tôi cũng chưa rảnh tay mà tắm táp cho cả hai. Đứa lớn gần năm tuổi, đứa nhỏ đã bốn tuổi rồi”.
Trong câu chuyện về cuộc đời mình, chị cố gắng không nhắc đến người chồng thứ ba Võ Minh Tiếng. Nhưng thỉnh thoảng nước mắt lại rơi trên khuôn mặt, dẫu chị đã cố gắng cười. “Thật không thể ngờ hắn lại có thể làm thế với hai đứa nhỏ, (tức Lê Bích Loan, SN 1990 và Lê Cẩm Hồng, SN 1993, hai cô con gái riêng của chị Ngọc - PV). Tôi gặp hắn năm 2004, sau một thời gian tìm hiểu thấy Tiếng cũng thật lòng nên quyết định dọn về chung sống, đỡ đần nhau những lúc bếp nguội lạnh, nhà vắng. Hai đứa nhỏ cũng quý lắm, cứ gọi “ba” suốt, đi lên rẫy cũng hay đi theo. Tôi cũng chẳng ngờ được mọi chuyện”. Vậy là lợi dụng lúc vợ đang bận tối mặt ngoài rẫy, năm 2007, Tiếng dụ dỗ hai cô con gái riêng theo mình đi làm xa, dựng chòi ở lại rẫy rồi lần lượt giở trò đồi bại với hai đứa suốt bốn năm liền sau đó. Mọi chuyện chỉ vỡ lở khi cả hai cô con gái đang tuổi xuân thì bỗng nhiên vác bụng “lùm xùm”.
Nhắc lại nỗi đau quá lớn, chị Ngọc nghẹn ngào: “Giờ chúng sống tiếp khó lắm, khi cha dượng lại chính là cha đẻ của hai đứa con mình. Từ ngày đó chúng nó cứ lầm lũi, ít nói hẳn. Đôi khi lại rấm rức ngồi khóc. Nhìn thấy con vậy tôi cũng chẳng biết làm gì cho chúng cả. Sai lầm của tôi đã gây ra hậu quả lớn cho chúng”. Được biết hai em sống khép kín. Hàng ngày cả hai đứa đi làm thuê trên các rẫy trong vùng. Hái điều, tiêu, cà phê… Mùa nào các em làm thứ đấy. Cuộc sống của ba mẹ con vất vả nhưng cố gắng bảo bọc nhau sống qua ngày.
Người mẹ bất hạnh ấy nay chỉ mong hai đứa con gái có thể chóng quên mọi chuyện để làm lại cuộc đời. Bởi sâu thẳm trong thâm tâm, chị biết chính niềm tin mù quáng của mình vào gã chồng mất nhân tính đã khiến các con phải rơi vào tận cùng nỗi đau này. “Nếu tôi không quá tin Tiếng thì có lẽ các cháu đã không phải khổ vậy, khi tôi đi bước nữa cũng chỉ mong có người đỡ đần việc nhà, lo cho các con thêm được miếng ăn, nào ngờ lại vậy”.
Thế rồi dưới ánh lửa le lói của căn bếp chật chội, chúng tôi nói về những dự định tương lai, nói về cuộc đời truân chuyên của người mẹ đau khổ bước nhầm sang chuyến đò oan nghiệt khiến hai cô con gái dang dở cả cuộc đời.
