PDA

View Full Version : Đứa con của biển Đông. Giao Chỉ, San Jose


Romano
12-25-2014, 19:40
(Biển Đông, đứa bé, những bà mẹ, người cha, những ông linh mục, Cao ủy tỵ nạn cùng làm nên phép lạ.. Giới thiệu của Giao Chỉ San Jose dành cho tân niên 2015.)

Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Ḍng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời năm 2002 Giao Chỉ, San Jose đặt lại tựa đề và chuyển tiếp từ internet. Bài này phổ biến cách đây hơn 10 năm. Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trên biển Đông suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 với 1 triệu người đến bến tự do và một phần tư là thảm kịch. Sóng gió tầu ch́m chết ngay lại là những cái chết hạnh phúc. Năm mười lần hải tặc là bi kịch hăi hùng. Bị bắt giữ trên hoang đảo là những ngày dài thảm khốc. Đau thương hơn cả là những em bé gái bất hạnh bị bắt có thể vẫn c̣n sống trong các nhà chứa bên Thái Lan. Nhưng câu chuyện này là một phép lạ viết về đứa con của biển Đông 3 tuổi. Câu chuyện liên quan đến 3 bà mẹ. Bà mẹ Việt Nam, bà mẹ Tàu và đức mẹ Teresa. Cha của đứa bé là ông Việt Nam ngồi lặng thinh tráng bánh trong trại chuyển tiếp trên đất Phi, ba tháng góp được 20 Mỹ kim gửi cho vợ con bên trại Hồng Kông. Giấc mơ vô vọng của ông là t́m lại đứa con trai 3 tuổi bị bắt đi đang lưu lạc trong số hàng tỷ dân Tàu. Chúng ta có 40 năm trôi nổi trên thế giới và hiện đă an cư lạc nghiệp. Xin ngồi xuống đây nghe cha Tầm Thường kể chuyện về đứa con của biển Đông. Xin linh mục tác giả vui ḷng liên lạc với chúng tôi, Viện bảo tàng Thuyền Nhân tại San Jose. Ai biết gia đ́nh này hiện ở đâu, xin cho chúng tôi biết. (giaochi12@gmail.com ) Sau đây là nguyên văn câu chuyện.



(Linh mục Nguyễn Tầm Thường) Năm 2000, tôi tới giúp tĩnh tâm cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Oakland, miền bắc California. Hôm ấy, cuối nhà thờ có người gọi. Quay lại nh́n, ngờ ngợ, ai ngờ đâu gặp lại người đàn ông tôi đang muốn t́m từ lâu...


Sáu năm làm việc tại trại tỵ nạn Palawan, Philippines 1989 – 1995, tôi gặp ông ta ở đấy. Một người đàn ông im lặng, ít nói. Ông lúc nào cũng như có chuyện khổ tâm. Ngày ngày ngồi tráng bánh ở một góc đường trong trại tỵ nạn. Ngâm gạo đêm trước, dậy tráng bánh từ hai giờ sáng bên đường. Mỗi ngày vài chục pesos. Ngày ấy,1 US dollar được 25 pesos tiềnPhilippines.

