Romano
12-23-2014, 09:24
Tóm lược: Lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt hải ngoại (NVHN) thường bị cộng sản Việt Nam và nhiều người, thường là thiên cộng hoặc ngây thơ chính trị, cho là biểu tượng của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã mất. Dựa vào diễn giải sai lầm này, nhà nước cộng sản và những người thiên cộng xuyên tạc những nỗ lực của NVHN đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam là được nung nấu bởi lòng hận thù vì thua trận và có mưu đồ phục quốc. Trên thực tế, NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho: (1) di sản tốt đẹp của chính thể VNCH trong quá khứ; (2) xác nhận bản sắc của cộng đồng trong xã hội nơi xứ sở họ cư ngụ trong hiện tại; và (3) tinh thần, ý chí dân tộc và lòng thương yêu đồng bào để thúc đẩy tự do dân chủ trong tương lai. Sự khác biệt, giữa ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN và của quốc gia VNCH đã mất, rất tinh tế nhưng rất quan trọng. CSVN khai thác tính chất thiếu rõ rệt đó để tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN. Cùng với ác tâm gán ghép NVHN với hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc, CSVN và những người thiên cộng toan tính dùng chiến thuật kamikaze, sẵn sàng hy sinh cờ đỏ để đổi lấy sự hủy diệt cờ vàng, trong giải pháp hòa hợp hòa giải. Người Việt trong nước cần phải cổ xúy cờ vàng trong nước để tạo dựng đoàn kết với NVHN và gửi một thông điệp mạnh mẽ cho tà quyền cộng sản và thế giới về sức mạnh đoàn kết vĩ đại của dân Việt.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=713903&stc=1&d=1419326614
*
Lá cờ thường được dùng là biểu tượng cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở. Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho tới năm 1975. Khi cộng sản tiến chiếm miền Nam năm 1975, hàng triệu người miền Nam rời bỏ quê hương. tỵ nạn cộng sản. Họ đem theo lá cờ vàng ba sọc đỏ và gây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN) càng ngày càng to lớn và hùng mạnh. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đó, hiện nay được coi là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, được công nhận rộng rãi bởi các chính quyền địa phương tại xứ sở nơi họ cư ngụ.
Trong bài này, tôi sẽ không đề cập đến ý nghĩa của quốc gia và lá cờ tiêu biểu cho quốc gia, vì đề tài đó rất rộng lớn, và chỉ có chút liên hệ đến ý chính bài này. Ý nghĩa lá cờ một quốc gia hiện hữu trên thế giới không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, khi một quốc gia bị xâm lấn và chiếm đóng bởi một quốc gia khác, vấn đề trở nên phức tạp, như trường hợp quốc gia VNCH bị xâm lấn và chiếm đóng bởi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) như được biết lúc ấy. Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa khi hai quốc gia đó đã từng là một quốc gia độc lập nhưng bị chia đôi, như nước Việt Nam năm 1954.
Câu hỏi là: Ý nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN hiện tại là gì?
Tôi sẽ không đề cập chi tiết đến nguồn gốc lịch sử của lá cờ vàng ba sọc đỏ vì có rất nhiều tài liệu về chuyện đó (Xem, thí dụ như, Dân 2012; Đặng 2013). Một cách vắn tắt, lá cờ vàng ba sọc đỏ có nguồn gốc ít nhất từ năm 1890 (Dân 2012; Đặng 2013) dưới thời vua Thành Thái. Qua bao lần thay đổi, lá cờ trở về hình dạng cờ vàng ba sọc đỏ vào năm 1948 thời vua Bảo Đại và qua hai chính thể VNCH. Điểm quan trọng là cờ vàng ba sọc đỏ đã từng là cờ của toàn thể nước Việt Nam (bấy giờ có tên là Đại Nam), và hiện hữu trước lá cờ đỏ sao vàng của nước VNDCCH, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tuy nhiên, việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của quốc gia VNCH cho tới năm 1975 khác với việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng hiện nay của NVHN. Sự khác biệt này rất tinh tế và thường bị lẫn lộn ngay cả với vài NVHN. CSVN có thể cũng không thấy sự khác biệt đó, hoặc thấy nhưng làm như không thấy, khai thác tính chất thiếu rõ rệt của sự khác biệt đó để xuyên tạc về NVHN, tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN.
