PDA

View Full Version : Bắc Kinh lại thách thức dư luận, rêu rao Việt Nam -Philippines chống Trung Quốc


therealrtz
12-16-2014, 16:04
"Chúng tôi sẽ không gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết trước các hành động khiêu khích của các nước liên quan", Tập Cận B́nh tuyên bố.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=709051&stc=1&d=1418745872
Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua lại lên giọng thách thức, dọa nạt khu vực.

Tin tức Tham khảo, một phụ san của Tân Hoa Xă ngày 15/12 tuyên truyền xuyên tạc: Việt Nam ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, hợp lực chống Trung Quốc!? Tờ báo Trung Quốc dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định: Lập trường của Việt Nam có tác động hỗ trợ thúc đẩy các bên trên Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách ḥa b́nh, phi bạo lực, căn cứ trên luật pháp quốc tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. Dựa vào thông báo này, Tin tức Tham khảo b́nh luận, Việt Nam và Philippines đă kết thúc thời kỳ không tin tưởng lẫn nhau, liên thủ với nhau đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông?!

Báo Trung Quốc không biết đă căn cứ vào đâu để nhận định rằng, Việt Nam và Philippines "có mấy chục năn không tin tưởng nhau" và dường như điều này đă kết thúc. Để chứng minh cho cái gọi là "kết thúc" này, Tin tức Tham khảo liệt kê các hoạt động hợp tác Việt Nam - Philippines làm dẫn chứng: Năm ngoái, hai bên hội đàm hải quân, tháng trước 2 tàu hải quân hiện đại nhất Việt Nam thăm Philippines, sang năm 2 nước tổ chức đối thoại quốc pḥng lần thứ nhất.

Theo Thông Tấn Xă Việt Nam ngày 11/12, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam đối với vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải B́nh khẳng định: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lư của ḿnh ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đă bày tỏ với Ṭa trọng tài lập trường, quan điểm của ḿnh đối với vụ kiện và đề nghị Ṭa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lư đó của Việt Nam”.

Ông Lê Hải B́nh nhấn mạnh: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, ḷng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra."

Như vậy, Nhà nước Việt Nam đă công khai khẳng định rơ lập trường của ḿnh chỉ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, kiên quyết bác bỏ yêu sách vô lư của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như đường đứt đoạn, c̣n gọi là đường lưỡi ḅ, đường chữ U vô lư và phi pháp mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông. Ngoài ra, Việt Nam không liên minh với nước nào để chống Trung Quốc - PV.

Với chủ trương Việt Nam muốn làm bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia yêu chuộng ḥa b́nh trên thế giới, quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Philippines không ngừng phát triển là việc hết sức b́nh thường. Mặc dù thực tế Philippines là một bên yêu sách ở Biển Đông và có chồng lấn lên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng không có chuyện hai nước không tin tưởng lẫn nhau như Tin tức Tham khảo b́nh luận. Việc hai nước bảo vệ yêu sách của ḿnh trước sự bành trướng, lấn lướt, đe dọa và áp đặt của Trung Quốc là việc b́nh thường, nhưng tuyệt nhiên không phải liên minh hay liên thủ để chống Trung Quốc - PV.

Cũng trong ngày 15/12, website Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Tần Cương, người phát ngôn cơ quan này tiếp tục lên giọng thách thức dư luận và có biểu hiện đe dọa các bên liên quan khi tuyên bố: "Quyết tâm bảo vệ lănh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc không thay đổi. Nếu bên nào đó có những hành động đơn phương khiêu khích, Trung Quốc chắc chắn sẽ có phản ứng cần thiết"?!

Trong tháng 5 năm nay, Trung Quốc từng kéo giàn khoan khổng lồ 981 cùng hạm đội hàng trăm tàu công vụ, tàu chiến hùng hổ kéo vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bất chấp mọi phản đối của Việt Nam cũng như dư luận quốc tế. Liệu phản ứng của các bên liên quan khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, lợi ích hợp pháp của ḿnh có bị Bắc Kinh xem là "hành động đơn phương khiêu khích" để "có phản ứng"? Rồi đây Bắc Kinh sẽ c̣n "phản ứng" như thế nào?

Không khó để t́m câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất từ chính miệng lưỡi Trung Quốc. Tân Hoa Xă ngày 15/12 đăng lại một loạt phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2014 về Biển Đông: Ngày 5/6 Hồng Lỗi "kêu gọi Việt Nam chấm dứt (cái gọi là) gây rối ở giàn khoan 981 và rút hết tàu khỏi hiện trường"?! Ngày 9/6 Hoa Xuân Oánh gọi hoạt động giao lưu giữa hải quân Việt Nam và Philippines ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là "tṛ hề vụng về" và "yêu cầu 2 nước ngừng khuấy tranh căi và gây sự" ở Biển Đông?! Tuy nhiên trả lời cho câu hỏi thứ hai không dễ, nhưng trong một thế giới văn minh như ngày nay Biển Đông không phải nơi Bắc Kinh muốn làm ǵ th́ làm - PV.

Cũng trong bản tin này Tân Hoa Xă dẫn lời ông Tập Cận B́nh, Chủ tịch Trung Quốc hôm 30/5 nói rằng, "Trung Quốc trân trọng ḥa b́nh và ổn định ở khu vực Biển Đông và không chấp nhận các hành động làm phức tạp, mở rộng hoặc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông" trong cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak. "Chúng tôi sẽ không gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết trước các hành động khiêu khích của các nước liên quan", Tập Cận B́nh tuyên bố.

therealrtz ⒸVietSN