Log in

View Full Version : Trung Quốc hoăn xây ḷ phản ứng AP1000 đến năm 2016


Hanna
01-16-2015, 13:30
Tham vọng trở thành cường quốc hạt nhân của chính quyền Tập Cận B́nh bị thách thức trước sự việc Trung Quốc hoăn xây ḷ phản ứng AP1000 đến năm 2016. Việc Trung Quốc hoăn xây ḷ phản ứng AP1000 khiến một số giới chức nước này xem như một sự thách thức đối với tham vọng trở thành cường quốc hạt nhận. Dự án mà Trung Quốc hợp tác phát triển cùng với công ty Westinghouse Electric, môt công ty thuộc tập đoàn Toshiba có trụ sở tại Mỹ, đă vấp phải những vấn đề nghiêm trọng và không thể khởi động sớm hơn năm 2016.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời của một kỹ sư trưởng làm việc tại một ḷ phản ứng của Trung Quốc.
Ông Wang Zhongtang, Kỹ sư trưởng tại Tập đoàn Năng lượng Hạt Nhân của Trung Quốc tiết lộ với tờ Wall Street Journal bên lề một cuộc hội thảo rằng sự tŕ hoăn việc xây dựng ḷ phản ứng thế hệ mới xuất phát những vấn đề phát sinh trong quá tŕnh thử nghiệm.
Tuy nhiên ông Wang không cụ thể bản chất của những vấn đề mới phát sinh này là ǵ. ông cũng không cho biết một mốc thời gian cụ thể nào để tái khởi động dự án xây mới ḷ hạt nhân công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc buộc phải tŕ hoăn thực hiện dự án tham vọng này. Theo kế hoạch, dự án này có lộ tŕnh khởi động vào cuối năm 2013.
Việc chậm trễ này ảnh hưởng đến nỗ lực tăng cường công suất năng lượng hạt nhân của Trung Quốc lên gấp 3 lần vào năm 2020.
Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia năng động nhất trong việc xây mới các ḷ phản ứng hạt nhân trên thế giới, với 24 ḷ phản ứng đang hoạt động và 25 ḷ khác đang xây dựng, theo nguồn thống kê của Cơ quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế.
Theo Wall Street Journal, các quan chức Trung Quốc tỏ ra thất vọng và tức giận trước sự tŕ hoăn này.
Họ đỗ lỗi cho đối tác Westinghouse, một công ty con của tập đoàn Toshiba của Nhật, đảm nhiệm khâu thiết kế ḷ phản ứng.
Theo Westinghouse, thiết kế ḷ hạt nhan AP1000 của họ là một trong những thiết kế có độ an toàn cao nhất. Công ty này cũng hứa hẹn sẽ giúp Trung Quốc có phiên bản riêng CAP1400 được thiết kế để nhân rộng ở thị trường Trung Quốc và phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế thiết kế này bộc lộ nhiều bất cập, theo nhận xét của ông Li Ning, một chuyên gia ngành công nghệ hạt nhân tại đại học Hạ Môn, Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng công ty Westinghouse đă thổi phồng năng lực thiết kế và công nghệ của họ, hứa th́ nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu.
Về phía công ty Westinghouse, họ chưa có phản ứng tức thời trước sự bày tỏ thái độ của phía Trung Quốc.
Trung Quốc có định hướng trong việc sao chép công nghệ nước ngoài để trách sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp linh kiện ở nước ngoài.
Họ có chiến lược liên kết với các Viện nghiên cứu và công ty sản xuất máy móc thiết bị nước ngoài để học hỏi và trao đổi công nghệ theo các thỏa thuận hợp tác.
Chính phủ Trung Quốc đă hợp tác với Westinghouse từ năm 2007 cũng theo h́nh thức này. Theo thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc, Westinghouse hợp tác với nước này để xây 4 ḷ phản ứng AP1000 tại 2 tỉnh Chiết Giang và Sơn Đông.
Cựu Phó chủ tịch ủy ban Phát triển và Cải Cách Trung Quốc, ông Xie Zhenhua đă lên án sự chậm trễ trong việc xây mới ḷ phản ứng AP1000 ở Trung Quốc là một thách thức đối với định hướng giảm thiểu khí thải carbon của nước.