Trong phần trình bày sau đây, tôi lý luận rằng NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ thuần túy là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, và không phải là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước năm 1975, tuy họ vẫn không quên chính thể VNCH. Do đó, về phương diện pháp lý, lá cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ đặc tính hợp pháp của bất kỳ lá cờ nào cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở.
A. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho di sản tốt đẹp trong quá khứ, xác nhận bản sắc trong hiện tại, và tinh thần tự do dân chủ cho tương lai
NVHN trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhiều nơi công cộng, cơ sở thương mại, phố xá trong cộng đồng, các cuộc diễn hành, biểu tình, trên khán đài, trong các chương trình văn nghệ, v.v... Lá cờ vàng, do đó, không được dùng là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước 1975, mà là biểu tượng tinh thần trong những hoạt động của NVHN khắp nơi trên thế giới. Những biểu tượng tinh thần này có thể được phân ra ba loại chính theo khía cạnh ý nghĩa thời gian: ký ức, bản sắc, và tinh thần dân tộc tự do dân chủ.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng cho ký ức trong quá khứ và là một phần quan trọng trong di sản NVHN:
Là một cộng đồng tị nạn chính trị phải lưu vong nơi xứ lạ quê người, NVHN đương nhiên có những hoài cảm về quá khứ. Sự nhung nhớ, tiếc nuối về quá khứ hoàn toàn không dính líu gì đến hận thù, cay đắng. Trên thực tế, NVHN thừa biết quốc gia VNCH không còn nữa. Chuyện đó không có nghĩa là tinh thần của chính thể VNCH không còn nữa. Ngược lại là khác, như sẽ được trình bày sau, cái tinh thần đó còn được tiếp tục và phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn. NVHN lựa chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng NVHN vì lá cờ giúp họ tạo dựng lại ký ức mà họ không muốn quên.
Tạo dựng ký ức, hoặc cái gọi là "dự án ký ức chiến lược" theo Aguilar-San Juan (2009, 65-66, 128), là một tiến tŕnh quan trọng mà NVHN dựa vào để giữ lại danh tính và giá trị văn hóa của họ (sđd.). Duy tŕ quá khứ và tham gia các hoạt động tái tạo quá khứ - chẳng hạn như biểu t́nh, dựng đài tưởng niệm, hoặc chào lá cờ của Nam Việt Nam cũ - không phải là một biểu hiện của sự cay đắng, giận dữ, hoặc hận thù (Cao-Đắc 2014a, 326). Thay vào đó, những nỗ lực này "xây dựng và đào tạo ký ức trong một cách để củng cố ranh giới lâu dài của cộng đồng" (Aguilar-San Juan 2009, 131).
Tại Hoa Kỳ, nhiều tượng đài, đài tưởng niệm đă được dựng lên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt như là một phần của những kư ức xă hội này. Thí dụ, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Hình 1) và tượng tưởng niệm thuyền nhân (Hình 2), cả hai đều nằm trong thành phố Westminster, California, là bằng chứng mạnh mẽ của những "dự án ký ức chiến lược" này.
Thành phố Westminster ở California không phải là nơi duy nhất mà những "dự án ký ức chiến lược" được thực hiện. Nhiều tượng, đài tưởng niệm đă được dựng lên trong các cộng đồng NVHN ở các thành phố khác tại Hoa Kỳ và các nước khác, chẳng hạn như đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Houston, Texas; tượng mẹ và con tỵ nạn ở Ottawa, Canada; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt với ḷng biết ơn ở Victoria, Canada; đài tưởng niệm thuyền Việt Nam ở Bankstown, New South Wales, Australia; đài tưởng niệm thuyền thân Việt Nam ở Bagneaux, Pháp; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Hamburg, Đức; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Geneva, Thụy Sĩ (Cao-Đắc 2014a, 327).
Giống như các đài tưởng niệm, lá cờ vàng ba sọc đỏ đóng vai trò tạo dựng ký ức xã hội và ghi nhận di sản dân tộc. Khi nhìn lá cờ vàng bay phất phới trên đường phố hoặc trong những ngày lễ hội họp, NVHN được nhắc nhở đến quá khứ là phần kỷ niệm trong đời họ. Các thế hệ sau, có ít hoặc không có ký ức về quá khứ dính líu đến cờ vàng ba sọc đỏ nên không có những tình cảm sôi động như thế hệ đầu tiên, nhưng họ vẫn tiếp tục coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho ký ức này vì họ được thế hệ đầu giải thích nguồn gốc đó.
