troopy
01-10-2015, 03:36
Đó không hẳn là một dự đoán bi quan hay một phát biểu gây sốc đối với nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại, mà là một lời cảnh báo nghiêm túc đang được một số chuyên gia đưa ra để cảnh báo nước Mỹ ở thời điểm hiện tại.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=725497&stc=1&d=1420860962
Một nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng không có nghĩa là nó sẽ không lặp lại vết xe đổ của mình trước đó, khi mà những biện pháp cần thiết để tránh lặp lại sai lầm ấy vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đó là tình trạng của nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Sự hồi phục nhanh chóng vượt ra khỏi sự dự đoán của nền kinh tế Mỹ vào giai đoạn cuối năm 2014 là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới trong năm qua. Tốc độ tăng trưởng quý 3 - và có thể là cả quý 4 – của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua, thị trường chứng khoán sôi động trở lại, chi tiêu gia đình tăng làm tăng tổng cầu thúc đẩy sản xuất trở lại. Và khi mà Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, việc hồi phục nhanh chóng này cũng đồng nghĩa với lợi ích cho cả thế giới.
Nhưng sự hồi phục với tốc độ quá nhanh đó lại đang khiến một số chuyên gia lo ngại, trong đó có chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED Janet Yellen. Sự khởi sắc của kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại đang tạo nên một ấn tượng rất giống với thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, vốn là nguyên nhân chủ đạo gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Cả hai đều có mức tăng trưởng rất mau lẹ, thị trường chứng khoán sôi động, giá bất động sản lên cao ngất, vượt ra khỏi tình trạng thường thấy.
Kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại cũng thế, tốc độ tăng trưởng cao hơn dự đoán, thị trường chứng khoán đang có xu hướng nóng hơn bình thường khi đã tăng hơn 50% trong vòng hai năm qua, và thị trường bất động sản đang sôi động trở lại. Ở thời điểm hiện tại, giá căn hộ ở Manhattan đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, báo hiệu cho sự sôi động của thị trường bất động sản đang quay trở lại và khởi sắc hơn mức cần thiết.
Theo một báo cáo mới nhất, giá các căn hộ chung cư cao tầng đã tăng ít nhất là 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao thứ hai trong 25 năm qua và chỉ thua kém mức giá căn hộ được coi phi thực tế ngay trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Sự đóng băng thị trường bất động sản chính là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khi đó. Một phần lớn của cải của Mỹ bị đóng băng trong thị trường bất động sản đã gây ra sự mất thanh khoản trầm trọng của hệ thống tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng và quỹ bảo hiểm khổng lồ của nền kinh tế số một thế giới. Do đó, hơn ai hết, người Mỹ cần phải thận trọng với những biểu hiện của việc xuất hiện cơn sốt bất động sản vượt mức bình thường.
Trên thực tế, nhu cầu nhà ở tại Mỹ luôn rất lớn, nhưng một phần lớn trong đó được thực hiện dưới hình thức cho thuê, nhất là tại các thành phố trung tâm lớn như New York. Rất ít khi các căn hộ cao cấp đắt giá ở những khu vực trung tâm như Manhattan lại bán được dễ dàng với số lượng lớn.
Theo báo cáo, khoảng một nửa những người mua nhà ở Manhattan hiện tại đã chấp nhận hình thức thanh toán ngay lập tức với mức giá chào bán hoặc thậm chí là cao hơn. Đó là một trong những biểu hiện của việc mua bán bất động sản kiếm lời thay vì đáp ứng nhu cầu nhà ở thực sự.
Việc thị trường bất động sản ngay lập tức tạo nên cơn sốt sau khi nền kinh tế Mỹ được dự báo hồi phục đang cho thấy những vấn đề cốt lõi tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 vẫn chưa bị kiểm soát hoàn toàn. Dĩ nhiên sẽ không có chuyện Mỹ thả lỏng hệ thống ngân hàng để tái diễn tình trạng năm 2007 khi đã ban hành đạo luật phố Wall để kiểm soát mạch máu của nền kinh tế này, nhưng xu hướng thực hiện các giao dịch tài chính lớn trên các thị trường tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản vẫn đang tồn tại và phát triển mạnh.
Bà Janet Yellen, chủ tịch cục dự trữ liên bang FED, đang là người nhận thức rõ tình hình hiện tại hơn ai hết. Một chỉ thị tăng lãi suất để ghìm nền kinh tế phát triển chậm lại nhưng bền vững hơn đang được cân nhắc. Kinh tế Mỹ đang có những cơ hội rất thuận lợi để hồi phục với tốc độ cao, nhưng nguy cơ xảy ra rủi ro vẫn tiềm ẩn không nhỏ. Ở thời điểm hiện tại, chiến lược chậm mà chắc có lẽ sẽ được ưu tiên hơn.
