Hanna
12-25-2014, 15:47
Tại một hội nghị diễn ra ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng hôm 22 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Toàn, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp Miền núi Việt Nam cho hay, thế giới không biết đến chè Việt Nam vì phẩm chất sản phẩm được xếp dưới mức trung bình của thế giới, mặc dù năng suất và sản lượng đứng trên mức trung bình.
Báo Thanh Niên cho biết, 22 tháng 12 là ngày mở đầu tuần lễ “Văn hoá Trà” năm 2014 của Việt Nam. Hội nghị trên đặc biệt bàn về việc phát triển chè Lâm Đồng trước nhiều cơ hội và không ít sự thách thức. Ông Nguyễn Văn Toàn lần đầu tiên chỉ trích kỹ thuật canh tác của ngành chè còn nghiêng nặng việc lạm dụng thuốc trừ sâu và không kiểm soát hữu hiệu hoá chất tồn dư trong cây chè được trồng tại Việt Nam. Ông Toàn cũng nói rằng, đất trồng chè hiện nay không phù hợp với yêu cầu sản xuất và chế biến chè có phẩm chất. Các giống chè hiện nay cũng đã quá già cỗi.
Mới tháng rồi, ít nhất 70 container chè Việt Nam xuất cảng sang Đài Loan đã bị nhân viên thẩm quyền chặn lại tại cảng, vì có tin đồn nói chè Việt Nam được trồng tại các vùng đất nhiễm bị Dioxin. Đài Loan là thị trường lớn thứ hai của sản phẩm chè Việt Nam và sự kiện này đã khiến các doanh nghiệp sản xuất chè ở Lâm Đồng khốn đốn. Hiệp hội Chè Việt Nam đã phải yêu cầu Hiệp hội chè Đài Loan cải chính tin đồn thất thiệt, mà người ta nghi xuất phát từ phía một số nhà sản xuất chè nội địa của Đài Loan và công ty chè Hoa Lục. Phúc trình của hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, Pakistan, Đài Loan và Nga là ba thị trường xuất cảng chính của sản phẩm chè của Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2014, Đài Loan đã nhập cảng của Việt Nam số lượng chè trị giá hơn 24 triệu Mỹ Kim, tăng 3% so với cùng giai đoạn của năm 2013. (Song Châu)
Báo Thanh Niên cho biết, 22 tháng 12 là ngày mở đầu tuần lễ “Văn hoá Trà” năm 2014 của Việt Nam. Hội nghị trên đặc biệt bàn về việc phát triển chè Lâm Đồng trước nhiều cơ hội và không ít sự thách thức. Ông Nguyễn Văn Toàn lần đầu tiên chỉ trích kỹ thuật canh tác của ngành chè còn nghiêng nặng việc lạm dụng thuốc trừ sâu và không kiểm soát hữu hiệu hoá chất tồn dư trong cây chè được trồng tại Việt Nam. Ông Toàn cũng nói rằng, đất trồng chè hiện nay không phù hợp với yêu cầu sản xuất và chế biến chè có phẩm chất. Các giống chè hiện nay cũng đã quá già cỗi.
Mới tháng rồi, ít nhất 70 container chè Việt Nam xuất cảng sang Đài Loan đã bị nhân viên thẩm quyền chặn lại tại cảng, vì có tin đồn nói chè Việt Nam được trồng tại các vùng đất nhiễm bị Dioxin. Đài Loan là thị trường lớn thứ hai của sản phẩm chè Việt Nam và sự kiện này đã khiến các doanh nghiệp sản xuất chè ở Lâm Đồng khốn đốn. Hiệp hội Chè Việt Nam đã phải yêu cầu Hiệp hội chè Đài Loan cải chính tin đồn thất thiệt, mà người ta nghi xuất phát từ phía một số nhà sản xuất chè nội địa của Đài Loan và công ty chè Hoa Lục. Phúc trình của hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, Pakistan, Đài Loan và Nga là ba thị trường xuất cảng chính của sản phẩm chè của Việt Nam. Chín tháng đầu năm 2014, Đài Loan đã nhập cảng của Việt Nam số lượng chè trị giá hơn 24 triệu Mỹ Kim, tăng 3% so với cùng giai đoạn của năm 2013. (Song Châu)