NVHN đi ra nơi vùng đất mới, làm lại cuộc đời. Họ vẫn có thể dùng một biểu tượng mới mẻ, đánh dấu cuộc sống mới. Họ vẫn có thể dùng một biểu tượng nguồn gốc dân tộc, thí dụ con Rồng cháu Tiên, có lẽ còn có ý nghĩa dân tộc trường tồn hơn cờ vàng ba sọc đỏ. Nhưng những biểu tượng này chỉ có giá trị lịch sử mà không có giá trị ký ức. Ngoài ra, cái giá trị ký ức của lá cờ vàng ba sọc đỏ có ý nghĩa nhất vì nó gợi đến mốc thời gian và lý do cho sự ra đi của đợt NVHN đầu tiên. Tuy nhiên, duy trì ký ức của một việc không có nghĩa là muốn làm sống dậy việc đó. Bạn có thể giữ một lá thư tình với người yêu cũ là một kỷ niệm nhưng bạn không muốn lập lại cuộc tình đó. Trong trường hợp lá cờ, vấn đề hơi có chút khác, vì lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia VNCH, nên việc duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ đưa đến tức khắc hình ảnh quốc gia đó. V́ vậy, có sự mơ hồ thiếu rơ rệt về ư nghĩa của biểu tượng này.
Có hai khía cạnh trong vấn đề này.
Trước hết, nếu một ký ức nhắc nhở đến một việc xấu xa nhục nhã thì ta có nên duy trì cái ký ức đó không? Nếu VNCH quả thật là quốc gia của chính quyền ngụy, đi bợ đít Mỹ, bị quân dân Việt Nam đánh đuổi phải chạy, như CSVN vẫn tuyên truyền một cách ngu dốt và hiểm độc, thì NVHN có muốn giữ lại cái ký ức đó không? Đương nhiên là không. Họ sẽ không muốn bị thế giới cười chê. Họ sẽ nhân dịp này mà dùng biểu tượng khác và không muốn bị nhắc lại cái quá khứ tủi nhục, xấu xa. Giả sử bạn mang một họ có liên hệ đến một quá khứ xấu xa tàn ác, thí dụ như Hitler, khi bạn có cơ hội đổi tên, bạn có muốn giữ lại họ đó không? Hoặc bạn bị cha mẹ đặt cho một tên xấu xí (thí dụ Nguyễn Văn Dốt Nát, Trần Thị Lăng Loàn) và phải xấu hổ mang tên đó đi học, bị bạn bè chế giễu. Khi bạn có cơ hội đổi tên, chắc chắn bạn sẽ không ngần ngại lấy một tên khác, tốt đẹp hơn.
Đằng này, không những NVHN không dùng dịp này để lấy biểu tượng khác, mà họ lại còn đồng loạt trên toàn thế giới, không cần ai hoặc tổ chức nào hô hào dụ dỗ, tiếp tục dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không những thế, NVHN còn hãnh diện về lá cờ vàng, trưng bày khắp nơi, trong mọi dịp lễ, văn nghệ, hội họp, địa điểm kinh doanh, v.v... Điều đó chứng tỏ cái quá khứ của VNCH có cái gì tốt đẹp, xứng đáng để NVHN yêu quý tôn trọng, và muốn gắn bó mãi mãi. Chỉ cần chứng cớ NVHN dùng lại lá cờ vàng là biểu tượng cộng đồng NVHN cho thấy lá cờ vàng và chính thể VNCH là thể chế cao quý, hào hùng, mà NVHN mãi mãi ghi nhớ. Do đó những gì CSVN nói xấu về chính thể VNCH là láo khoét, bịa đặt, và bóp méo sự thật.
Thứ nhì, tuy chính thể VNCH huy hoàng tốt đẹp, NVHN không duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định "phục quốc," mà chỉ vì lòng thương nhớ luyến tiếc cho thời vàng son. Hơn nữa, cho dù họ có ý định khôi phục lại quốc gia VNCH, họ không có ý định gây dựng lại y hệt những gì trước năm 1975, mà họ sẽ làm tốt đẹp hơn, để phù hợp với thế giới và văn minh hiện đại. CSVN lý luận rằng NVHN giữ cờ vàng vì họ nung nấu hận thù và muốn phục quốc. Bằng cách dùng từ ngữ "phục quốc" thay vì "tiếp nối," "tiếp tục," hoặc "phát huy tinh thần," CSVN và những người thiên cộng vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những người điên rồ, dại dột, vẫn còn mơ tưởng đến một quốc gia đã chết. (Dựa vào định nghĩa rộng rãi của "quốc gia" trên căn bản bốn yếu tố chính của dân tộc: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, và nguồn gốc dân tộc (Council 2005), tôi có thể lý luận là quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chưa chết. Nhưng đó không phải là ý chính của bài này.) Vì là những người không có tình cảm và chỉ biết chém giết cướp bóc, CSVN không hiểu được cái giá trị vô bờ bến của sự duy trì lòng luyến tiếc quá khứ huy hoàng.