Hoàn cảnh tỵ nạn bấy giờ nhiều người túng cực. Ông này lại phải đùm bọc hai người gốc Chàm không người quen với bốn em bé không thân nhân. Mấy người sống chung với nhau trong căn nhà tỵ nạn. Kẻ xách nước, người kiếm củi, phần ông lo tráng bánh. Khoảng ba tháng ông góp được hai chục đô la, lại nhờ cha Crawford gởi qua trại tỵ nạn Hongkong cho vợ. Cha già Crawford người Mỹ trước ở Việt Nam, sau qua trại tỵ nạn giúp đồng bào,. Phần ông Việt Nam rời cửa biển Cam Ranh ngày 2/9/1988 vào đất Philippines. Một năm sau, tháng 9 năm 1989 ghe của vợ ông rời Vạn Ninh, Nha Trang được hai ngày bị bể máy. Ghe lênh đênh trên biển đông, rồi lâm nạn. Vợ ông đem theo ba con nhỏ. Hết lương thực, nhờ mưa gió có nước uống mới sống sót.
Sau nhiều ngày băo táp, một chủ ghe đánh cá người Tầu ở đảo Hải Nam bắt gặp chiếc ghe lâm nạn này. Ông ta chỉ đồng ư tiếp tế gạo, cho nước và kéo ghe ra khỏi vùng lâm nạn san hô với điều kiện cho ông ta bé cháu trai trên ghe. Cháu bé chính là con của người đàn ông này. Kể từ ngày rời bờ biển Vạn Ninh đến khi gặp chiếc ghe người Tầu rồi cập được vào đất liền là 25 ngày. Nước Tầu hạn chế sinh sản. Ông chủ ghe người Tầu mong một cháu trai mà không được. Cuộc mặc cả là xé ruột gan người mẹ. Trước biên giới sống và chết, họ phải chọn đường sống. Vấn đề ở đây là sự sống của toàn thể 44 người trên chiếc ghe. Nếu không hy sinh đứa bé, toàn ghe có thể chết.

Chiếc ghe đánh cá người Tầu mang theo cháu bé rồ máy chạy vội vă biến mất hút về phía Trung Quốc. Rồi tin ấy đưa đến cho người đàn ông này ở
Palawan. Mỗi ngày ông cứ lặng lẽ tráng bánh, kiếm ăn gởi qua cho vợ ở trại tỵ nạn Hongkong. Đau thương v́ mất con. Con tôi trôi giạt nơi đâu ?
Vợ chồng mỗi người một ngả. Đứa con mất tích sẽ ra sao? Dáng ông buồn lắm. Cháu bé lúc đó mới hơn ba tuổi. Cha Crawford kể cho tôi câu chuyện này. Không biết người đàn ông đă nhờ cha M ỹ gởi tiền cho vợ như thế bao lâu rồi. Theo ông kể lại, v́ không là người Công Giáo, ông đâu có tới nhà thờ. Một hôm có mấy người vào t́m cha xin tiền mua tem gởi thư. Ông cũng đi theo. Rồi một linh cảm nào đó xui khiến ông gặp cha. Ông kể cho cha già Mỹ nghe chuyện mất con. Phần tôi, tác giả bài này kể tiếp....Một trong những ư định qua trại tỵ nạn làm việc là thu lượm những mẩu đời thương đau của người tỵ nạn. Tôi t́m gặp ông ta để hỏi chuyện.

Câu chuyện bắt đầu về chuyến đi sau của vợ con.
Sau khi chiếc ghe được kéo vào đảo Trung Quốc, một nửa số người quá sợ hăi, đi đường bộ trở về Việt Nam. Số c̣n lại kết hợp với ít người đă trôi dạt vào đảo trước đó, sửa ghe t́m đường qua Hongkong. Người đàn ông tưởng chừng vợ đă chết trên biển nhưng hơn ba tháng sau nhận được mấy lời nhắn tin viết vội bằng bút ch́ từ trại tỵ nạn Hongkong. Ông đưa miếng giấy nhàu với nét bút ch́ mờ cho tôi. Sau khi ông rời trại tỵ nạn, mất liên lạc, tôi chỉ c̣n giữ tấm giấy như một kỷ niệm quư hơn chục năm nay.

