Hanna
12-14-2014, 20:59
Nhìn các em nhỏ miền núi thuộc vùng sâu vùng xa qua sông suối để đi học bằng những cách không đâu trên thế giới này có thì thật là quá xót xa.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi nghĩ tại sao những người dân ở đó lại lười thế, không lẽ cả một tập thể người ở một thôn một xã thậm chí là một huyện lại hoàn toàn cam chịu số phận và hằng ngày đánh đu số phận của họ, con cái họ băng qua sông, qua suối nơi mà nguy hiểm luôn rình rập diễn ra. Không lẽ chỉ biết chờ nhà nước.
Còn nhớ hồi còn nhỏ tôi sống ở một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, đường xá rất xấu, các em nhỏ chúng tôi phải băng qua suối, đi đường lầy lội để đến trường. Chờ nhà nước vài năm không thấy làm gì. Những người trong xóm, cha ông của chúng tôi rồi cũng họp lại người góp công, người góp của nhưng góp công là nhiều, kéo đất kéo đá làm đường, lắp cống để mọi người có con đường tốt hơn để qua suối, con đường đất đẹp hơn để mọi người đi dễ dàng hơn trong mùa mưa, và thế là không biết bao giờ nó đã thành truyền thống, cứ đầu mùa mưa mọi người trong xóm lại rủ nhau đi nạo vét cống sửa những chỗ đường bị hư (đường đã được nhà nước đầu tư đổ bê tông nhựa nóng).
Nếu ai đã từng đi miền Tây, miền sông nước, sông rạch ở khắp nơi, vậy mà họ cũng chẳng phải đu dây hay kéo bè tre qua sông vì ít ra họ cũng còn biết làm “cầu tre” để qua sông.
Nói thật lòng nghèo đói và lười biếng luôn đi chung với nhau.http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=707803&stc=1&d=1418590746
vnn
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi nghĩ tại sao những người dân ở đó lại lười thế, không lẽ cả một tập thể người ở một thôn một xã thậm chí là một huyện lại hoàn toàn cam chịu số phận và hằng ngày đánh đu số phận của họ, con cái họ băng qua sông, qua suối nơi mà nguy hiểm luôn rình rập diễn ra. Không lẽ chỉ biết chờ nhà nước.
Còn nhớ hồi còn nhỏ tôi sống ở một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, đường xá rất xấu, các em nhỏ chúng tôi phải băng qua suối, đi đường lầy lội để đến trường. Chờ nhà nước vài năm không thấy làm gì. Những người trong xóm, cha ông của chúng tôi rồi cũng họp lại người góp công, người góp của nhưng góp công là nhiều, kéo đất kéo đá làm đường, lắp cống để mọi người có con đường tốt hơn để qua suối, con đường đất đẹp hơn để mọi người đi dễ dàng hơn trong mùa mưa, và thế là không biết bao giờ nó đã thành truyền thống, cứ đầu mùa mưa mọi người trong xóm lại rủ nhau đi nạo vét cống sửa những chỗ đường bị hư (đường đã được nhà nước đầu tư đổ bê tông nhựa nóng).
Nếu ai đã từng đi miền Tây, miền sông nước, sông rạch ở khắp nơi, vậy mà họ cũng chẳng phải đu dây hay kéo bè tre qua sông vì ít ra họ cũng còn biết làm “cầu tre” để qua sông.
Nói thật lòng nghèo đói và lười biếng luôn đi chung với nhau.http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=707803&stc=1&d=1418590746
vnn