Ta có thể coi chuyện NVHN giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ tương tự như chuyện một người con giữ gìn bức hình mẹ mình sau khi bà đã mất vì bức hình đó là biểu tượng cho tình yêu thương mẹ. Người con hoàn toàn không có ý định giữ gìn bức hình mẹ với mơ ước là mẹ mình sống lại, và bức hình bà mẹ không tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát trong quan tài nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng người con đó sẵn sàng tiếp nối những đức tính của mẹ mình cho mình và những thế hệ sau. Thay vì công nhận ý nghĩa thiêng liêng đó, CSVN và những người thiên cộng gán ghép NVHN là vẫn còn điên rồ mơ tưởng đào lại xương cốt của quốc gia VNCH vì hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng xác nhận bản sắc trong hiện tại để phân biệt NVHN chống cộng với các thành phần xã hội khác:
Ngoài việc ghi nhận ký ức xã hội, lá cờ vàng còn là biểu tượng xác nhận bản sắc (identity) của cộng đồng NVHN chống cộng và yêu chuộng tự do dân chủ. Chuyện đó có ý nghĩa gì không? Đương nhiên là có. Tại sao NVHN, sinh sống tản mác khắp nơi trên địa cẩu, không có một khối lãnh đạo trung ương, mà chọn cùng một biểu tượng xác nhận bản sắc và dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ? Trong bất kỳ một cuộc hội họp nào của NVHN, một cuộc biểu t́nh, quyên tiền, văn nghệ, mừng lễ, Tết, ở khắp nơi trên thế giới, họ đều dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tại sao họ không dùng một biểu tượng hình ảnh khác, phản ảnh ý nghĩa của cộng đồng NVHN tị nạn và hòa bình, như hình ảnh một con chim bồ câu bay trên toàn địa cầu và đất nước Viêt Nam, hoặc con tàu chở thuyền nhân, hoặc bất kỳ một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc nào khác?
Câu trả lời thật đơn giản. Đó là vì lá cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, ngoài chuyện là biểu tượng quốc gia, còn là biểu tượng cho nhiều ý nghĩa thiết tha với NVHN, gồm có tự do, dân chủ, chống cộng và đoàn kết.
Quốc gia Việt Nam từ thời Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa đều có tinh thần chống cộng tích cực, và cả hai chính thể đều tôn trọng tự do dân chủ. Tuy không hoàn hảo, cả hai chính thể đều hướng đến con đường tự do dân chủ. Ta nên chú ý rằng ta không thể phán xét chế độ VNCH trong các thập niên 1950, 1960, và nửa thập niên đầu 1970 dùng tiêu chuẩn hiện đại.
Về khía cạnh đoàn kết, tuy có nhiều giải thích cho ý nghĩa của màu vàng và ba vạch đỏ, ý nghĩa thông thường nhất là màu vàng tượng trưng cho màu da, màu đỏ tượng trưng cho màu máu. Do đó mới có câu "da vàng máu đỏ." Ba vạch tượng trưng cho ba miền Bắc Trung Nam. Tôi sẽ không đi sâu thêm về ý nghĩa hình ảnh lá cờ, nhưng có điểm tôi muốn nhấn mạnh là trái với nhiều người cho rằng ba vạch đỏ nói lên đường lối "chia để trị" của Pháp thời Pháp thuộc và do đó có ý nghĩa chia rẽ, ba vạch đỏ tượng trưng cho tình đoàn kết sâu đậm nhất của dân Việt Nam vì nó nói lên sự khác biệt của dân tộc Việt nhưng vẫn đoàn kết yêu thương nhau trên cùng lãnh thổ.
