PDA

View Full Version : Trung Quốc đối mặt với vực thẳm nhân khẩu


troopy
01-04-2015, 01:37
Không có ǵ khó hiểu khi hầu hết giới phân tích đều đánh giá cao triển vọng của kinh tế Trung Quốc sau khi nước này mở cửa hồi đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Quy mô khổng lồ về diện tích, dân số, vị trí địa lư và các nguồn tài nguyên khiến cho việc Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế được cho là chỉ trong sớm muộn.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=721813&stc=1&d=1420335452

Nhưng khi mà ba thập kỷ phát triển chóng mặt qua đi, những hậu quả không phải là nhỏ do những nhược điểm của chính những điều vốn được coi là ưu thế đó để lại bắt đầu lộ ra.

Từ lâu, các chuyên gia đă chỉ ra một trong những yếu điểm chết người nhất đối với khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là vấn đề nhân khẩu. Trung Quốc khi mở cửa vào đầu thập niên 80 vừa trải qua khoảng thời gian 30 năm sau khi cuộc nội chiến ở nước này và cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc, khoảng thời gian ḥa b́nh quư giá đó đă đem lại một lượng dân số trẻ dồi dào rất thuận lợi cho quá tŕnh phát triển kinh tế.

Ai cũng biết một trong những nguyên nhân chủ đạo đưa tới thành công của kinh tế Trung Quốc những năm qua đến từ một lượng dân số đông đảo đang ở trong độ tuổi vàng. Nhưng, khi mà lợi thế đó qua đi, th́ những hậu quả to lớn dần hiện ra trước mắt.

Theo ước tính, đến năm 2050, cứ bốn người Trung Quốc th́ sẽ có một người trên độ tuổi 65, tức vượt quá tuổi lao động và đồng nghĩa với chi phí xă hội để đảm bảo cho những người thuộc độ tuổi hưu trí sẽ tăng lên trong khi năng lực lao động xă hội giảm sút. Năm 2015 cũng là năm đánh dấu giai đoạn biểu đồ nhân khẩu học của Trung Quốc tiếp tục đi xuống, sắp chạm đến mốc mà lượng người về hưu ngày càng chiếm một tỷ lệ cao hơn so với lượng người đang trong độ tuổi lao động.

Khi mà cơ cấu độ tuổi lao động vẫn chiếm một vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, th́ có vẻ như Trung Quốc đang ngày càng tiến đến t́nh trạng của Nhật Bản và một số nước phát triển phương Tây ở thời điểm hiện tại là có một lượng người vượt quá tuổi lao động ngày càng tăng. Đó là một quy luật tất yếu mà không nước nào tránh khỏi, việc phát triển nhanh đồng nghĩa với sự cải thiện về điều kiện sống và chăm sóc y tế, trực tiếp đưa tuổi thọ con người lên cao hơn.

Nếu như Nhật Bản hay các nước phương Tây khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng như Trung Quốc, th́ một phần lớn là v́ cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động của các nước này thấp hơn Trung Quốc do họ đă trải qua một giai đoạn phát triển tương tự, một điều mà Trung Quốc cũng sẽ gặp phải trong tương lai gần.

Việc thiếu hụt nhân lực lao động trong giai đoạn sắp tới của Trung Quốc, được cho là bắt nguồn từ chính sách sinh một con của nước này. Nhưng đó lại là một chính sách được đưa ra không phải là không có lư. Với một đất nước quá đông dân như Trung Quốc, việc cho phép sinh nhiều hơn một con đồng nghĩa với một sự bùng nổ dân số ghê gớm có thể dẫn đến những vấn đề về lương thực, đất đai, và một loạt các yêu cầu khác mà để giải quyết thỏa đáng sẽ là những nỗ lực khổng lồ.

Thậm chí ở thời điểm hiện tại, khi Trung Quốc đă trở thành cường quốc kinh tế và mức sống của người dân đă được nâng cao rất nhiều, đồng nghĩa với việc nước này có nhiều điều kiện hơn để phá bỏ chính sách sinh một con, th́ nó cũng không dễ thực hiện trong thực tế.

Là v́ mức sống tăng đồng nghĩa với giá cả cũng tăng theo, trong khi hầu hết các gia đ́nh Trung Quốc hướng đến chất lượng hơn là số lượng trong việc nuôi dạy các con. Với giá cả đắt đỏ ở một số thành phố Trung Quốc hiện tại, thậm chí số lượng người sống độc thân và các cặp vợ chồng không sinh con ngày càng gia tăng đáng kể.

V́ thế, dù chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khi mới lên nhậm chức đă tính đến phương án bỏ chính sách sinh một con để đưa nước này thoát khỏi nguy cơ thiếu hụt nhân lực trong tương lai gần, th́ nó cũng chưa chắc nhận được sự hưởng ứng của người dân Trung Quốc. T́nh trạng chênh lệch quá mức giữa số lượng các bé trai và các bé gái trong tỷ lệ sinh ở Trung Quốc cũng đe dọa hàng triệu người đàn ông ở nước này không thể lập gia đ́nh trong tương lai.

Viễn cảnh đối mặt với hậu quả của nhân khẩu học là điều không thể tránh khỏi ở bất cứ quốc gia nào, dù có đưa ra biện pháp nào chăng nữa. Trung Quốc v́ thế đang dần đi tới vực thẳm của nhân khẩu, một vực thẳm có lẽ c̣n sâu hơn rất nhiều so với Nhật Bản hay các nước phương Tây khác.

VietSN© sưu tập