Log in

View Full Version : Truyền thuyết về hòn đá được cho là có trái tim ở đại ngàn Tây Nguyên


troopy
12-27-2014, 05:27
Lâu lắm rồi, ngày tiếp ngày, những chuyện kể về hòn đá có trái tim Yang Tao ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đà được lưu truyền. Ngoài những dấu chân người và vật hằn sâu theo năm tháng khi đá di chuyển từ nơi này sang nơi khác, minh chứng cho trái tim của đá là tình yêu đã mang một thiếu nữ 17 sang thế giới khác; đá chảy máu khi bị thương...

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=716536&stc=1&d=1419657920
Hố trên đỉnh đá Yang Tao được cho là “nuốt” cô H’Hoa

Truyền thuyết đá nuốt người

Chúng tôi về xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vào ngày cuối năm, trời không còn cái nắng gay gắt thường nhật. Người M’nông nơi đây rất mến khách, đón chúng tôi bằng sự chân thành và cởi mở vốn có. Khi kể về tích Giàng đá hiển linh, già Y’Ruê Ê Nuôi phấn khích hẳn lên với những cái vung tay xúc cảm. Ánh nhìn của ông rực lửa, khát cháy và vững chãi một niềm tin không mơ hồ.

Theo quan niệm của người M’nông, Yang Tao là thần đá. Trước kia, đá nằm dưới lòng hồLắk. Một ngày nọ, đã chuyển mình lên cạn, đi tìm nơi định cư an toàn.Đến địa phận cánh đồng thuộc xã Yang Tao ngày nay, đá gặp bốn con chim Cak Lang (loài chim khổng lồ có mào trắng, có sừng phía trên mà người M’nông gọi là chim thần). Chim hỏi đá đi đâu đến vùng này, thì đá bảo muốn đi qua Krông Bông tìm nơi trú ngụ. Chim Cak Lang liền phán:”Bạc đầu như bọn ta mà còn chưa dám đi tới nơi đó, ngươi đến đó chỉ có trời sập thôi”. Đá Yang Tao nghe chim cảnh báo bèn chững lại, rồi quyết định ở lại cánh đồng cho đến ngày nay.

Cũng theo lời kể của già Y’Ruê Ê Nuôi thì ngày đó, do mới di chuyển từ dưới nước lên nên mình đá mềm nhũn như đất sét. Các con vật như dê, bò, chó… thường trèo lên mình đá đùa nhau. Dấu tích của cuộc sống vui tươi chan hòa ngày đó là những dấu chân của những con vật đọng lại xung quanh thân đá. Còn người dân ở xung quanh nơi đá Yang Tao định cư, sống bằng nghề truyền thống là canh tác lúa nước và chăn thả gia súc, gia cầm.

Một ngày nọ, có hai chị em gái là H’Hoa và HThảo con nhà phú ông Y’Thui Ê Đuôn thuộc hàng giàu có trong buôn, trèo lên mình đá bắt chấy cho nhau. Gió mát hiu hiu thổi từ hồ Lắk ra cánh đồng khiến hai chị em say sưa không muốn về nhà. Bỗng nhiên, hai bàn chân cô chị H’Hoa lún xuống mình đá, cố gắng kéo lên mãi không được. Hoảng quá, cô em hét gọi bà con đang làm ruộng xung quanh lên ứng cứu. Mọi người xúm vào lôi chân H’Hoa, nhưng càng lôi cơm đưa nước cho H’Hoa. Cô gái 17 tuổi đẹp như tranh – hoa khôi của cả bản – khóc nức nở, kêu gào van lơn thảm thiết. Phú ông còn đem voi, trâu bò và heo ra hòn đá làm lễ cúng thần mong giải thoát cho H’Hoa. Sau 7 ngày 7 đêm, H’ Hoa bị nuốt gọn vào trong mình đá. Cái hố sau đó khép kín miệng lại, không còn dấu vết.

Sự ra đi đặc biệt của cô gái khiến những già làng cảm thấy bối rối, không biết sẽ tổ chức lễ đưa ma như thế nào. Đám tang H’Hoa diễn ra bằng một cái quan tài tượng trưng, bên trong trống rỗng. Mọi thủ tục cúng kiếng đều là tượng trưng. Bàn thờ H’Hoa được đặt ngay dưới chân đá. Dân làng đau khổ, thương tiếc và sợ hãi hoang mang cực độ. Họ lập nơi cúng vái, ngày đêm thờ thần đá để mong sự an toàn. Người nhà cô gái sau đó đồng loạt chiêm bao cùng một giấc mơ thấy H’Hoa vận váy đẹp lung linh đang phơi thóc vàng ươm trên mình đá. H’Hoa nói với người thân trong giấc mộng rằng, cô đang sống rất hạnh phúc với Yang Tao (thần đá), rằng thần đá đem lòng thương cô từ khi còn ở dưới lòng hồ, thần muốn được mang cô về làm vợ, chăm sóc cho thần. Cô nhắn bà con không phải buồn đau suy nghĩ nhiều nữa, thần đá sẽ phù hộ cho dân bản.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=716537&stc=1&d=1419657961
Vết tích dấu chân in đậm trên đá

