PDA

View Full Version : Kỳ 12 - Bị kết tội cát cứ miền Trung, cặp bài trùng “Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi tan vỡ”


Romano
12-07-2014, 10:54
Một dạo báo chí Sài G̣n gọi Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi là cặp bài trùng trong “nhóm tướng trẻ”. Họ để râu, mặc quân phục, ảnh chụp xa xa trông giông giống nhau.
__________________________________________________ __________________________________________________ _

Đọc hồi kư tướng tá Sài G̣n xuất bản ở nước ngoài:

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:12 29-11-2014Nguyen Cao Ky - Nguyen Chanh Thi

Cặp bài trùng Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi

http://intermati.com/hanna/2014/12m/07d/54.jpg
Kẻ trước người sau lần lượt nắm hai binh chủng “anh em”: nhảy dù “anh cả đỏ” (Thi), không quân (Kỳ).

Ngày ông Thi mưu đảo chính Ngô Đ́nh Diệm vào 11.11.1960 đem lực lượng nhảy dù uy hiếp Sài G̣n, vây khốn dinh Độc Lập, chiếm Tân Sơn Nhất. Căn cứ không quân lọt phũm trong tay đại tá Thi – lúc đó Kỳ mới thiếu tá. Không may, ông Diệm – Nhu dùng kế “giả ḥa”, hứa từ chức để lập chính phủ “đoàn kết quốc gia”, rồi ngầm sai quân phản công. Thi trúng kế, biết mặt trận sắp vỡ, rút khỏi các vị trí then chốt ở trung tâm “thủ đô”, chạy về căn cứ không quân gặp Kỳ, bảo:- “Kỳ, chúng tôi đă thất bại! Chúng tôi phải thoát khỏi nơi đây một cách nhanh chóng bằng không th́ Diệm sẽ chém đầu chúng tôi!”.

Phải có ngay một chiếc máy bay để nhóm Thi trốn sang Campuchia. Kỳ viết: “Tôi muốn giúp đỡ họ, lúc nào nhảy dù và không quân cũng rất thân thiết với nhau v́ tính chất của công việc làm. Thế nhưng tôi không thể nào đích thân lái máy bay chở họ đi v́ nếu làm thế, tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam được”. Làm sao đây? Kỳ cố t́m một lối thoát và sau “vài phút lưỡng lự” đă quyết định:
“Tôi (Kỳ) “cho” ông ta (Thi) một chiếc DC3, thế là 15 người trong nhóm âm mưu đảo chính đă được trốn đi. Dĩ nhiên là tôi không bao giờ lấy lại được chiếc máy bay đó và Diệm đă tỏ ra nghi ngờ”. Phe Thi bắt giữ trung tướng Thái Quang Hoàng “tư lệnh biệt khu thủ đô” để làm con tin. Dinh Độc Lập lệnh hai phi cơ khu trục đuổi theo chiếc máy bay của nhóm Thi xem họ đi về hướng nào. Đến biên giới Campuchia bắt kịp Thi, hai khu trục cơ điện về xin chỉ thị dinh Độc Lập có nên bắn hạ hay không. Lúc đó Nguyễn Khánh nghe bà Ngô Đ́nh Nhu đứng bên cạnh la lên “Bắn rơi chiếc máy bay đó đi. Giết hết tụi nhảy dù phản nghịch!”.Khánh không đồng ư với bà Nhu, bảo bà ta với giọng bực dọc: “Tôi là tổng tư lệnh ở đây. Xin bà để tôi quyết định”. Và ông Khánh ra lệnh cho hai khu trục cơ quay về. Người ta thường nhắc đến chi tiết đó với lời khen Nguyễn Khánh bộc trực. Máy bay Thi do đại úy Phan Phụng Tiên lái xin hạ cánh xuống phi trường Pocheng Tong.Dưới đất điện hỏi: “Máy bay nước nào?”. Đáp: “Air Việt Nam”. Phía Campuchia yêu cầu cho biết chắc chắn danh tánh, xuất xứ, số hành khách và lư do hạ cánh. Không dài ḍng bất tiện, ḍm thấy phi đạo trống, họ quyết định không trả lời và liều lĩnh hạ cánh xuống phi trường Pocheng Tong. Đồng hồ điểm 13 giờ ngày 12.11.1960. Cơ quan an ninh cảnh sát Campuchia có mặt ngay, tịch thu súng đạn và tất cả mọi thứ, dẫn về khu trại văng lai dành cho sĩ quan.Họ làm thủ tục tỵ nạn chính trị (3 năm) và thả trung tướng Thái Quang Hoàng quay về Sài G̣n vài ngày sau đó. Chiếc máy bay của Nguyễn Cao Kỳ đă “linh động” đưa Thi thoát đi nằm phơi ḿnh trên đất Chùa Tháp như một gợi nhớ Sài G̣n xa xăm. Kỳ sau đó phải trả lời chất vấn của dinh Độc Lập. Ông ta đáp v́ t́nh thế bắt buộc và bị binh lính vũ trang của Thi uy hiếp. Được thêm Đỗ Mậu che chở nên về sau việc ấy cũng êm. Đó là kỷ niệm thời trẻ của họ, năm ấy Thi mới 36 tuổi.Vào 1963, Thi về Sài G̣n. Đến 1964, họ nổi bật giữa “nhóm tướng trẻ”. Sang 1965, khi Kỳ làm “thủ tướng”, họ có khoảng cách…Đến 1966, Kỳ (và Thiệu) thực sự muốn “nhổ” cái đinh chướng mắt: Thi. Họ ra mặt cạch nhau. Báo chí đưa nhiều tin bài về sự vỡ đôi của “cặp bài trùng”. Tờ Tia Sáng chẳng hạn, đi tít lớn: “Tướng Kỳ nhất quyết hạ tướng Thi: khu trục cơ mang hỏa tiễn bay rợp trời Sài G̣n yểm trợ cho đề nghị cách chức tướng Thi của ông Kỳ!”. Việc xảy ra tháng 3.1966 theo tóm lược dưới đây:

Bệnh “đau mũi” rất dễ lây trong bầu khí thanh trừng của Sài G̣n 1966
Nhóm Kỳ (và Thiệu) giăng bẫy sẵn tại Sài G̣n, ngày 9.3.1966 “đạt” giấy mời Nguyễn Chánh Thi rời miền Trung vào họp. Trước đó trùm CIA Rib Robinson đến văn pḥng ông Thi nói thẳng những “ghi nhận” không lành về ông, như: tinh thần “chống Mỹ” ngày càng rơ (chống hội nghị Honolulu), làm ngơ và khuyến khích dân miền Trung bất hợp tác với “chính quyền trung ương” ở Sài G̣n để mưu cát cứ Huế, Đà Nẵng…V́ vậy Thi biết chuyến đi này được Mỹ và Sài G̣n bàn trước. Đến Bộ tổng tham mưu lúc 9 giờ 30 sáng 10.3, nhiều xe thiết giáp đậu sẵn ngoài cổng, máy bay gầm rú trên không, Thi viết: “Tôi phản ứng lại c̣n kịp, nhưng không muốn…”. Vào pḥng họp, Nguyễn Hữu Có nă ngay:- Từ ngày anh Thiệu, anh Kỳ lên cầm quyền, ông Thi đă gây quá nhiều rắc rối. Mệnh lệnh của trung ương, ông không thi hành.

Lê Nguyên Khang, Nguyễn Bảo Trị …nói hùa theo để Nguyễn Cao Kỳ đứng lên “gút”: - Tôi hết chịu nổi rồi! Nếu quư vị c̣n tín nhiệm tôi th́ ông Thi phải ra đi. Một là ông Thi đi, hai là tôi đi.

Đi đâu?

Một là “đi” khỏi chức vụ đương nhiệm.

Hai là đi ra nước ngoài “chữa bệnh”.

Cả “hai thứ đi” đó phải diễn ra tương tục, không gián đoạn, và phải được “hội đồng tướng lĩnh” thông qua. Nguyễn Cao Kỳ nêu ư kiến “bỏ phiếu kín”(!). Tới đó, Thi đứng dậy, bước khỏi pḥng họp. Mặc kệ họ! Sáng hôm sau 11.3, Thi ra ngoài phi trường Tân Sơn Nhất định về lại Đà Nẵng. Nhưng vừa tới sân bay đă thấy Nguyễn Hữu Có, “tổng ủy viên quốc pḥng”, đích thân chỉ huy một đám lính, giơ súng chặn Thi lại, buộc phải quay về Bộ tổng tham mưu. Về đó có Nguyễn Văn Thiệu chờ sẵn tại cửa pḥng Cao Văn Viên, miễn cưỡng bắt tay Thi và nói: - Thôi, toa chịu khó ở lại đây vài hôm. H́nh như Mỹ đă bằng ḷng mời toa đi “chữa bệnh” kia mà!

Ai đứng ra “mời”?

Ngay ngày hôm đó, Nguyễn Ngọc Loan và Văn Văn Của mang bức thư của tướng Westmoreland đến trao Thi, nội dung: “Dear General Thi, I understand that you are interested in securing medical attention in the United States…” (Tướng Thi thân. Tôi được biết ông đang quan tâm tới việc được khám bệnh t́nh tại Mỹ nên tôi nghĩ ông có thể hoan hỉ đón nhận lời mời của tôi (để rời Việt Nam đến Mỹ) nhân danh Ngũ Giác Đài để được khám bệnh tổng quát và chữa trị cần thiết. Nếu đề nghị này được ông đồng ư, xin nhắn lại cho tôi được rơ và tôi sẽ dàn xếp ngay mọi việc cần thiết. Thành thật cùng ông. Kư tên: Tướng Westmoreland).