Đây là lần tŕ hoăn thứ hai của dự án này. Trong lần tŕ hoăn thứ nhất hồi năm 2013, nguyên nhân xuất phát từ độ an toàn thiết kế chưa được đảm bảo. Việc này có liên quan đến vụ ṛ rỉ phóng xạ của nhà máy Fukushima ở Nhật Bản gây nên thảm họa hạt nhân vào năm 2011.
Trước sự t́nh cơm không lành, canh không ngọt giữa Trung Quốc và đối tác Westinghouse, công ty areva S.A của Pháp, vốn bị thua thầu vào năm 2007 nh́n thấy cơ hội đến với họ.
Trước thực tế lănh đạo Trung Quốc có tham vọng biến quốc gia này trở thành cường quốc hạt nhân, Trung Quốc vẫn là một thị trường làm ăn béo bở để các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân trên toàn cầu.
Phó chủ tịch điều hành công ty Areva, ông Remy Autebert cho biết công ty này sẽ nhân đôi số lượng các công ty liên doanh của họ tại Trung Quốc.
Công ty Areva hiện có 5 công ty liên doanh với các đối tác Trung Quốc. Họ đang xây dựng 2 ḷ phản ứng ở Thái Sơn, phía nam tỉnh Quảng đông.
Trước đây, Bloomberg từng dẫn lời Phó Tổng thư kư Hiệp hội hạt nhân Trung Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ khởi động việc xây dựng 5 ḷ phản ứng hạt nhân mới với tổng công suất lớn hơn 5 Gigawatt trong năm 2015.
Theo Hiệp hội hạt nhân thế giới, vào năm 2014 bốn ḷ phản ứng mới đă bắt đầu hoạt động tại các tỉnh Trung Quốc như Phúc Kiến, Liêu Ninh và Quảng Đông.
Trung Quốc có kế hoạch nâng công suất năng lượng nguyên tử đến ít 58 Gigawatt vào thời điểm năm 2020. Kế hoạch này nhằm là giải pháp giúp thuyên giảm nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng do khí thải từ các nhà máy chạy bằng than đốt.
Thế nhưng, Trung Quốc buộc phải đánh giá lại kế hoạch đầy tham vọng của họ sau thảm họa Fukushima vào năm 2011. Việc tŕ hoăn việc xây dựng ḷ phản ứng AP1000 có thể bị đánh giá là một trở ngại cho tham vọng nâng cao nâng suất năng lượng hạt nhân của Trung Quóc.
Thảm họa này xảy ra theo sau trận động đất 9.0 độ richter gây ra sóng thần làm 15.000 người thiệt mạng và gây ra những vụ nổ lớn ở nhà máy năng lượng hạt nhân Fukushima.
Từ cuối năm 2012, hội đồng nhà nước của Trung Quốc đă soạn thảo các mục tiêu xây dựng ḷ phản ứng hạt nhân và chấp thuận kế hoạch 5 năm lần thứ 12 về an toàn hạt nhân và pḥng chống ô nhiễm phóng xạ tầm nh́n đến năm 2020.
Kế hoạch này do Bộ Môi Trường Trung Quốc đệ tŕnh, quy định việc phân bổ nguồn tài chính trị giá 13 tỷ đô la nhằm cải thiện sự an toàn của các ḷ phản ứng hạt nhân của Trung Quốc trước cuối năm 2015.
Theo một tài liệu do Wikileaks cung cấp, Trung Quốc đă cho xây khoảng hơn 50 ḷ phản ứng hạt nhân dựa trên công nghệ cũ, từ những năm 60 của công ty Westinghouse.
Ḷ phản ứng AP1000 của Westinghouse là ḷ phản ứng thế hệ III/III+, có khả năng kháng chấn cao nhằm ngăn chặn các t́nh huống xấu khi động đất xảy ra.
Sử dụng các nguyên lư tự nhiên như đối lưu, truyền nhiệt, công nghệ ḷ AP1000 cho phép trong trường hợp nhà máy xảy ra tai nạn nghiêm trọng th́ ḷ phản ứng vẫn có thể tiếp tục tự làm nguội mà không cần các biện pháp đối phó và can thiệp từ bên ngoài của nhân viên vận hành trong ṿng 72 giờ.
Nguyễn Thị Quỳnh Như