Với một biểu tượng sẵn có như vậy, NVHN không ngần ngại dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng xác nhận bản sắc. Cái bản sắc đó giúp họ phân biệt được các thành phần xã hội khác, như các đoàn thể thân cộng, các nhóm đến từ Việt Nam tạm thời, và các tổ chức, đoàn thể địa phương của xứ sở họ cư ngụ. Một lần nữa, giống như biểu tượng về ký ức xã hội, ý nghĩa của biểu tượng này không dính líu gì đến quốc gia VNCH đã mất, nhưng sự khác biệt rất tinh tế, và nhiều khi chỉ được cảm nhận trong tiềm thức.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=713903&stc=1&d=1419326614
*
Lá cờ thường được dùng là biểu tượng cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở. Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho tới năm 1975. Khi cộng sản tiến chiếm miền Nam năm 1975, hàng triệu người miền Nam rời bỏ quê hương. tỵ nạn cộng sản. Họ đem theo lá cờ vàng ba sọc đỏ và gây dựng một cộng đồng người Việt hải ngoại (NVHN) càng ngày càng to lớn và hùng mạnh. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đó, hiện nay được coi là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, được công nhận rộng rãi bởi các chính quyền địa phương tại xứ sở nơi họ cư ngụ.
Trong bài này, tôi sẽ không đề cập đến ý nghĩa của quốc gia và lá cờ tiêu biểu cho quốc gia, vì đề tài đó rất rộng lớn, và chỉ có chút liên hệ đến ý chính bài này. Ý nghĩa lá cờ một quốc gia hiện hữu trên thế giới không có gì khó hiểu. Tuy nhiên, khi một quốc gia bị xâm lấn và chiếm đóng bởi một quốc gia khác, vấn đề trở nên phức tạp, như trường hợp quốc gia VNCH bị xâm lấn và chiếm đóng bởi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) như được biết lúc ấy. Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa khi hai quốc gia đó đã từng là một quốc gia độc lập nhưng bị chia đôi, như nước Việt Nam năm 1954.
Câu hỏi là: Ý nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ của NVHN hiện tại là gì?
Tôi sẽ không đề cập chi tiết đến nguồn gốc lịch sử của lá cờ vàng ba sọc đỏ vì có rất nhiều tài liệu về chuyện đó (Xem, thí dụ như, Dân 2012; Đặng 2013). Một cách vắn tắt, lá cờ vàng ba sọc đỏ có nguồn gốc ít nhất từ năm 1890 (Dân 2012; Đặng 2013) dưới thời vua Thành Thái. Qua bao lần thay đổi, lá cờ trở về hình dạng cờ vàng ba sọc đỏ vào năm 1948 thời vua Bảo Đại và qua hai chính thể VNCH. Điểm quan trọng là cờ vàng ba sọc đỏ đã từng là cờ của toàn thể nước Việt Nam (bấy giờ có tên là Đại Nam), và hiện hữu trước lá cờ đỏ sao vàng của nước VNDCCH, bây giờ là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).
Tuy nhiên, việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là quốc kỳ của quốc gia VNCH cho tới năm 1975 khác với việc lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng hiện nay của NVHN. Sự khác biệt này rất tinh tế và thường bị lẫn lộn ngay cả với vài NVHN. CSVN có thể cũng không thấy sự khác biệt đó, hoặc thấy nhưng làm như không thấy, khai thác tính chất thiếu rõ rệt của sự khác biệt đó để xuyên tạc về NVHN, tạo chia rẽ giữa NVHN và người dân Việt Nam trong nước, và giữa các nhóm trong NVHN.
Trong phần trình bày sau đây, tôi lý luận rằng NVHN dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ thuần túy là biểu tượng cho cộng đồng NVHN, và không phải là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước năm 1975, tuy họ vẫn không quên chính thể VNCH. Do đó, về phương diện pháp lý, lá cờ vàng ba sọc đỏ có đầy đủ đặc tính hợp pháp của bất kỳ lá cờ nào cho một quốc gia, tổ chức, hội đoàn, hay một cơ sở.
A. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của NVHN cho di sản tốt đẹp trong quá khứ, xác nhận bản sắc trong hiện tại, và tinh thần tự do dân chủ cho tương lai
NVHN trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại nhiều nơi công cộng, cơ sở thương mại, phố xá trong cộng đồng, các cuộc diễn hành, biểu tình, trên khán đài, trong các chương trình văn nghệ, v.v... Lá cờ vàng, do đó, không được dùng là biểu tượng cho quốc gia VNCH trước 1975, mà là biểu tượng tinh thần trong những hoạt động của NVHN khắp nơi trên thế giới. Những biểu tượng tinh thần này có thể được phân ra ba loại chính theo khía cạnh ý nghĩa thời gian: ký ức, bản sắc, và tinh thần dân tộc tự do dân chủ.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng cho ký ức trong quá khứ và là một phần quan trọng trong di sản NVHN:
Là một cộng đồng tị nạn chính trị phải lưu vong nơi xứ lạ quê người, NVHN đương nhiên có những hoài cảm về quá khứ. Sự nhung nhớ, tiếc nuối về quá khứ hoàn toàn không dính líu gì đến hận thù, cay đắng. Trên thực tế, NVHN thừa biết quốc gia VNCH không còn nữa. Chuyện đó không có nghĩa là tinh thần của chính thể VNCH không còn nữa. Ngược lại là khác, như sẽ được trình bày sau, cái tinh thần đó còn được tiếp tục và phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn. NVHN lựa chọn lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng NVHN vì lá cờ giúp họ tạo dựng lại ký ức mà họ không muốn quên.
Tạo dựng ký ức, hoặc cái gọi là "dự án ký ức chiến lược" theo Aguilar-San Juan (2009, 65-66, 128), là một tiến tŕnh quan trọng mà NVHN dựa vào để giữ lại danh tính và giá trị văn hóa của họ (sđd.). Duy tŕ quá khứ và tham gia các hoạt động tái tạo quá khứ - chẳng hạn như biểu t́nh, dựng đài tưởng niệm, hoặc chào lá cờ của Nam Việt Nam cũ - không phải là một biểu hiện của sự cay đắng, giận dữ, hoặc hận thù (Cao-Đắc 2014a, 326). Thay vào đó, những nỗ lực này "xây dựng và đào tạo ký ức trong một cách để củng cố ranh giới lâu dài của cộng đồng" (Aguilar-San Juan 2009, 131).
Tại Hoa Kỳ, nhiều tượng đài, đài tưởng niệm đă được dựng lên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt như là một phần của những kư ức xă hội này. Thí dụ, đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam (Hình 1) và tượng tưởng niệm thuyền nhân (Hình 2), cả hai đều nằm trong thành phố Westminster, California, là bằng chứng mạnh mẽ của những "dự án ký ức chiến lược" này.
Thành phố Westminster ở California không phải là nơi duy nhất mà những "dự án ký ức chiến lược" được thực hiện. Nhiều tượng, đài tưởng niệm đă được dựng lên trong các cộng đồng NVHN ở các thành phố khác tại Hoa Kỳ và các nước khác, chẳng hạn như đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Houston, Texas; tượng mẹ và con tỵ nạn ở Ottawa, Canada; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt với ḷng biết ơn ở Victoria, Canada; đài tưởng niệm thuyền Việt Nam ở Bankstown, New South Wales, Australia; đài tưởng niệm thuyền thân Việt Nam ở Bagneaux, Pháp; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Hamburg, Đức; đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở Geneva, Thụy Sĩ (Cao-Đắc 2014a, 327).
Giống như các đài tưởng niệm, lá cờ vàng ba sọc đỏ đóng vai trò tạo dựng ký ức xã hội và ghi nhận di sản dân tộc. Khi nhìn lá cờ vàng bay phất phới trên đường phố hoặc trong những ngày lễ hội họp, NVHN được nhắc nhở đến quá khứ là phần kỷ niệm trong đời họ. Các thế hệ sau, có ít hoặc không có ký ức về quá khứ dính líu đến cờ vàng ba sọc đỏ nên không có những tình cảm sôi động như thế hệ đầu tiên, nhưng họ vẫn tiếp tục coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho ký ức này vì họ được thế hệ đầu giải thích nguồn gốc đó.
NVHN đi ra nơi vùng đất mới, làm lại cuộc đời. Họ vẫn có thể dùng một biểu tượng mới mẻ, đánh dấu cuộc sống mới. Họ vẫn có thể dùng một biểu tượng nguồn gốc dân tộc, thí dụ con Rồng cháu Tiên, có lẽ còn có ý nghĩa dân tộc trường tồn hơn cờ vàng ba sọc đỏ. Nhưng những biểu tượng này chỉ có giá trị lịch sử mà không có giá trị ký ức. Ngoài ra, cái giá trị ký ức của lá cờ vàng ba sọc đỏ có ý nghĩa nhất vì nó gợi đến mốc thời gian và lý do cho sự ra đi của đợt NVHN đầu tiên. Tuy nhiên, duy trì ký ức của một việc không có nghĩa là muốn làm sống dậy việc đó. Bạn có thể giữ một lá thư tình với người yêu cũ là một kỷ niệm nhưng bạn không muốn lập lại cuộc tình đó. Trong trường hợp lá cờ, vấn đề hơi có chút khác, vì lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quốc gia VNCH, nên việc duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ đưa đến tức khắc hình ảnh quốc gia đó. V́ vậy, có sự mơ hồ thiếu rơ rệt về ư nghĩa của biểu tượng này.