Như vậy đă quá rơ, Mỹ trực tiếp “mời” đi. Trước nơi giam lỏng Nguyễn Chánh Thi ở số 9 đường Gia Long (nay là đường Lư Tự Trọng) luôn luôn có xe quân cảnh Mỹ túc trực. Ba ngày sau khi nhận thư Westmoreland, Phạm Văn Liễu (quen với Thi hồi lưu vong ở Campuchia) dẫn đại tá Sam Wilson và ông Ted Britton đến gặp Thi.
Đó là ba người mà ông Thi cho “có thể đối thoại được”. Họ bảo tướng Westmoreland viết thư trên theo “yêu cầu của Nguyễn Cao Kỳ” và gợi ư ông Thi thử về miền Trung một chuyến trước khi qua Mỹ? Ngày 15.3, Kỳ đồng ư để Thi về thăm Đà Nẵng, Huế. T́nh h́nh miền Trung lúc đó sôi bỏng, Kỳ - Thiệu tung tin “Nguyễn Chánh Thi là đầu mối của biến động” và cần phải “trừ đầu mối ấy đi”.Khoảng nửa tháng sau, khi phong trào đấu tranh dâng cao, Kỳ tuyên bố: “Huế và Đà Nẵng bị cổng sản chiếm đóng!”. Lần này với lối “chụp mũ cối” to tướng đó, Kỳ đang manh tâm chuẩn bị nổ súng thẳng vào mặt dân chúng miền Trung. Quả vậy, ngày 4.4.1966 Kỳ thử cho quân đổ bộ ra Đà Nẵng bằng máy bay nhưng đồng bào phẫn nộ chắn bít các lối vào thành phố. Nguyễn Hữu Có cấp tốc “bay ra” định bụng đàn áp bằng súng đạn, nhưng không hiểu v́ đâu lại “bay vào” Sài G̣n ngay. Kỳ phải nhờ Mỹ chở quân lùi về, đóng tại Chu Lai. Viên tướng chỉ huy Nguyễn Văn Chuân chuồn mất (về Sài G̣n), Kỳ và Thiệu đưa Tôn Thất Đính ra thay, ai dè đến Huế, ông Đính tuyên bố chống Thiệu – Kỳ nảy lửa. Hồi kư Nguyễn Chánh Thi ghi lại phát biểu của Tôn Thất Đính với dân Huế nguyên văn:- Chúng ta phải xiết chặt hàng ngũ, phải cắt cổ những thằng Việt gian bán nước, những tên thời cơ, lừa thầy phản bạn ở Sài G̣n. Chúng nó là lũ tôi tớ ngoại bang, chỉ biết lừa gạt đồng bào và nói láo với quan thầy…

Nghe Tôn Thất Đính tuyên bố, ông Hồng Dũ Châu bảo nhỏ với ông Thi: “Coi bộ không ổn rồi! Thái độ ông Đính thế này th́ tất Sài G̣n không tha chúng ta đâu!”
Ông Đính nhận lệnh triệu về Sài G̣n để “họp”. Biết hễ về là nguy, nên ông Đính không thi hành. Nguyễn Chánh Thi viết: “Có lẽ bị ông Đính làm cho điên đầu, Sài G̣n lại t́m cách thương lượng với tôi” và nhờ đại tá Phạm Văn Liễu, trung tướng Phạm Xuân Chiểu ra miền Trung đưa thư tay của Kỳ. Thư mở đầu: “Anh Thi thân mến, sau một thời gian tĩnh dưỡng ngoài đó, tôi tin rằng sức khỏe của anh chắc được dồi dào hơn. Hôm nay, bệnh mũi của anh chắc được đỡ nhiều...”. Thi tức giận bảo viên tướng đưa thư:- Bệnh mũi? Tôi có đau mũi bao giờ đâu? Hắn tự bịa ra những chuyện kỳ quái như thế mà nghe được à?

http://intermati.com/hanna/2014/12m/07d/55.jpg

Không có “bệnh mũi” vẫn phải bệnh khác để “đi” Mỹ chữa! Thi ṿ nát thư, liệng xuống đất. Đồng bào miền Trung đ̣i bắt Chiểu làm con tin. Chiểu hốt hoảng lên máy bay chuồn về Sài G̣n. Đến nước đó, Kỳ bộc lộ toàn vẹn tính hung hăn vơ biển, đưa quân tập kích vào Đà Nẵng với sự yểm trợ của máy bay và xe tăng phun lửa…(c̣n nữa)


Mai Nguyễn