Log in

View Full Version : Trung Quốc thử nghiệm tên lửa siêu thanh Mach 10


PinaColada
12-10-2014, 01:33
Quan chức Mỹ cho biết, Trung Quốc đă thử nghiệm một loại tên lửa siêu thanh trong khuôn khổ chương tŕnh vũ khí hạt nhân chiến lược nhằm tạo ra vũ khí có khả năng đánh bại hệ thống pḥng thủ Mỹ.
Cuộc thử nghiệm của tên lửa cực siêu thanh Wu-14 tại phía Tây Trung Quốc được quan sát bởi các cơ quan t́nh báo Mỹ vào ngày 2/12.

Trước đó, tên lửa Wu-14 đă được thử nghiệm vào ngày 9/1 và ngày 7/8 năm nay. Cả ba cuộc thử nghiệm cho thấy, công cuộc phát triển một loại tên lửa tấn công của Trung Quốc cho phép bay với tốc độ nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này trong quá tŕnh xây dựng lực lượng quân đội hiện đại.

Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc đă xác nhận cuộc thử nghiệm, nhưng từ chối không tiết lộ chi tiết.

Trung tá Lính thủy đánh bộ Jeff Pool trả lời báo Washington Free Beacon như sau: “Chúng tôi nhận được những báo cáo về cuộc thử nghiệm này và chúng tôi vẫn luôn theo dơi hoạt động quốc pḥng ở nước ngoài”.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=704572&stc=1&d=1418175211
H́nh phác thảo tên lửa Falcon HTV-2, một loại máy bay cực siêu thanh đang phát triển của Mỹ.
“Tuy nhiên, chúng tôi không b́nh luận ǵ về thông tin t́nh báo cũng như những đánh giá về hệ thống vũ khí của nước ngoài”, Pool nói thêm, nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc luôn khuyến khích Trung Quốc hăy cởi mở hơn trong việc đầu tư quốc pḥng và mục tiêu quân sự “nhằm tránh sai sót”.

Tháng trước tại Bắc Kinh, Mỹ và Trung Quốc đă đồng ư một hiệp ước quân sự kêu gọi mỗi bên phải thông báo về những hoạt động quân sự lớn. Hiện nay vẫn chưa biết được Trung Quốc đă thông báo trước cho Lầu Năm Góc về cuộc thử nghiệm hay chưa.

Tên lửa Wu-14 được phóng từ một tên lửa đạn đạo Trung Quốc và tách rời khi ra ngoài bầu khí quyển. Những cuộc thử nghiệm trước đây của tên lửa ước tính đạt vận tốc Mach 10, tức là gấp 10 lần tốc độ âm thanh và khoảng 12.360km/giờ.

Tốc độ này sẽ tạo nên những thách thức về vật lư và hàng không đối với các hệ thống định hướng và gây áp lực cực lớn đối với các chất liệu cấu tạo tên lửa.

Báo cáo thường niên của Ủy ban Đánh giá T́nh h́nh Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung Quốc, được công bố vào ngày 20/11, tiết lộ chương tŕnh vũ khí cực siêu thanh của Trung Quốc là một bước tiến lớn.

Báo cáo cho biết, Lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc “đang phát triển một loại vũ khí cực siêu thanh mới, trong tương lai sẽ là một phần quan trong trong cuộc tấn công tên lửa chính xác thế hệ mới”.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=704573&stc=1&d=1418175211
Một tấm ảnh khác của tên lửa Falcon HTV-2, được phóng đi nhờ một tên lửa đẩy và tách rời ngoài không gian, sau đó sẽ hướng thẳng về mục tiêu. Tốc độ của nó sẽ đạt Mach 20 (khoảng 21.000/giờ).
Báo cáo c̣n cho rằng, “các loại vũ khí cực siêu thanh có thể khiến hệ thống tên lửa Hoa Kỳ hiện nay trở nên kém hiệu quả và sẽ sớm lỗi thời” và cho rằng nếu Wu-14 được triển khai, nó “có thể cho phép Trung Quốc tấn công bất cứ nơi đâu trên thế giới chỉ trong ṿng vài phút đến vài giờ”.

Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai tên lửa tốc độ cao này vào năm 2020 và một loại máy bay cực siêu thanh có động cơ đẩy vào năm 2025.

Ông Lee Fuell, giám đốc kỹ thuật chuyên về hiện đại hóa và ứng dụng thuộc Trung tâm Công nghệ Hàng không Vũ trụ Quốc gia (NASIC), trả lời Ủy ban Đánh giá rằng vũ khí tốc độ cao của Trung Quốc được phóng đi từ một tên lửa đạn đạo, sau khi tách rời sẽ bay với tốc độ siêu thanh và hướng đến mục tiêu. Vũ khí này hiện được cho là “một phần của lực lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”.

“Điều đáng lưu tâm là, liệu Trung Quốc sẽ áp dụng cùng công nghệ và tính năng với một đầu đạn thường thấy, hoặc thậm chí không cần đầu đạn bởi lực mà nó tạo ra và sử dụng nó cùng với các loại tên lửa đạn đạo trên chiến trường lớn”, Fuell cho biết.

Ông cũng đề cập đến việc các loại tên lửa cực siêu thanh “cực kỳ khó chống lại bời v́ thời gian rất gấp gáp, từ lúc phát hiện ban đầu, theo dấu xác định tên lửa, t́m ra được giải pháp phản kích, nhưng quan trọng nhất là cần phải có một loại vũ khí có thể ngăn chặn chúng theo cách nào đó do tốc độ di chuyển của tên lửa đối phương rất lớn”.

