vuitoichat
12-18-2014, 11:38
Liên quan đến sự việc máy bay Vietnam Arlines phải hạ cánh trong tình trạng khẩn nguy ngày 16/12, nhiều độc giả băn khoăn vậy ai là người có quyền định đoạt to nhất trên máy bay, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, điều hành bay khi máy bay đang bay?
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=710403&stc=1&d=1418902681
Người chỉ huy tàu bay là người to quyền nhất khi máy bay đang bay.
Ngày 16/12, chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines mang số hiệu VN1266 chở theo 135 hành khách, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM theo lịch trình sẽ hạ cánh xuống sân bay đến là Vinh. Nhưng hành trình này đột ngột thay đổi khi chiếc máy bay này nhận lệnh bay ra Nội Bài. Sau sự cố, số hành khách đã được bố trí để bay về Vinh một cách an toàn.
Sự cố này đang được cơ quan chức năng liên quan điều tra làm rõ. Hộp đen của chiếc máy bay đã được niêm phong, giải mã nhằm tìm manh mối để làm sáng tỏ nguyên nhân xảy ra sự cố. Gửi băn khoăn về Báo GĐ&XH, nhiều độc giả muốn biết khi lên máy bay, ai là người to quyền nhất? Ai là người chịu trách nhiệm điều phối để đảm bảo an ninh, an toàn cho chuyến bay? Có quyền định đoạt việc thay đổi hành trình khi có sự cố?
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi thì người chỉ huy tàu bay là người có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.
Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.
Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
Người chỉ huy tàu bay có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Trong trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch đường hàng không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không.
Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội;
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;
e) Sử dụng ma tuý;
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay;
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác.
Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong trường hợp hạ cánh bắt buộc...
Minh Anh
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=710403&stc=1&d=1418902681
Người chỉ huy tàu bay là người to quyền nhất khi máy bay đang bay.
Ngày 16/12, chiếc Airbus 321 của Vietnam Airlines mang số hiệu VN1266 chở theo 135 hành khách, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM theo lịch trình sẽ hạ cánh xuống sân bay đến là Vinh. Nhưng hành trình này đột ngột thay đổi khi chiếc máy bay này nhận lệnh bay ra Nội Bài. Sau sự cố, số hành khách đã được bố trí để bay về Vinh một cách an toàn.
Sự cố này đang được cơ quan chức năng liên quan điều tra làm rõ. Hộp đen của chiếc máy bay đã được niêm phong, giải mã nhằm tìm manh mối để làm sáng tỏ nguyên nhân xảy ra sự cố. Gửi băn khoăn về Báo GĐ&XH, nhiều độc giả muốn biết khi lên máy bay, ai là người to quyền nhất? Ai là người chịu trách nhiệm điều phối để đảm bảo an ninh, an toàn cho chuyến bay? Có quyền định đoạt việc thay đổi hành trình khi có sự cố?
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi thì người chỉ huy tàu bay là người có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.
Tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm mà tất cả các cánh cửa ngoài được đóng lại sau khi hoàn thành xếp tải đến thời điểm mà bất kỳ cửa ngoài nào được mở ra để dỡ tải; trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, tàu bay được coi là đang bay cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay.
Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.
Người chỉ huy tàu bay có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, huỷ bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Trong trường hợp vì tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp mà phải bay chệch đường hàng không thì sau khi hết nguy hiểm, người chỉ huy tàu bay và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải nhanh chóng áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đưa tàu bay về đường hàng không.
Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay được áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với những người thực hiện một trong các hành vi sau đây trong tàu bay:
a) Phạm tội;
b) Đe doạ, uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Hành hung hoặc đe dọa thành viên tổ bay, hành khách;
d) Không tuân theo sự hướng dẫn của người chỉ huy tàu bay hoặc của thành viên tổ bay thay mặt người chỉ huy tàu bay về việc bảo đảm an toàn cho tàu bay, duy trì trật tự, kỷ luật trong tàu bay;
đ) Phá hoại thiết bị, tài sản trong tàu bay;
e) Sử dụng ma tuý;
g) Hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc ở những nơi không được phép có khả năng uy hiếp an toàn của tàu bay;
h) Sử dụng thiết bị điện tử xách tay, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi tàu bay cất cánh, hạ cánh hoặc khi bị cấm vì an toàn chuyến bay;
i) Các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, vi phạm trật tự công cộng khác.
Ra mệnh lệnh cần thiết đối với mọi người trong tàu bay và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong trường hợp hạ cánh bắt buộc...
Minh Anh