Đó là lá thư thứ nhất ông nhận được. Tiếp theo là câu chuyện mất đứa con trai. Những lần giảng trong Thánh Lễ về t́nh nghĩa vợ chồng, tôi lại nghĩ đến ông.. Một người đàn ông cặm cụi tráng bánh để rồi ba tháng trời dành được 20 đô la gởi tiếp tế cho vợ. Không nghe ông oán trách sao vợ lại bỏ con của ông. Ông tâm sự với tôi là ông dự tính một ngày nào đó được đi định cư, dành dụm tiền rồi đi Trung Quốc ḍ hỏi tin con. Nghe ông nói vậy, tôi thấy ngao ngán. Bao giờ ông mới được định cư ? Rồi định cư xong, biết bao giờ ông mới thực hiện được mơ ước ? T́nh trạng tỵ nạn lúc này quá bi đát. Mười người vào phỏng vấn may ra đậu được ba. Đất Trung Quốc rộng mênh mông như thế biết đâu t́m ? Bao nhiêu khó khăn tuyệt vọng hiện ra trước mặt. Tôi thấy ư nghĩ mơ ước đi t́m con của ông như cây kim lặng lờ ch́m xuống ḷng đại dương.

- Tại sao không nhờ Cao Ủy Tỵ Nạn, nhờ Hội Chữ Thập Đỏ Hongkong ?
Người đàn ông này sợ lên tiếng như thế gia đ́nh Tầu kia biết tin sẽ trốn mất. Chi bằng cứ âm thầm t́m kiếm. Tôi thấy dự tính của ông khó khăn quá. Những năm làm việc bên cha Mỹ già, tôi biết một đặc tính của ngài là thương kẻ nghèo. Ngài thương họ vô cùng, ngài sẽ làm bất cứ ǵ có thể. Tôi đề nghị cha già cứ viết thư khắp nơi, kêu cầu bốn phương...
Những lá thư được viết đi. Ngài cầu cứu Cao Ủy Tỵ Nạn, Hội Hồng Thập Tự, cơ quan từ thiện dịch vụ tỵ nạn Công Giáo, từ Manila đến Bangkok, Thailand.
Đợi chờ măi mà năm tháng cứ bặt tin. Tôi vẫn thấy người đàn ông dáng điệu buồn bă ngồi bên đường tráng bánh. Trời nhiệt đới nắng và nóng, mỗi khi xe chạy qua, bụi đường bay mờ người. Hàng ngày lên Nhà Thờ, tôi lại h́nh dung bóng h́nh ông. Chỗ ông ngồi không xa tháp chuông Nhà Thờ bạc vôi sơn và vẳng nghe có tiếng chuông mỗi chiều.

Mỗi chiều dâng lễ, tôi lại nh́n thấy cây Thánh Giá trên nóc Nhà Thờ đă nghiêng v́ gỗ bị mục. Cây thánh giá trải qua nhiều mùa mưa nắng quá rồi. Bức h́nh Mẹ Maria bế Chúa Hài Nhi trên tấm ván ép dưới cây Thánh Giá cũng bạc nước sơn. Những người tỵ nạn đă bỏ đi từ một vùng đất rất xa. Quê hương của họ bên kia bờ biển mặn. Nhiều người cứ chiều chiều ra biển ngồi. Đêm về sóng vỗ ́ ầm. Biết bao người đă không tới bến.. Họ đến đây t́m an ủi trong câu kinh.


Giữa tháng ngày cằn cỗi ấy, rồi một chiều bất ngờ tin vui đến.. Hội Hồng Thập Tự Hongkong báo tin về Manila. Manila điện xuống báo cho cha Crawford biết người ta đă t́m được cháu bé. Lúc bắt cháu bé, người Tầu trên ghe đánh cá kia đă lanh trí che tất cả
số ghe. Không ngờ trời xui khiến, trong lúc thương lượng bắt cháu, trên chuyến ghe tỵ nạn Việt Nam có kẻ lại ghi được mấy chữ Tầu ở đầu ghe bên kia vào một chiếc áo. Không ngờ chiếc áo này lại là chính chiếc áo của cháu bé bỏ lại. Quả thật là chiếc áo định mệnh. Nguồn gốc nhờ mấy số đó mà sau này người ta mới phanh phui ra được gốc tích chiếc ghe. Đó là
một thuyền đánh cá ở đảo Hải Nam. T́m được cháu rồi, bây giờ lại đến phần gia đ́nh người Tầu đau khổ. Cháu không c̣n nói được tiếng Việt, v́ hơn một năm liền sinh hoạt trong gia đ́nh Tàu Hải Nam. Hồi bị bắt cháu c̣n bé quá, mới hơn ba tuổi. Bà mẹ người Tầu cũng khóc, biết ḿnh sẽ mất đứa con mà họ đă nuôi. Họ nhất định không trả. Cao Ủy phải can thiệp nhiều lắm. Gia đ́nh ở đảo Hải Nam kia dựa lư do là cháu đang được nuôi nấng tử tế, c̣n ở trại tỵ nạn
cháu thiếu thốn đủ thứ, họ không chịu mất con. Nhưng Cao Ủy bắt phải trả cháu về cho bố mẹ ruột.

