Hanna
01-21-2015, 14:01
Hiện nay, các chương trình hài đang bắt đầu chiếm sóng truyền hình. Hàng loạt các chương trình đều chăm chú đến yếu tố chọc cười khán giả. Tuy nhiên, cách chọc cười dường như càng ngày càng cạn vốn, khiến cho các vở kịch hài đang dần trở nên gượng ép, vô duyên.Cái gì là... cái gì?
Nếu như những năm về trước, sức hút của các chương trình ca hát dường như chiếm một vai trò tuyệt đối, thì năm nay, với sự im lìm của hàng loạt chương trình về âm nhạc đang thiếu sức hút như Cặp đôi hoàn hảo, hay chương trình tạp kỹ Vietnam's Got Talent (tìm kiếm tài năng Việt Nam)... cũng khiến khán giả hờ hững.
Hàng loạt các chương trình hài gây sốt cho khán giả như: Ơn giời, cậu đây rồi! phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Cười là thua phát sóng trên Đài truyền hình TP.HCM (HCM),... hay mới đây nhất là Chết cười phát sóng trên khung giờ vàng của VTV3 (20h00 thứ 7 hàng tuần). Với sự nhộn nhịp và dày đặc của các chương trình hài, khán giả được tiếp cận với muôn dạng các kiểu chọc cười. Các nhà sản xuất cũng không ngừng tạo ra những format chương trình hấp dẫn người xem.Tuy nhiên, giữa sự bùng nổ của các chương trình hài, khán giả có cảm giác khó chịu, bởi những hạt sạn không thể tưởng tượng nổi. Là một chương trình hài được phát trên sóng truyền hình quốc gia, nhưng chương trình Chết cười đã không ít lần khiến khán giả phải đỏ mặt vì cách gây cười khó hiểu. Trong tập 1, phát sóng vào ngày 17/1, khán giả không khỏi "choáng" bởi ngôn ngữ gây cười quái dị.
Ở chương trình Chết cười có thử thách đố ai nhảy được. Với phần này, các khách mời tham gia sẽ vừa nhảy trên một nền nhạc, vừa trả lời các câu hỏi của MC, vừa tạo ra không khí vui nhộn, vừa kích thích khán giả cười.
Tuy nhiên, câu hỏi của MC lại khá vô duyên. "Cái gì càng chơi càng ra nước?", hay "Cái gì càng to càng nhỏ?" khiến khán giả hoang mang, không biết chương trình đang chọc cười kiểu gì. Theo khảo sát của nhóm PV báo, trước các câu đố trong chương trình, có đến 90% người được hồi phản ứng vì cách đặt câu hỏi này.
Theo số đông nguời được hỏi phản đối, vì các câu hỏi khá nhạy cảm trong một chương trình truyền hình có nhiều người xem, trong đó có cả trẻ con. Việc tìm tiếng cười bằng các câu hỏi nhạy cảm, làm cho chương trình giảm chất lượng, thiếu tính sáng tạo và sáo mòn trong cách gây hài chọc cười. Trong số đó, 10% số người được hỏi cho biết, chương trình đã làm đúng chức năng là chọc cười khán giả, dù rằng cách chọc cười này khá thô.
Không chỉ vậy, chương trình còn gây nhức mắt bởi những phần xếp chữ oái oăm. Để thực hiện hết các yêu cầu mà chương trình đưa ra, các nghệ sỹ thậm chí phải nằm chồng lên nhau đế xếp cho ra chữ, vô hình trung tạo nên nhiều cảnh phản cảm cho khán giả. Nhiều ngôn ngữ ẩn ý được đem ra đối đáp, kiểu như:
"Cong quá gãy sao?", "Xóc đi, xóc mà không ra là có chuyện", hay khi MC hỏi các thí sinh vì sao chơi xếp hình mà nằm úp mặt xuống sàn, thì nhận được câu trả lời kiểu như: "Anh Chí Trung giơ tay cao thì phải nằm úp xuống chứ ngửa lên là... ngửi hết".
Nắm được nhu cầu của khán giả, các nhà sản xuất tung ra khá nhiều chiêu chọc cười nhưng gây sốc và phản cảm. Từ việc dùng những từ ngữ nhạy cảm, đến việc ra các câu đố, hay hình thức xếp chữ... mà nhiều nghệ sỹ phải nằm dài lên nhau. Tuy nhiên, do lạm dụng những tình tiết này, vô hình trung cách gây cười trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo.
Xin đừng "tra tấn" khán giả
Là một khách mời tham gia chương trình Chết cười, nghệ sỹ, diễn viên hài Kiều Mai Lý cho hay: "Cá nhân tôi khi tham gia vào chương trình này, tôi thấy đây là một chương trình khá hay. Không chỉ đòi hỏi việc tạo ra tiếng cười cho khán giả, mà còn đòi hỏi về sức khỏe. Nhiều người cho rằng chương trình hài là chương trình vô thưởng, vô phạt, tuy nhiên, tôi nghĩ mỗi chương trình có một cái thú vị riêng. Với chương trình này, khán giả sẽ thích thú với Thế giới nghiêng, nó sẽ đem lại cho khán giả những điều thú vị riêng".
