PDA

View Full Version : Bổ nhiệm cán bộ ở “phút 89″ và nghi án “tham nhũng tương lai”


sonnyd
12-07-2014, 15:45
Tham nhũng đất đai, tham nhũng tiền bạc... là những loại tham nhũng ai cũng tỏ tường. Thế nhưng, khái niệm "tham nhũng tương lai" th́ không dễ dàng nhận diện. Trong khi câu chuyện t́m ra "quan tham" để xử lư c̣n khá nan giải th́ "tham nhũng chức tước", "tham nhũng địa vị" bằng cách bổ nhiệm hàng loạt con cháu, người thân trước khi "hạ cánh an toàn" lại đang h́nh thành.
Giới chuyên gia lo ngại, tư duy "giữ gôn", bổ nhiệm cán bộ ở "phút 89" đang trở thành "chiêu" mới của "quan tham nhũng" khiến cuộc chiến này càng trở nên khó khăn.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=702871&stc=1&d=1417967070
Ảnh minh họa.

“Phút 89” hay “phút bù giờ"?
Trên thực tế không ít quan chức đă có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi "hạ cánh an toàn". Nhiều vị trí trong ngành ḿnh quản lư được "dọn sẵn" như những "bước đệm", để rồi khi các "quan" về nghỉ, con cháu được đưa vào những vị trí đầy triển vọng. Đây là một hiện thực đang gây nhức nhối dư luận suốt thời gian qua, cho thấy sự biến đổi khó lường của tham nhũng.
Dư luận vẫn đang đưa ra những băn khoăn liên quan đến những quyết định bổ nhiệm cán bộ của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Ngoài những sai phạm về khối tài sản khổng lồ gồm nhà, đất, ông Truyền c̣n bị "tố" bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở "phút 89". Theo đó, trong ṿng 6 tháng trước khi "hạ cánh", ông Trần Văn Truyền đă kư tới 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ. Mới đây, trong cuộc họp báo quư III (ngày 23/10), Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, cơ quan đă rà soát và nhận thấy về cơ bản các trường hợp này đảm bảo tiêu chuẩn và phát huy năng lực của ḿnh. Tuy nhiên, ông Lượng thừa nhận, "vẫn c̣n trường hợp có khuyết điểm và một số ít chưa đảm bảo yêu cầu công việc".
Cũng liên quan đến câu chuyện "giữ gôn", dư luận từng xôn xao bởi việc bổ nhiệm của ông Nguyễn Thành Rum, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc sở Văn hóa, thể thao và du lịchTP.HCM. ông Rum cũng bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi "hạ cánh". Theo thông tin phản ánh, hồi tháng 3/2013, trong ṿng hai tuần trước khi nghỉ hưu, ông Rum đă kư đến 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ lănh đạo cấp pḥng, ban và tương đương trước khi về hưu.
Được biết, liên quan đến sự việc này, ngày 9/9/2014, UBND TP.HCM đă có báo cáo kết quả xử lư kỷ luật công chức với ông Nguyễn Thành Rum. Theo đó, ông Rum nhận h́nh thức kỷ luật phê b́nh rút kinh nghiệm do có hành vi sai phạm trong việc kư ban hành các quyết định bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền đơn vị sai quy định, quy tŕnh.
Cũng theo phản ánh của báo chí, không riêng trường hợp ông Truyền, ông Rum mà c̣n rất nhiều trường hợp khác được bổ nhiệm vào "phút 89". Vụ việc xảy ra tại Trường trung cấp Giao thông Vận tải Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT (số 288 đường Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) là một minh chứng.
Mọi việc được phơi bày khi ông Phạm Văn Tú, Phó Hiệu trưởng nhà trường có hành vi sử dụng bằng rởm. Sai phạm của ông Tú càng khiến nhiều người ngỡ ngàng hơn khi cái "ghế" của ông này được cha ông, nguyên là Hiệu trưởng Trường trung cấp Giao thông Vận tải Miền Nam (giai đoạn 2004-2009)... xếp sẵn. Đến khi xác minh, đoàn thanh tra kết luận "việc bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy tŕnh, chưa đảm bảo công khai, dân chủ". Cụ thể, "trường hợp bổ nhiệm ông Tú từ chức danh quyền Trưởng pḥng Đào tạo giữ chức Trưởng pḥng Đào tạo không được thông qua cuộc họp để có sự thống nhất của đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể".
Vừa qua, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh B́nh Phước có thông báo kèm theo danh sách mấy chục cán bộ đi học lớp trung cấp chính trị th́ dư luận mới bàn tán, v́ sao nhiều cán bộ c̣n nợ chuẩn trung cấp nhưng vẫn được bổ nhiệm. Kỳ lạ nhất là trường hợp ông trưởng pḥng sẽ nghỉ hưu vào ngày 1/7/2015 nhưng vẫn có tên đi học lư luận chính trị. Dư luận hài hước đặt câu hỏi, chẳng lẽ đây là cán bộ nguồn cho hội người cao tuổi?