Để thỏa măn điều kiện, Sở Di Trú Mỹ liền cho bà mẹ bị bắt con quyền định cư tại Mỹ, dù đă đến trại sau ngày thanh lọc. Trong lúc đó người đàn ông này đă bị Mỹ từ chối tại Philippines. Ông buồn lắm. Cha Crawford
bảo tôi rằng vợ người đàn ông đă được vào Mỹ, nên cơ quan Cao Ủy Tỵ Nạn tại Philippines yêu cầu cho ông cũng được vào Mỹ theo. V́ nhân đạo, sở di trú Hoa Kỳ đồng ư. Tin vui đến như vậy mà ông cứ đứng như trời trồng, không tin chuyện có thể xảy ra như thế. Ngày trao trả cháu bé, báo chí Hongkong đăng h́nh cháu khóc thảm thiết. Cháu đẩy mẹ ruột ra, đ̣i về với mẹ nuôi. Người mẹ nuôi khóc v́ thương nhớ cháu. Mẹ ruột cũng khóc v́ thấy lại con mà con không nhận ḿnh. Tất cả ai cũng khóc. Cao Ủy Tỵ Nạn bồi thường lại phí tổn nuôi nấng cháu bé cho gia đ́nh người Tầu kia. Chuyến bay rời Hongkong mang theo bao t́nh cảm của con người với con người.

Thời điểm bấy giờ không biết bao chuyện thương tâm xảy ra. Hàng trăm ngàn người chết trên biển, ăn thịt nhau v́ đói. Hải tặc Thái Lan tung hoành bắt người nhốt ngoài đảo, hăm hiếp, chặt răng vàng, giết hết để bịt miệng. Đối với thế giới chuyện cháu bị bắt cóc chỉ là chuyện nhỏ. Vậy v́ đâu họ ra sức đi t́m ?

Đây là lư do:
Câu chuyện thương tâm của người mẹ mất con đến tai Mẹ Têrêsa Calcutta. Ấn Độ là thuộc địa cũ của người Anh. Mẹ Têrêsa viết cho chính phủ Anh xin can thiệp chuyện này. Từ London, chính phủ Anh xin Bộ Ngoại giao Bắc Kinh điều tra t́m chiếc ghe mang số như thế..

Bên ngôi mộ Mẹ Têrêsa ở Calcutta, ngày 14.5.2001 tôi kể chuyện này cho Sơ Bề Trên. Sơ yêu cầu tôi viết lại cho sơ làm tài liệu. Trong những ngày này, nhân viên Ṭa Thánh đang ở Calcutta điều tra để xúc tiến
hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa. Một Linh Mục ngồi nghe chuyện tôi kể, ngài nói:
- Tâm hồn Mẹ Têrêsa rất bao dung. Mẹ thương người nghèo. Mẹ là người của biên giới giữa sống và chết.

Nghe câu nói đó của cha. Tôi hiểu ư là Mẹ luôn đứng bên lề sự sống kéo kẻ chết về phía ḿnh. ....