Riêng với cách chọc hài bằng ngôn từ thô thiển, nhạy cảm, nghệ sỹ Kiều Mai Lý phản ứng: "Thực sự để lấy được tiếng cười của khán giả là rất khó. Có lẽ vì thế, nhiều chương trình phải dùng các "chiêu trò" để chọc cười khán giả, thậm chí là sử dụng các từ ngữ tục tĩu một cách thái quá. Tôi là diễn viên hài, cần lấy được tiếng cười của khán giả nhưng đó phải là tiếng cười thực sự nhớ đời chứ không phải ngày một ngày hai...".
Đánh giá về thực tế các chương trình hài hiện nay, diễn viên hài Minh Béo chia sẻ: "Hiện nay, chương trình truyền hình rất nhạt, nên họ cần đến diễn viên hài nhiều như là cách cứu cánh để kéo khán giả về. Nhưng trên thực tế, có nhiều chương trình hài nhảm nhí, dùng nhiều lời lẽ nhạy cảm để câu khách như hiện nay là không nên. Vì vậy, nếu là một diễn viên hài cần phải có sự chọn lựa về khâu kịch bản và những chương trình truyền hình mà chúng ta tham gia.
Tất nhiên, nghề gì cũng có những vấp váp, có sai sót nhưng là người của công chúng thì nên có sự chọn lựa, nhất là về khâu kịch bản. Chúng ta chọn lựa càng kỹ thì sự sai sót đáng tiếc càng ít xảy ra, bởi chỉ một lần làm dở thì khán giả tẩy chay mãi".Theo nghệ sỹ Minh Béo, hài có thực sự hay chủ yếu do năng khiếu của diễn viên, bên cạnh đó khâu kịch bản cũng cực kỳ quan trọng. Ông bà ta thường nói "có bột mới gột nên hồ", nên nếu kịch bản dở, thì diễn viên có tài đến mấy cũng khó có thể làm hay được. Nên nhiều lúc, mỗi diễn viên phải sáng tạo, phải vận dụng từ ngữ linh hoạt trong lối diễn, để bớt phần nào nhàm chán.
Nhưng nhiều khi trong một chương trình thực tế, diễn viên bị động trong việc diễn xuất, nên nhiều lúc bị hố. Cũng có nhiều chương trình, bản thân nó không hay, nên nhà sản xuất đã cố ý tạo scandal để gây sự chú ý và càng trở nên mất lòng khán giả.
Nhà biên kịch Chu Thơm cho biết: "Theo tôi, hiện nay các chương trình hài nhạc đầu tiên là do nhà sản xuất đã sử dụng những biên kịch không có nghề. Tất cả ai cũng có thể làm biên kịch được, cứ viết và làm theo kiểu ăn xổi ở thì. Làm bất cứ việc gì cũng phải nghiêm túc, đặc biệt làm hài trên truyền hình còn phải nghiêm túc hơn, bởi sẽ có hàng triệu khán giả đang theo dõi chứ không phải như hài sân khấu, lượng khán giả hạn hẹp. Nếu cần nâng cao, thì mỗi vở kịch hay hài kịch, khâu quan trọng là kịch bản. Người ta nói "có bột mới gột nên hồ", nên việc chọn kịch bản rất quan trọng".
Đại diện công ty BHD, đơn vị phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình Chết cười cho biết: "Chết cười là phiên bản Việt của "Anything Goes" - chương trình truyền hình hài hước với những thử thách vui nhộn có nguồn gốc từ Đài TF1 (Pháp). Ngay khi vừa lên sóng tại Pháp, chương trình có số người xem cao nhất trong tất cả các chương trình cùng thời điểm lên sóng tại Pháp. Sau đó, chương trình bán bản quyền sang nhiều quốc gia khác cũng đạt được hiệu ứng tương tự.
Tại Việt Nam, chương trình Chết cười mong thu hút khán giả. Trong tập đầu tiên, Chết cười có sự tham gia của nghệ sỹ Đức Hải, Chí Trung, Thanh Tùng, Lê Nam, Thụy Mười, Kiều Mai Lý, Dũng Nhí... cùng các diễn viên Vân Trang, Khương Ngọc, ca sỹ Don Nguyễn, Hòa Minzy...
Theo Mai Thy – Hạ Du
Nếu như những năm về trước, sức hút của các chương trình ca hát dường như chiếm một vai trò tuyệt đối, thì năm nay, với sự im lìm của hàng loạt chương trình về âm nhạc đang thiếu sức hút như Cặp đôi hoàn hảo, hay chương trình tạp kỹ Vietnam's Got Talent (tìm kiếm tài năng Việt Nam)... cũng khiến khán giả hờ hững.