“Nếu tên lửa này được kết hợp với những tên lửa đạn đạo thông thường, buộc một mục tiêu phải pḥng thủ các loại đầu đạn đến từ một hướng và cùng lúc đó phải chống lại các loại máy bay bay thấp có tốc độ cao tiếp cận từ hướng khác, th́ việc pḥng thủ sẽ khó khăn hơn rất nhiều”, ông kết luận.

Ủy ban cho biết Trung Quốc đang mở rông số lượng vũ khí hạt nhân “một cách đáng kể”, cùng với việc triển khai tên lửa, tàu ngầm và các loại vũ khí có nhiều đầu đạn mới.

Ông Rick Fisher, chuyên gia nghiên cứu quân sự Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc cần thử nghiệm thêm nhiều lần nữa nhằm biến Wu-14 hoạt động như một loại vũ khí hiệu quả.

“Chương tŕnh này hẳn đă được triển khai từ lâu rôi”, ông Fisher cho biết, cùng với Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế. “Với các loại vũ khí cực siêu thanh, tất cả cuộc thử nghiệm, thất bại hay thành công đều có đóng góp tích cực đối với việc phát triển vũ khí”.

Wu-14 là một phần của quá tŕnh mà các chuyên gia cho rằng sẽ là một cuộc chạy đua vũ khí cực siêu thanh gồm có Trung Quốc, Nga và Mỹ. Tháng trước, chính phủ Nga đă công bố kế hoạch tung ra tên lửa cực siêu thanh vào năm 2020. Ngược lại, sự phát triển vũ khí cực siêu thanh của Mỹ đă bị hạn chế.

Cuộc thử nghiệm Vũ khí Cực Siêu thanh Tân tiến của Quân đội Mỹ vào ngày 25/08 là một thảm họa sau khi động cơ đẩy của tên lửa phát nổ chẳng bao lâu sau khi phóng thử từ một căn cứ ở đảo Kodiak, Alaska.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=704574&stc=1&d=1418175211
Căn cứ trên đảo Kodiak, Alaska, nơi thử nghiệm nhiều loại vũ khí cực siêu thanh của Mỹ.
Việc tài trợ phát triển vũ khí cực siêu thanh đă bị giới hạn xuống c̣n khoảng 360 triệu USD, một khoản kinh phí mà các chuyên gia cho rằng rất nhỏ so với mức đầu tư của Trung Quốc.

Ông Fisher đưa ra ư kiến: “Điều cần thiết đối với Mỹ lúc này là gia tăng ngân sách ở hai khu vực. Trước tiên Mỹ phải mở rộng và tăng tốc chương tŕnh vũ khí cực siêu thanh của ḿnh”.

Theo Fisher, Lầu Năm Góc có thể t́m được một vài hệ thống vũ khí cực siêu thanh cạnh tranh nhau đang được phát triển, cũng như nghiên cứu sâu hơn về những hệ thống chống vũ khí cực siêu thanh.

Những nghiên cứu trước đây của Lầu Năm Góc bao gồm phát triển cả tên lửa định hướng không cần động cơ và các loại máy bay cực siêu thanh có động cơ tiên tiến. Hiện một loại máy bay thử nghiệm có tên X-37 đang được phát triển trong một chương tŕnh có tên là Prompt Global Strike.

Các chuyên gia t́nh báo Mỹ nói rằng chương tŕnh Wu-14 hiện là một phần của chương tŕnh vũ khí hạt nhân chiến lược. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sử dụng Wu-14 như là một phần của một chương tŕnh vũ khí không kích đơn thuần, bao gồm tấn công các tàu sâu bay ở phía Tây Thái B́nh Dương.

“Mặc dù các hệ thống tên lửa pḥng vệ có thể một giải pháp ban đầu, vũ khí năng lượng có tiềm năng lớn hơn nhiều”, Fisher cho biết. “Ví dụ, súng điện từ railgun có tiềm năng lớn trong việc điều khiển các loại vũ khí cực siêu thanh đầu tiên và công nghệ này xứng đáng nhận nhiều tài trợ hơn”.

Fisher cũng nói rằng Mỹ nên nâng cao khả năng xác định những hệ thống do thám và quan sát từ ngoài không gian của Trung Quốc, bao gồm cả vệ tinh.

“Những hệ thống này sẽ rất quan trọng để Trung Quốc có thể triển khai hệ thống vũ khí cực siêu thanh tầm xa thành công”, ông kết luận.

Hiện vẫn chưa liên lạc được với Đại sứ quán Trung Quốc để trả lời vấn đề này.

Bà Lora Saalman, chuyên gia về phát triển vũ khí cực siêu thanh của Trung Quốc tại trung tâm Carnegie Endowment, nói rằng, kể từ sau lần thử nghiệm Wu-14 lần thứ 2, khoảng cách thời gian giữa hai lần thử cho thấy Trung Quốc đang gấp rút phát triển công nghệ.

Trong một email viết từ tháng 8/2014, bà cho biết: “Khi so sánh với những khoảng cách ở các năm giữa các cuộc thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh và pḥng thủ tên lửa đạn đạo vào năm 2007, 2010, 2013 và 2014, lần thử nghiệm Wu-14 đă đảy nhanh thời gian phát triển vũ khí của Trung Quốc một cách nhanh chóng”. Bà Saalman tin răng Wu-14 là một phần của chương tŕnh phát triển giống như chương tŕnh Prompt Global Strike của Mỹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)