Nghe tiếng người đàn ông gọi. Quay lại nh́n, không ngờ chính người đàn ông mất con, ngồi tráng bánh ở trại Palawan ngày xưa, tôi mừng lắm. Sau lễ chiều, tôi tới nhà ông dùng cơm. Ông rời trại tỵ nạn Palawan tháng 6, lên Bataan rồi vào Mỹ tháng 12 năm 1990. Không ngờ mười năm sau tôi gặp lại.

Cháu bé bây giờ lớn rồi. Chuyện đă hơn cả chục năm qua. Cháu chẳng nhớ ǵ. Riêng cha mẹ th́ nhớ lắm, nhất là những ǵ đau thương v́ con cái th́ trong trái tim cha mẹ không bao giờ quên. C̣n tôi, đấy là một kỷ niệm đẹp trong những ngày làm việc bên trại tỵ nạn.


Không ngờ có ngày tôi gặp lại người đàn ông này. Không ngờ có ngày tôi ngồi bên mộ Mẹ Têrêsa trên đất Ấn. Một vùng đất rất xa với chỗ ngồi tráng bánh của người đàn ông mất con. Không ngờ tôi lại là kẻ chứng kiến những chuyện này, để rồi nối kết khung trời này với khung trời kia.
Không ngờ vào ngày Lễ Phục Sinh năm 1999 ông đă nhận lănh Bí Tích Rửa Tội, nếu ông không đi lễ ở Nhà Thờ Oakland hôm đó, làm sao tôi gặp lại.
Tại vùng đất Vạn Ninh, chỉ có một ngôi Nhà Thờ nhỏ miền quê độc nhất.
Đêm Noel năm 1985 sau khi đến Nhà Thờ về, em bé chào đời đúng ngày 25 tháng 12 năm 1985. Người đàn ông kể cho tôi ngày sinh nhật của em thật đặc biệt. C̣n tôi, tôi thấy ngày em mới hơn ba tuổi phải hy sinh để cứu chuyến ghe là h́nh ảnh thế mạng sống chuộc thay cho người khác. Trong câu chuyện này cả ba người đàn bà đều có những tấm ḷng rất đỗi đáng yêu. Người mẹ sinh cháu bé, bao yêu thương và xót xa. Mẹ Têrêsa với tấm ḷng hiểu nỗi thương đau của những người mẹ. Bà mẹ nuôi người Tầu đă săn sóc em khi ông chồng đánh cá đem cháu về. Tất cả là tấm ḷng bao dung của những bà mẹ.


Khi tôi viết ḍng này, cha già Crawford đă chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi.


Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,c̣n những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?

HẬU CHUYỆN CỦA GIAO CHỈ




Đây là câu chuyện có thật được cha Nguyễn Tầm Thường, Ḍng Tên, thuật lại nhân kỷ niệm 5 năm ngày Mẹ Têrêsa Calcutta qua đời năm 2002 Giao Chỉ, San Jose đặt lại tựa đề và chuyển tiếp từ internet. Bài này phổ biến cách đây hơn 10 năm. Lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trên biển Đông suốt 20 năm từ 1975 đến 1995 với 1 triệu người đến bến tự do và một phần tư là thảm kịch. Sóng gió tầu ch́m chết ngay lại là những cái chết hạnh phúc. Năm mười lần hải tặc là bi kịch hăi hùng. Bị bắt giữ trên hoang đảo là những ngày dài thảm khốc. Đau thương hơn cả là những em bé gái bất hạnh bị bắt có thể vẫn c̣n sống trong các nhà chứa bên Thái Lan. Nhưng câu chuyện này là một phép lạ viết về đứa con của biển Đông 3 tuổi. Câu chuyện liên quan đến 3 bà mẹ. Bà mẹ Việt Nam, bà mẹ Tàu và đức mẹ Teresa. Cha của đứa bé là ông Việt Nam ngồi lặng thinh tráng bánh trong trại chuyển tiếp trên đất Phi, ba tháng góp được 20 Mỹ kim gửi cho vợ con bên trại Hồng Kông. Giấc mơ vô vọng của ông là t́m lại đứa con trai 3 tuổi bị bắt đi đang lưu lạc trong số hàng tỷ dân Tàu. Chúng ta có 40 năm trôi nổi trên thế giới và hiện đă an cư lạc nghiệp. Xin ngồi xuống đây nghe cha Tầm Thường kể chuyện về đứa con của biển Đông. Xin linh mục tác giả vui ḷng liên lạc với chúng tôi, Viện bảo tàng Thuyền Nhân tại San Jose. Ai biết gia đ́nh này hiện ở đâu, xin cho chúng tôi biết. (giaochi12@gmail.com ) Sau đây là nguyên văn câu chuyện.