Có hai khía cạnh trong vấn đề này.
Trước hết, nếu một ký ức nhắc nhở đến một việc xấu xa nhục nhã thì ta có nên duy trì cái ký ức đó không? Nếu VNCH quả thật là quốc gia của chính quyền ngụy, đi bợ đít Mỹ, bị quân dân Việt Nam đánh đuổi phải chạy, như CSVN vẫn tuyên truyền một cách ngu dốt và hiểm độc, thì NVHN có muốn giữ lại cái ký ức đó không? Đương nhiên là không. Họ sẽ không muốn bị thế giới cười chê. Họ sẽ nhân dịp này mà dùng biểu tượng khác và không muốn bị nhắc lại cái quá khứ tủi nhục, xấu xa. Giả sử bạn mang một họ có liên hệ đến một quá khứ xấu xa tàn ác, thí dụ như Hitler, khi bạn có cơ hội đổi tên, bạn có muốn giữ lại họ đó không? Hoặc bạn bị cha mẹ đặt cho một tên xấu xí (thí dụ Nguyễn Văn Dốt Nát, Trần Thị Lăng Loàn) và phải xấu hổ mang tên đó đi học, bị bạn bè chế giễu. Khi bạn có cơ hội đổi tên, chắc chắn bạn sẽ không ngần ngại lấy một tên khác, tốt đẹp hơn.
Đằng này, không những NVHN không dùng dịp này để lấy biểu tượng khác, mà họ lại còn đồng loạt trên toàn thế giới, không cần ai hoặc tổ chức nào hô hào dụ dỗ, tiếp tục dùng cờ vàng ba sọc đỏ. Không những thế, NVHN còn hãnh diện về lá cờ vàng, trưng bày khắp nơi, trong mọi dịp lễ, văn nghệ, hội họp, địa điểm kinh doanh, v.v... Điều đó chứng tỏ cái quá khứ của VNCH có cái gì tốt đẹp, xứng đáng để NVHN yêu quý tôn trọng, và muốn gắn bó mãi mãi. Chỉ cần chứng cớ NVHN dùng lại lá cờ vàng là biểu tượng cộng đồng NVHN cho thấy lá cờ vàng và chính thể VNCH là thể chế cao quý, hào hùng, mà NVHN mãi mãi ghi nhớ. Do đó những gì CSVN nói xấu về chính thể VNCH là láo khoét, bịa đặt, và bóp méo sự thật.
Thứ nhì, tuy chính thể VNCH huy hoàng tốt đẹp, NVHN không duy trì lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý định "phục quốc," mà chỉ vì lòng thương nhớ luyến tiếc cho thời vàng son. Hơn nữa, cho dù họ có ý định khôi phục lại quốc gia VNCH, họ không có ý định gây dựng lại y hệt những gì trước năm 1975, mà họ sẽ làm tốt đẹp hơn, để phù hợp với thế giới và văn minh hiện đại. CSVN lý luận rằng NVHN giữ cờ vàng vì họ nung nấu hận thù và muốn phục quốc. Bằng cách dùng từ ngữ "phục quốc" thay vì "tiếp nối," "tiếp tục," hoặc "phát huy tinh thần," CSVN và những người thiên cộng vẽ ra hình ảnh cộng đồng NVHN là những người điên rồ, dại dột, vẫn còn mơ tưởng đến một quốc gia đã chết. (Dựa vào định nghĩa rộng rãi của "quốc gia" trên căn bản bốn yếu tố chính của dân tộc: ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống, và nguồn gốc dân tộc (Council 2005), tôi có thể lý luận là quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chưa chết. Nhưng đó không phải là ý chính của bài này.) Vì là những người không có tình cảm và chỉ biết chém giết cướp bóc, CSVN không hiểu được cái giá trị vô bờ bến của sự duy trì lòng luyến tiếc quá khứ huy hoàng.
