troopy
01-17-2015, 04:06
Làn sóng giảm phát từ phương Tây bắt nguồn từ tốc độ tụt giá chóng mặt của giá dầu và nguy cơ giảm phát mà EU đang phải đối mặt đang tràn sang các khu vực khác trên thế giới như một làn gió lạnh mùa đông.
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=730046&stc=1&d=1421467539
Và nơi đang hứng những đợt lạnh đầu tiên ấy không ai khác ngoài Châu Á, cụ thể hơn là những ông lớn của nền kinh tế châu lục phương Đông. Và ở đây, cơn gió lạnh ấy cũng đang gây ra những phản ứng khác nhau, dù cho tất cả các ông lớn đều rét.
Ấn Độ đang là một trong những nước đầu tiên có phản ứng mau lẹ với động thái cơn gió lạnh giảm phát tràn qua này. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang được dự đoán đứng trước ngưỡng cửa của giai đoạn phát triển kinh tế nhanh nhất kể từ khi mở cửa vào những năm 90, vì thế nguy cơ giảm phát là điều khiến New Delhi lo ngại hàng đầu khi nó có thể kéo tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ xuống một mức khá thấp. Ngay sau khi giá dầu tụt xuống dưới 40 USD/thùng, thống đốc ngân hàng Ấn Độ là ông Raghuram Rajan đã lập tức cắt giảm lãi suất từ 8% xuống còn 7,75%.
Mức giảm lãi suất 0,25% này được xem là chỉ dấu cho tốc độ phản ứng hơn là vì hiệu quả thực chất của Ấn Độ, và được đánh giá nhiều khả năng lãi suất sẽ còn giảm thêm tùy thuộc vào mức độ giảm giá của dầu trên thị trường thế giới trong thời gian tới. Việc New Delhi phản ứng nhanh trên thị trường tài chính cũng đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư khi đồng Rupee, cổ phiếu và trái phiếu của Ấn Độ đều tăng mạnh. Lãi suất chỉ giảm 0,25% đã có thể nâng giá đồng nội tệ cùng trái phiếu và cổ phiểu đang cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đang có một thể trạng khỏe mạnh, gần như hoàn hảo.
Trái ngược với Ấn Độ là Trung Quốc khi Bắc Kinh không hề có dấu hiệu nào của một động thái giảm lãi suất tương tự. Điều này được lý giải bởi gói đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,1 ngàn tỉ USD mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa mới công bố, theo đó khi 300 dự án hạ tầng thuộc gói đầu tư này được triển khai cũng tương đương với việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng theo cách hạ lãi suất.
Việc này đang không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia trong nước và quốc tế khi kích thích tăng trưởng bằng giảm lãi suất luôn là cách thông dụng nhất và còn có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế mạnh khỏe, trong khi kích thích kinh tế bằng các gói đầu tư trực tiếp của nhà nước thường chỉ mang ý nghĩa về con số tăng trưởng.
Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng biện pháp kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất đã không mang nhiều tác dụng ở Trung Quốc. Ngân hàng trung ương nước này đã hạ lãi suất khá mạnh trong tháng 11.2014 để kích thích tăng trưởng khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, nhưng rốt cục đã không có nhiều hiệu quả.
Các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn vay tiền để mở rộng sản xuất khi mà tổng cầu trong nước đã đến mức giới hạn. Đây được xem là một đòn đau giáng vào mục tiêu lành mạnh và tự do hóa thị trường tài chính và nền kinh tế mà Bắc Kinh đề ra, nhà nước vẫn nắm giữ một vai trò độc tôn trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng.
Hai ông lớn khác của Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang có những động thái trái ngược dù biểu hiện bề ngoài giống nhau. Cả hai nước đều chưa có động thái giảm lãi suất để đối phó với làn sóng giảm phát này. Ở Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết khi trên thực tế Tokyo đã tiến hành các chính sách chống giảm phát từ vài năm nay khi các chính sách kinh tế Abenomics vận hành.
Người Nhật đã đi trước thế giới từ vài năm trước để chống giảm phát với các chính sách hạ lãi suất, giữ đồng Yen ở mệnh giá thấp và liên tục tung ra các gói kích thích kinh tế. Làn sóng giảm phát hiện nay nếu tràn đến Nhật Bản thì sẽ chỉ có tác dụng thúc đẩy quy mô và tốc độ triển khai của các biện pháp tổng hợp của thủ tướng Shinzo Abe mà thôi.
Nếu như người Nhật không phản ứng vì không cần thiết, thì Hàn Quốc lại cho rằng dù có phản ứng cũng chưa chắc đã có hiệu quả. Thống đốc ngân hàng trung ương Hàn Quốc Lee Ju Yeol cho hay ông chưa có ý định hạ lãi suất xuống để đáp lại nguy cơ giảm phát đến từ việc dầu tụt giá mạnh.
Lãi suất hiện tại ở Hàn Quốc khoảng hơn 2%, một mức khá thấp và dù có giảm thêm thì cũng chưa đủ để hỗ trợ tăng trưởng, ông Lee cho biết, theo đó Hàn Quốc cần một giải pháp tổng hợp để giúp nền kinh tế đối phó hiệu quả với nguy cơn giảm phát này hơn là chỉ phụ thuộc vào biện pháp giảm lãi suất.