Dấu chân người và “vết máu” của đá

Bà H’Thoan (65 tuổi) sống ở cánh đồng Yang Tao, hàng ngày, bà sống cạnh “thần đá” mưu sinh trên mình đá. Những dấu tích của đá, bà tường tận từng chi tiết. Bà chỉ cho tôi xem những dấu chân của người đàn ông bí ẩn nào đó còn in hằn trên mình đá.Tôi nhìn thấy rõ từng chi tiết dấu chân con người rải rác từ chân lên tới đỉnh hòn đá. Ngoài ra, còn có dấu vết của các loại chân chim, chân chó, bò, dê… lác đác khắp nơi, khô khốc, sâu hoắm. Bà H’Thoan bảo, không biết dấu chân đó là của ai, có từ bao giờ, chỉ biết rằng, từ khi thấy hòn đá, dân làng đã thấy các dấu tích đó rồi.

Về dấu chân người in sâu trên mình đá, già làng Y’ Rua Ê Nuôi cho rằng, đó chính là dấu chân của người khổng lồ NTu. Đắm chìm trong truyền thuyết, già làng Y’Rua Ê Nuôi kể: “Thuở đó, chim Cak Lang và người khổng lồ NTu cùng yêu một người con gái là con của thần núi. Mối tình đó tạo ra những cuộc giao tranh bằng gió, bằng lốc cuồn cuộn táp vào lòng núi. NTu biết mình không thể chiếm trái tim người đẹp, nhưng quyết không để tình địch chiến thắng. Với lợi thế về sức mạnh, chiều cao, ông NTu đứng lên mình đá Yang Tao, dùng hai tay đẩy quả núi lùi xa vể phía cánh đồng nhằm cắt đứt đường liên hệ của chim Cak Lang. Dấu chân ông NTu với câu chuyện tình buồn, trắc trở đã để lại trên hòn Yang Tao từ ngày ấy đến nay.

Câu chuyện ly kỳ không chỉ dừng lại ở những vết tích lồi lõm của thời gian trên mình đá. Ông Y’ Khin B.Krông, cán bộ nghiên cứu văn hóa lâu năm nhất chỉ cho tôi vết tích những “vết máu” đỏ au, loang lổ gần hòn đá. Theo lời ông, trước đây, quân đội ngụy có ý định đặt chất nổ khai thác đá Yang Tao để lấy nguyên liệu xây dựng căn cứ. Một tiểu đội lính ngụy được trang bị đầy đủ dụng cụ khai thác, máy xúc, máy ủi ầm ầm kéo đến san dọn đường cho xe ben, xe tải vào chở đá. Khi đội khai phá vung những nhát búa đầu tiên xuống mình đá, một dòng nước đỏ tươi phun lên xối xả, bắn khắp mặt mũi lính Ngụy. Họ chuyển vị trí đóng quân đến chỗ khác, cũng gặp phải cảnh tượng tương tự. Những “dòng nước đỏ” liên tục trào ra, thấm vào mình đá. Đội khai thác đá hốt hoảng, bỏ búa bỏ dao chạy thục mạng.Từ đó, không một ai dám bén mảng đến hòn đá nữa, từ đó hòn đá được xem vào diện cần được bảo vệ đặc biệt. Họ xem đá là một linh hồn bảo hộ giúp phòng tránh mọi rủi ro. Thời đó, không người dân nào được phép trèo lên đá Yang Tao, mọi sự xâm phạm đều bị trừng trị.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=716538&stc=1&d=1419657961
Nước màu đỏ như máu chảy ra khi đóng đinh 10 xuống đá

Sau ngày giải phóng, tất cả các bài vị, am thờ mê tín dị đoan xung quanh đá Yang Tao đều bị hủy bỏ. Tuy vậy những dấu vết về dòng nước mầu đỏ không vì vậy mà biến mất. Người dân vẫn tin rằng hòn đá có sự sống, có trái tim, biết yêu thương và khi bị thương cũng chảy máu như con người. Dù không có lệnh cấm nào, dân bản hẩu như không có ai dám trèo lên đá Yang Tao. Giữa cánh đồng bao la, trải dài màu xanh mênh mông của lúa, đá Yang Tao sừng sững và uy nghi như một ngọn đồi nhỏ. Xung quanh chân đá, người ta không thể giải thích được vì sao lại có vô số những mạch nước ngầm trong vắt, mát lạnh ngày đêm chảy róc rách. Bà con đi làm đồng thường dùng nước đó uống, cảm giác như được Giàng đá bảo hộ và mang lại nhiều may mắn.

VietSNⒸ sưu tập