Ta có thể coi chuyện NVHN giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ tương tự như chuyện một người con giữ gìn bức hình mẹ mình sau khi bà đã mất vì bức hình đó là biểu tượng cho tình yêu thương mẹ. Người con hoàn toàn không có ý định giữ gìn bức hình mẹ với mơ ước là mẹ mình sống lại, và bức hình bà mẹ không tượng trưng cho xương cốt bà đã mục nát trong quan tài nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng người con đó sẵn sàng tiếp nối những đức tính của mẹ mình cho mình và những thế hệ sau. Thay vì công nhận ý nghĩa thiêng liêng đó, CSVN và những người thiên cộng gán ghép NVHN là vẫn còn điên rồ mơ tưởng đào lại xương cốt của quốc gia VNCH vì hận thù thua trận và mưu đồ phục quốc.
1. Lá cờ vàng là biểu tượng xác nhận bản sắc trong hiện tại để phân biệt NVHN chống cộng với các thành phần xã hội khác:
Ngoài việc ghi nhận ký ức xã hội, lá cờ vàng còn là biểu tượng xác nhận bản sắc (identity) của cộng đồng NVHN chống cộng và yêu chuộng tự do dân chủ. Chuyện đó có ý nghĩa gì không? Đương nhiên là có. Tại sao NVHN, sinh sống tản mác khắp nơi trên địa cẩu, không có một khối lãnh đạo trung ương, mà chọn cùng một biểu tượng xác nhận bản sắc và dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ? Trong bất kỳ một cuộc hội họp nào của NVHN, một cuộc biểu t́nh, quyên tiền, văn nghệ, mừng lễ, Tết, ở khắp nơi trên thế giới, họ đều dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tại sao họ không dùng một biểu tượng hình ảnh khác, phản ảnh ý nghĩa của cộng đồng NVHN tị nạn và hòa bình, như hình ảnh một con chim bồ câu bay trên toàn địa cầu và đất nước Viêt Nam, hoặc con tàu chở thuyền nhân, hoặc bất kỳ một biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc nào khác?
Câu trả lời thật đơn giản. Đó là vì lá cờ vàng ba sọc đỏ trong thời Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, ngoài chuyện là biểu tượng quốc gia, còn là biểu tượng cho nhiều ý nghĩa thiết tha với NVHN, gồm có tự do, dân chủ, chống cộng và đoàn kết.
Quốc gia Việt Nam từ thời Đệ Nhất đến Đệ Nhị Cộng Hòa đều có tinh thần chống cộng tích cực, và cả hai chính thể đều tôn trọng tự do dân chủ. Tuy không hoàn hảo, cả hai chính thể đều hướng đến con đường tự do dân chủ. Ta nên chú ý rằng ta không thể phán xét chế độ VNCH trong các thập niên 1950, 1960, và nửa thập niên đầu 1970 dùng tiêu chuẩn hiện đại.
Về khía cạnh đoàn kết, tuy có nhiều giải thích cho ý nghĩa của màu vàng và ba vạch đỏ, ý nghĩa thông thường nhất là màu vàng tượng trưng cho màu da, màu đỏ tượng trưng cho màu máu. Do đó mới có câu "da vàng máu đỏ." Ba vạch tượng trưng cho ba miền Bắc Trung Nam. Tôi sẽ không đi sâu thêm về ý nghĩa hình ảnh lá cờ, nhưng có điểm tôi muốn nhấn mạnh là trái với nhiều người cho rằng ba vạch đỏ nói lên đường lối "chia để trị" của Pháp thời Pháp thuộc và do đó có ý nghĩa chia rẽ, ba vạch đỏ tượng trưng cho tình đoàn kết sâu đậm nhất của dân Việt Nam vì nó nói lên sự khác biệt của dân tộc Việt nhưng vẫn đoàn kết yêu thương nhau trên cùng lãnh thổ.
Với một biểu tượng sẵn có như vậy, NVHN không ngần ngại dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng xác nhận bản sắc. Cái bản sắc đó giúp họ phân biệt được các thành phần xã hội khác, như các đoàn thể thân cộng, các nhóm đến từ Việt Nam tạm thời, và các tổ chức, đoàn thể địa phương của xứ sở họ cư ngụ. Một lần nữa, giống như biểu tượng về ký ức xã hội, ý nghĩa của biểu tượng này không dính líu gì đến quốc gia VNCH đã mất, nhưng sự khác biệt rất tinh tế, và nhiều khi chỉ được cảm nhận trong tiềm thức.