“Cố đấm ăn xôi”

Việc tham nhũng tiền bạc, đất đai, tài nguyên... nếu có chế tài và sự răn đe đủ mạnh chắc chắn sẽ hạn chế được. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm cán bộ là con cháu các vị lănh đạo vào những vị trí quan trọng sẽ tạo thành thế lực mang tính "chân rết". Đó mới là vấn nạn khó phát hiện và xử lư.
Nếu trước kia, người ta thường nói đến những tin đồn về "chạy chức", "chạy quyền" th́ bây giờ, nó không chỉ là tin đồn, mà đă thành sự thật, sự thật 100%. Dù cho không ai dám thừa nhận có việc mua quan bán chức th́ sự thật đó vẫn đang tồn tại. Một điều dễ hiểu, khi c̣n tại vị, đồng nghĩa với c̣n quyền lực, bổng lộc... đến khi "hạ cánh" những thứ đó cũng dần "bay theo gió". Thế nên mới có chuyện, bổ nhiệm trước khi về hưu.
Trong số những cán bộ do ông Truyền, ông Rum, hay những quan chức khác bổ nhiệm ở "phút chót", ai là "quan hệ", ai là "tiền tệ", ai "hậu duệ"... không dễ để biết. Nhưng việc bổ nhiệm này, chắc chắn phải theo một "lư do nào đó" như câu nói của Bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái B́nh khi trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, liên quan đến "lạm phát cấp phó": "Có một số cơ quan có nhiều cấp phó không thực sự xuất sắc, thậm chí bổ nhiệm bởi lư do nào đó".
Tham nhũng nào cũng là tội nhưng "tham nhũng ghế", "tham nhũng tương lai" khi chăm chăm “giữ gôn” cho con cháu, hoặc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở "phút 89" càng đáng lên án hơn. Bởi, việc "xếp" những người không đủ năng lực vào vị trí đă "dọn sẵn" cũng đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội của hàng trăm, hàng ngh́n người khác.
B́nh luận về tâm lư làm "chuyến tàu vét" trước khi "hạ cánh", Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, ủy viên ỦY ban Pháp luật của Quốc hội thẳng thắn: "Không phải bây giờ mới có, mà trước đây cũng đă có những x́ xào, bàn tán ở bộ này, ngành kia, trước khi lănh đạo nghỉ hưu bổ nhiệm cán bộ ồ ạt". Theo Đại biểu Cương, có những lănh đạo đơn vị không gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy tŕnh bổ nhiệm cán bộ để có căn cứ theo nhu cầu thực tiễn, mà cứ bổ nhiệm sai, bổ nhiệm ồ ạt. "Mà đa số bổ nhiệm v́ vụ lợi là chính, nếu không v́ vụ lợi, chắc chẳng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt làm ǵ", ông Cương nói.
Cũng nhận định về tâm lư "giữ gôn" của quan chức, TS. Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội nêu quan điểm: "Sai phạm có thể do cá nhân nào đó "cố đấm ăn xôi", đă "nhúng tay vào chàm" th́ tiếp tục cố cho bằng được. Hoặc cũng có thể, họ biết ḿnh sắp nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác nên cố làm "trận cuối cùng" theo kiểu "cha ra con vào giữ ghế". Cũng có thể giữa những người này có mối quan hệ ràng buộc nào đấy, ràng buộc về vật chất hoặc về t́nh cảm...".

sonnyd ©VietSN