VietSN© sưu tập
http://vietsn.com/forum/attachment.php?attac hmentid=730046&stc=1&d=1421467539
Và nơi đang hứng những đợt lạnh đầu tiên ấy không ai khác ngoài Châu Á, cụ thể hơn là những ông lớn của nền kinh tế châu lục phương Đông. Và ở đây, cơn gió lạnh ấy cũng đang gây ra những phản ứng khác nhau, dù cho tất cả các ông lớn đều rét.
Ấn Độ đang là một trong những nước đầu tiên có phản ứng mau lẹ với động thái cơn gió lạnh giảm phát tràn qua này. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang được dự đoán đứng trước ngưỡng cửa của giai đoạn phát triển kinh tế nhanh nhất kể từ khi mở cửa vào những năm 90, vì thế nguy cơ giảm phát là điều khiến New Delhi lo ngại hàng đầu khi nó có thể kéo tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ xuống một mức khá thấp. Ngay sau khi giá dầu tụt xuống dưới 40 USD/thùng, thống đốc ngân hàng Ấn Độ là ông Raghuram Rajan đã lập tức cắt giảm lãi suất từ 8% xuống còn 7,75%.
Mức giảm lãi suất 0,25% này được xem là chỉ dấu cho tốc độ phản ứng hơn là vì hiệu quả thực chất của Ấn Độ, và được đánh giá nhiều khả năng lãi suất sẽ còn giảm thêm tùy thuộc vào mức độ giảm giá của dầu trên thị trường thế giới trong thời gian tới. Việc New Delhi phản ứng nhanh trên thị trường tài chính cũng đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư khi đồng Rupee, cổ phiếu và trái phiếu của Ấn Độ đều tăng mạnh. Lãi suất chỉ giảm 0,25% đã có thể nâng giá đồng nội tệ cùng trái phiếu và cổ phiểu đang cho thấy nền kinh tế Ấn Độ đang có một thể trạng khỏe mạnh, gần như hoàn hảo.
Trái ngược với Ấn Độ là Trung Quốc khi Bắc Kinh không hề có dấu hiệu nào của một động thái giảm lãi suất tương tự. Điều này được lý giải bởi gói đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1,1 ngàn tỉ USD mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa mới công bố, theo đó khi 300 dự án hạ tầng thuộc gói đầu tư này được triển khai cũng tương đương với việc kích thích nền kinh tế tăng trưởng theo cách hạ lãi suất.
Việc này đang không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia trong nước và quốc tế khi kích thích tăng trưởng bằng giảm lãi suất luôn là cách thông dụng nhất và còn có tác dụng thúc đẩy một nền kinh tế mạnh khỏe, trong khi kích thích kinh tế bằng các gói đầu tư trực tiếp của nhà nước thường chỉ mang ý nghĩa về con số tăng trưởng.
Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng biện pháp kích thích kinh tế bằng cách hạ lãi suất đã không mang nhiều tác dụng ở Trung Quốc. Ngân hàng trung ương nước này đã hạ lãi suất khá mạnh trong tháng 11.2014 để kích thích tăng trưởng khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, nhưng rốt cục đã không có nhiều hiệu quả.
Các doanh nghiệp Trung Quốc không muốn vay tiền để mở rộng sản xuất khi mà tổng cầu trong nước đã đến mức giới hạn. Đây được xem là một đòn đau giáng vào mục tiêu lành mạnh và tự do hóa thị trường tài chính và nền kinh tế mà Bắc Kinh đề ra, nhà nước vẫn nắm giữ một vai trò độc tôn trong việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng.
Hai ông lớn khác của Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang có những động thái trái ngược dù biểu hiện bề ngoài giống nhau. Cả hai nước đều chưa có động thái giảm lãi suất để đối phó với làn sóng giảm phát này. Ở Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết khi trên thực tế Tokyo đã tiến hành các chính sách chống giảm phát từ vài năm nay khi các chính sách kinh tế Abenomics vận hành.
Người Nhật đã đi trước thế giới từ vài năm trước để chống giảm phát với các chính sách hạ lãi suất, giữ đồng Yen ở mệnh giá thấp và liên tục tung ra các gói kích thích kinh tế. Làn sóng giảm phát hiện nay nếu tràn đến Nhật Bản thì sẽ chỉ có tác dụng thúc đẩy quy mô và tốc độ triển khai của các biện pháp tổng hợp của thủ tướng Shinzo Abe mà thôi.
Nếu như người Nhật không phản ứng vì không cần thiết, thì Hàn Quốc lại cho rằng dù có phản ứng cũng chưa chắc đã có hiệu quả. Thống đốc ngân hàng trung ương Hàn Quốc Lee Ju Yeol cho hay ông chưa có ý định hạ lãi suất xuống để đáp lại nguy cơ giảm phát đến từ việc dầu tụt giá mạnh.
Lãi suất hiện tại ở Hàn Quốc khoảng hơn 2%, một mức khá thấp và dù có giảm thêm thì cũng chưa đủ để hỗ trợ tăng trưởng, ông Lee cho biết, theo đó Hàn Quốc cần một giải pháp tổng hợp để giúp nền kinh tế đối phó hiệu quả với nguy cơn giảm phát này hơn là chỉ phụ thuộc vào biện pháp giảm lãi suất.
VietSN© sưu tập