“Nhiều lúc em nghĩ sao đời mình khổ quá chị ạ, cả mẹ và em Hồng nữa. Cứ như bao nhiêu đau khổ đều trút xuống gia đình em. Lúc mẹ và ông ấy dọn về sống với nhau cứ ngỡ em sẽ lại có bố, ai ngờ đâu ông lại độc ác như vậy”- Loan khẽ tâm sự khi trở về bên góc bếp. Ba khuôn mặt lặng đi, họ trở nên kiệm lời với nhau kể từ khi chịu nỗi đau quá lớn do người đàn ông tên Tiếng mang lại, người mà những năm qua khiến họ đau đáu một vết thương khi mang tiếng “chung chồng”. Số phận ba mẹ con sao chát chúa quá.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=691302&stc=1&d=1416356789
Ngôi nhà nhỏ của gia đình khuất sau lùm cây. Ảnh: H.Xanh
Vượt qua nỗi đau
Từng chịu nỗi đau đớn, nhục nhã đến tận cùng, từng muốn kết liễu cuộc sống này để được nhẹ nhõm mãi mãi nhưng nhìn vào những đứa trẻ, Loan và Hồng như chợt bừng tỉnh. “Nhiều lúc em nghĩ chết đi cho xong. Sống nhục nhã quá. Nhưng những đứa trẻ có tội tình gì đâu. Mình chết là hết, còn chúng sẽ ra sao? Thế là tụi em bám víu lấy nhau mà sống. Những bữa cơm chan đầy nước mắt tủi nhục của ba mẹ con”, Loan sụt sùi. Nay cô đã là bà mẹ bước qua tuổi 24, độ tuổi chín chắn của người con gái.
Rồi những ngày tháng đó cũng trôi qua lặng lẽ. Các em đã từng không dám ra ngoài vì xấu hổ. Cuộc sống của các em đã từng là chuỗi ngày dài cặm cụi bên những gốc điều, vùi mình trên nương, rẫy. “Nhưng rồi nhìn lũ trẻ, em nghĩ mọi chuyện cũng đã rồi. Mình không thể bi quan thế mãi được, cuộc đời mình đã đau khổ thì không thể để những đứa trẻ khổ thêm được nữa. Lâu dần em không còn quan tâm đến những lời đàm tiếu, không giật mình rồi vội vã giấu mặt khi ai đó chỉ trỏ nữa. Nhìn những đứa con, nhìn cảnh hằng đêm mẹ lặng lẽ lau nước mắt, em đã quyết tâm sẽ đương đầu với tất cả”.
Nhìn nét mặt Hồng phảng phất chút ngây thơ, chúng tôi chạnh lòng. Em tròn 21 và đã làm mẹ được bốn năm. Ngọc nhìn con, cười mà như mếu: “Lúc mới sinh con nó chẳng biết gì cả, mới 17 tuổi, lại ở trong tận rừng sâu nên chúng có kiến thức về mấy chuyện đó đâu. Nhìn nó cứ luống cuống mà tôi phát khóc. Cuối cùng thì tôi lại đảm đương mọi việc. Sinh con xong nó tránh mặt tất cả, suốt ngày nằm trong buồng thôi. Phải một thời gian dài con bé mới lấy lại thăng bằng”.
Không gian như lắng lại, câu chuyện dang dở nhường chỗ cho những tiếng thở dài và tiếng rù rì kể những câu không đầu không đuôi của 2 đứa nhỏ.“ Đấy, cuộc sống cứ thế trôi, ngày thì lên rẫy làm thuê làm mướn, tối về lại nghe con trẻ ê a. Con nít bao giờ cũng sướng, vì chúng chưa cảm nhận được nỗi đau mà…”. Chị Ngọc nói rồi tất cả cùng dõi theo 2 đứa trẻ đang tự giảng bài cho nhau.
Có lẽ những số phận bất hạnh chìm dưới xã vùng sâu Đắc Nhau này sẽ lặng lẽ trôi qua như thế, lầm lũi sống trong sự thiếu thốn về mọi mặt, lầm lũi chấp nhận những đau khổ và tự an ủi mình rằng do số phận sắp đặt. Nhưng nhờ vào nghị lực của mình, ba người phụ nữ bất hạnh ấy đã tự vươn lên, chống lại miệng đời nghiệt ngã, dìm nỗi đau xuống tận cùng và đứng lên trên đôi chân của mình. Dẫu sao, sau biết bao gian truân của những lần bước qua đò, chị Ngọc cũng tìm thấy chốn bình yên giữa chốn rừng thiêng này. Nhìn những đôi mắt của hai đứa trẻ ngây ngô, nhìn ánh mắt sâu thẳm của hai người mẹ trẻ bất đắc dĩ, bỗng chạnh lòng. Tương lai nào cho các em? Lối thoát nào cho những người phụ nữ giàu nghị lực đã bằng mọi giá đứng lại chống trả lại cái gọi là số phận?.
PLXH