Tôi vừa giới thiệu với quư độc giả câu chuyện của cha "Tầm Thường". Quư vị nghĩ sao. Chuyện này nên quay thành phim. Chuyện vượt biên thời kỳ cuối 80 đầu 90. Gia đ́nh Việt Nam miền duyên hải. Chồng đi trước thoát hiểm qua Phi. Vợ và 3 con đi chuyến sau trôi giạt lên phía Bắc. Gặp ông dân chài Hải Nam v́ luật lệ Trung quốc hạn chế sinh sản nên đă đưa điều kiện bất nhân khi cứu giúp thuyền nhân đ̣i bắt thằng nhỏ. Người mẹ VN hẳn không chịu nhưng cả tầu v́ muốn bảo về mạng sống nên đă ép buộc. Thể hiện đoạn phim này sẽ khó khăn nhưng rất đặc biệt. Thằng bé bị lấy ra khỏi tay người mẹ. Những đứa bé anh chị của nó cũng khóc với mẹ. Ghe chài Hải Nam chạy vội, tiếng khóc đứa nhỏ xa dần. Ở bên đất Phi người cha chưa biết tin con tàu của vợ con ra sao. Sau mới có tin gia đ́nh được vào Hồng Kông nhưng mất đứa con trai. Tiếp theo là giấc mơ của người chồng vẫn lo tráng bánh lúc 3 giờ sáng để 3 tháng gửi cho vợ được 20 đô la. Trên đảo Hải Nam có người chồng đánh cá chợt đem về cho vợ đứa con trai 3 tuổi. Bên đất Phi cuộc hành tŕnh đi t́m con của người cha Việt Nam bắt đầu. Ông cha già người Mỹ là động lực chính. Nhưng tất cả đều vô ích nếu không có Mẹ Teresa can thiệp. Bậc nữ thánh từ Ấn Độ đă tạo ảnh hưởng lớn trong công việc t́m lại đứa bé trả cho bà mẹ Việt Nam. Đoạn kết của cuốn phim có hậu biết chừng nào. Nếu chúng ta có phương tiện, nên dựng lại cuốn phim. H́nh ảnh hai con tàu trao đổi đứa bé trên biển cả. Cảnh người chồng tráng bánh mỗi buổi sáng tại Phi. Rồi cuộc vận động gửi thư đi các nơi. Sự can thiệp của Mẹ Teresa từ Ấn Độ. đại diện Cao Ủy Ty Nạn Liên Hiệp Quốc đến Hải Nam để xác định đứa bé. Cảnh trao lại đứa bé cho bà mẹ trong trại Hồng Kông. Rồi gia đ́nh được ra đi dù đă quá thời hạn ấn định. Mẹ con đi từ Hồng Kông qua Mỹ. Chồng được cho đi đặc cách từ Phi qua Mỹ. Gia đ́nh đoàn tụ tại CA. Ghi dấu 40 năm, cả gia đ́nh được ABC hay CNN bảo trợ chuyến đi qua Hải Nam để thăm gia đ́nh dân chài đă nuôi đứa nhỏ 1 năm. Ước mơ như thế đâu có ǵ là quá đáng so với giấc mơ đoàn tụ của người cha cách đây hơn 30 năm. Các bạn nghĩ sao.???
tm