VietSN Ⓒ sưu tập
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=725497&stc=1&d=1420860962
Một nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng không có nghĩa là nó sẽ không lặp lại vết xe đổ của mình trước đó, khi mà những biện pháp cần thiết để tránh lặp lại sai lầm ấy vẫn chưa thực sự rõ ràng. Đó là tình trạng của nền kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại.
Sự hồi phục nhanh chóng vượt ra khỏi sự dự đoán của nền kinh tế Mỹ vào giai đoạn cuối năm 2014 là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh kinh tế ảm đạm của thế giới trong năm qua. Tốc độ tăng trưởng quý 3 - và có thể là cả quý 4 – của Mỹ đã đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua, thị trường chứng khoán sôi động trở lại, chi tiêu gia đình tăng làm tăng tổng cầu thúc đẩy sản xuất trở lại. Và khi mà Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, việc hồi phục nhanh chóng này cũng đồng nghĩa với lợi ích cho cả thế giới.
Nhưng sự hồi phục với tốc độ quá nhanh đó lại đang khiến một số chuyên gia lo ngại, trong đó có chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED Janet Yellen. Sự khởi sắc của kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại đang tạo nên một ấn tượng rất giống với thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, vốn là nguyên nhân chủ đạo gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Cả hai đều có mức tăng trưởng rất mau lẹ, thị trường chứng khoán sôi động, giá bất động sản lên cao ngất, vượt ra khỏi tình trạng thường thấy.
Kinh tế Mỹ ở thời điểm hiện tại cũng thế, tốc độ tăng trưởng cao hơn dự đoán, thị trường chứng khoán đang có xu hướng nóng hơn bình thường khi đã tăng hơn 50% trong vòng hai năm qua, và thị trường bất động sản đang sôi động trở lại. Ở thời điểm hiện tại, giá căn hộ ở Manhattan đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, báo hiệu cho sự sôi động của thị trường bất động sản đang quay trở lại và khởi sắc hơn mức cần thiết.
Theo một báo cáo mới nhất, giá các căn hộ chung cư cao tầng đã tăng ít nhất là 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao thứ hai trong 25 năm qua và chỉ thua kém mức giá căn hộ được coi phi thực tế ngay trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Sự đóng băng thị trường bất động sản chính là một trong những nguyên nhân chủ đạo gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khi đó. Một phần lớn của cải của Mỹ bị đóng băng trong thị trường bất động sản đã gây ra sự mất thanh khoản trầm trọng của hệ thống tài chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các ngân hàng và quỹ bảo hiểm khổng lồ của nền kinh tế số một thế giới. Do đó, hơn ai hết, người Mỹ cần phải thận trọng với những biểu hiện của việc xuất hiện cơn sốt bất động sản vượt mức bình thường.
Trên thực tế, nhu cầu nhà ở tại Mỹ luôn rất lớn, nhưng một phần lớn trong đó được thực hiện dưới hình thức cho thuê, nhất là tại các thành phố trung tâm lớn như New York. Rất ít khi các căn hộ cao cấp đắt giá ở những khu vực trung tâm như Manhattan lại bán được dễ dàng với số lượng lớn.
Theo báo cáo, khoảng một nửa những người mua nhà ở Manhattan hiện tại đã chấp nhận hình thức thanh toán ngay lập tức với mức giá chào bán hoặc thậm chí là cao hơn. Đó là một trong những biểu hiện của việc mua bán bất động sản kiếm lời thay vì đáp ứng nhu cầu nhà ở thực sự.
Việc thị trường bất động sản ngay lập tức tạo nên cơn sốt sau khi nền kinh tế Mỹ được dự báo hồi phục đang cho thấy những vấn đề cốt lõi tạo nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 vẫn chưa bị kiểm soát hoàn toàn. Dĩ nhiên sẽ không có chuyện Mỹ thả lỏng hệ thống ngân hàng để tái diễn tình trạng năm 2007 khi đã ban hành đạo luật phố Wall để kiểm soát mạch máu của nền kinh tế này, nhưng xu hướng thực hiện các giao dịch tài chính lớn trên các thị trường tiềm ẩn rủi ro cao như bất động sản vẫn đang tồn tại và phát triển mạnh.
Bà Janet Yellen, chủ tịch cục dự trữ liên bang FED, đang là người nhận thức rõ tình hình hiện tại hơn ai hết. Một chỉ thị tăng lãi suất để ghìm nền kinh tế phát triển chậm lại nhưng bền vững hơn đang được cân nhắc. Kinh tế Mỹ đang có những cơ hội rất thuận lợi để hồi phục với tốc độ cao, nhưng nguy cơ xảy ra rủi ro vẫn tiềm ẩn không nhỏ. Ở thời điểm hiện tại, chiến lược chậm mà chắc có lẽ sẽ được ưu tiên hơn.
VietSN Ⓒ sưu tập