PDA

View Full Version : Pháp chật vật giám sát danh sách những phần tử cực đoan


sonlumpy
01-11-2015, 14:22
Vụ tấn công chết người do các phần tử Hồi giáo tiến hành tại Paris hồi tuần trước đă khiến cho các lực lượng an ninh của Pháp trong thời gian tới sẽ phải chật vật với nhiệm vụ theo dơi hàng trăm, nếu không không muốn nói là hàng ngh́n, những phần tử t́nh nghi cực đoan đă được phóng thích khỏi các nhà tù hay từ các chiến trường ở nước ngoài trở về.
Theo AFP, vụ thảm sát và cuộc khủng hoảng con tin tuần trước đă cho thấy những lỗ hổng t́nh báo của Pháp khi cả 3 tay súng trước đó đều đă có mặt trong danh sách “để mắt” của các cơ quan t́nh báo Pháp nhưng họ vẫn không thể ngăn được cuộc bạo lực đă làm chấn động cả nước.

Trong đó, tên Cherif Kouachi, 32 tuổi, đă bị kết án hồi năm 2008 v́ có liên quan đến 1 mạng lưới cử các phần tử thánh chiến tới Iraq. Anh trai của tên này là Said, 34 tuổi, cũng đă tới Yemen hồi năm 2011 và được nhóm Al-Qaeda ở bán đảo Ả rập đào tạo về vũ khí. Tên c̣n lại Amedy Coulibaly, 32 tuổi, gặp Kouachi trong tù, cũng đă bị kết án 5 năm tù tham gia vào âm mưu giải cứu một nhóm phần tử Hồi giáo người Algeria khỏi nhà tù bất thành.

Cả 3 tên này đều đă bị các lực lượng an ninh Pháp tiêu diệt trong các cuộc đột kích hôm 9/1. Tuy nhiên, trước đó, bọn chúng đă kịp sát hại 17 người. Đặc biệt, theo các nguồn tin, năm 2009, 1 trong 3 tay súng này thậm chí đă được gặp tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy tại Điện Elysee theo một sáng kiến về việc làm.

http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=726483&stc=1&d=1420986092
Một chiếc xe cảnh sát Pháp

Các chuyên gia cho rằng, việc giải quyết các lỗ hổng t́nh báo của Pháp hiện là việc không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh danh sách những đối tượng t́nh nghi cực đoan đang ngày càng dài hơn và các lực lượng an ninh Pháp th́ không đủ nguồn lực để giám sát một cách kỹ lưỡng tất cả những đối tượng t́nh nghi. Cơ quan t́nh báo nội địa của Pháp DGSI có chưa đến 4.000 điệp viên c̣n cơ quan t́nh báo nước ngoài DGSE có khoảng 5.000 người.

Ước tính có khoảng 1.000 công dân Pháp đă ra nước ngoài để gia nhập với các phần tử cực đoan tại Iraq và Syria. T́nh h́nh sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng có thể trở về nước và chiến đấu một cách cứng rắn hơn, cực đoan hơn. “Bị áp đảo? Vâng, trên thực tế chúng ta đang bị như vậy. Chúng tôi sẽ phải làm việc đến 20 giờ 1 ngày thay v́ 15 tiếng nhưng như vậy cũng vẫn chưa đủ. V́ vậy chúng tôi đang ưu tiên xem xét nguy cơ có thể xảy ra lỗi” – một quan chức chống khủng bố giấu tên của Pháp thừa nhận.

Ông này cũng chỉ ra rằng không thể chỉ định một sỹ quan cảnh sát để giám sát mỗi nghi phạm và rằng việc giám sát sẽ phải dựa chủ yếu vào giám sát điện thoại và internet. Các cơ quan t́nh báo của Pháp xếp danh sách các nghi phạm theo thứ tự mối nguy hiểm tiềm ẩn của những người này, trong đó những đối tượng nghiêm trọng nhất sẽ được giám sát kỹ lưỡng c̣n những biện pháp nghe lén trong vài ngày sẽ được áp dụng đối với các phần tử ít nguy hiểm nhất. Vấn đề rắc rối nằm ở khâu quản lư các danh sách. “Trừ khi có đến 40.000 người trong cơ quan t́nh báo th́ chúng tôi mới làm được. Nếu không th́ việc này sẽ rất khó khăn” – quan chức trên nói.

Ông Claude Moniquet - một cựu điệp viên DGSE, hiện là đồng Giám đốc Trung tâm an ninh và t́nh báo chiến lược châu Âu ở Brussels - lo ngại, thách thức mà các lực lượng an ninh Pháp đang đối mặt sẽ c̣n phức tạp hơn khi sau các vụ tấn công nói trên, sẽ có thêm nhiều đối tượng đă bị kết án trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 được phóng thích khỏi nhà tù, kéo dài thêm danh sách các đối tượng cần theo dơi. “Chúng ta đă không có đủ nguồn lực để giải quyết những đối tượng từ Syria về nước. Nếu phải thêm vài trăm người khác đang hoạt động hoặc nằm chờ thời cơ, ví vụ như mạng lưới những Algeria đă tham gia một loạt các vụ tấn công tại Pháp hồi những năm 1990 và 2000 th́ đây sẽ là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp” – ông nhận định.

Ông Moniquet cho biết, ông nghĩ các đối tượng cực đoan như Kouachi và Coulibaly sẽ bị giám sát sau khi được phóng thích khỏi nhà tù nhưng các điệp viên sẽ dần chuyển trọng tâm chú ư nếu không có điều ǵ đáng chú ư xảy ra. Một vấn đề quan trọng khách là việc tăng cường giám sát nhưng không ảnh hưởng đến quyền tự do dân sự - một việc mà ông Moniquet cho là bất khả thi ở một số trường hợp. “Điều này dấy lên những nghi vấn về tính hiệu quả của các lực lượn và nguồn lực t́nh báo nhưng cũng đưa đến câu hỏi về quyền được quên lăng và quyền được bắt đầu một cuộc sống mới khi bạn có lư lịch khủng bố” – ông lư giải.

VietSN © Sưu Tập