Hàng loạt các chương trình hài gây sốt cho khán giả như: Ơn giời, cậu đây rồi! phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Cười là thua phát sóng trên Đài truyền hình TP.HCM (HCM),... hay mới đây nhất là Chết cười phát sóng trên khung giờ vàng của VTV3 (20h00 thứ 7 hàng tuần). Với sự nhộn nhịp và dày đặc của các chương trình hài, khán giả được tiếp cận với muôn dạng các kiểu chọc cười. Các nhà sản xuất cũng không ngừng tạo ra những format chương trình hấp dẫn người xem.Tuy nhiên, giữa sự bùng nổ của các chương trình hài, khán giả có cảm giác khó chịu, bởi những hạt sạn không thể tưởng tượng nổi. Là một chương trình hài được phát trên sóng truyền hình quốc gia, nhưng chương trình Chết cười đã không ít lần khiến khán giả phải đỏ mặt vì cách gây cười khó hiểu. Trong tập 1, phát sóng vào ngày 17/1, khán giả không khỏi "choáng" bởi ngôn ngữ gây cười quái dị.
Ở chương trình Chết cười có thử thách đố ai nhảy được. Với phần này, các khách mời tham gia sẽ vừa nhảy trên một nền nhạc, vừa trả lời các câu hỏi của MC, vừa tạo ra không khí vui nhộn, vừa kích thích khán giả cười.
Tuy nhiên, câu hỏi của MC lại khá vô duyên. "Cái gì càng chơi càng ra nước?", hay "Cái gì càng to càng nhỏ?" khiến khán giả hoang mang, không biết chương trình đang chọc cười kiểu gì. Theo khảo sát của nhóm PV báo, trước các câu đố trong chương trình, có đến 90% người được hồi phản ứng vì cách đặt câu hỏi này.
Theo số đông nguời được hỏi phản đối, vì các câu hỏi khá nhạy cảm trong một chương trình truyền hình có nhiều người xem, trong đó có cả trẻ con. Việc tìm tiếng cười bằng các câu hỏi nhạy cảm, làm cho chương trình giảm chất lượng, thiếu tính sáng tạo và sáo mòn trong cách gây hài chọc cười. Trong số đó, 10% số người được hỏi cho biết, chương trình đã làm đúng chức năng là chọc cười khán giả, dù rằng cách chọc cười này khá thô.
Không chỉ vậy, chương trình còn gây nhức mắt bởi những phần xếp chữ oái oăm. Để thực hiện hết các yêu cầu mà chương trình đưa ra, các nghệ sỹ thậm chí phải nằm chồng lên nhau đế xếp cho ra chữ, vô hình trung tạo nên nhiều cảnh phản cảm cho khán giả. Nhiều ngôn ngữ ẩn ý được đem ra đối đáp, kiểu như:
"Cong quá gãy sao?", "Xóc đi, xóc mà không ra là có chuyện", hay khi MC hỏi các thí sinh vì sao chơi xếp hình mà nằm úp mặt xuống sàn, thì nhận được câu trả lời kiểu như: "Anh Chí Trung giơ tay cao thì phải nằm úp xuống chứ ngửa lên là... ngửi hết".
Nắm được nhu cầu của khán giả, các nhà sản xuất tung ra khá nhiều chiêu chọc cười nhưng gây sốc và phản cảm. Từ việc dùng những từ ngữ nhạy cảm, đến việc ra các câu đố, hay hình thức xếp chữ... mà nhiều nghệ sỹ phải nằm dài lên nhau. Tuy nhiên, do lạm dụng những tình tiết này, vô hình trung cách gây cười trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo.
Xin đừng "tra tấn" khán giả
Là một khách mời tham gia chương trình Chết cười, nghệ sỹ, diễn viên hài Kiều Mai Lý cho hay: "Cá nhân tôi khi tham gia vào chương trình này, tôi thấy đây là một chương trình khá hay. Không chỉ đòi hỏi việc tạo ra tiếng cười cho khán giả, mà còn đòi hỏi về sức khỏe. Nhiều người cho rằng chương trình hài là chương trình vô thưởng, vô phạt, tuy nhiên, tôi nghĩ mỗi chương trình có một cái thú vị riêng. Với chương trình này, khán giả sẽ thích thú với Thế giới nghiêng, nó sẽ đem lại cho khán giả những điều thú vị riêng".
Riêng với cách chọc hài bằng ngôn từ thô thiển, nhạy cảm, nghệ sỹ Kiều Mai Lý phản ứng: "Thực sự để lấy được tiếng cười của khán giả là rất khó. Có lẽ vì thế, nhiều chương trình phải dùng các "chiêu trò" để chọc cười khán giả, thậm chí là sử dụng các từ ngữ tục tĩu một cách thái quá. Tôi là diễn viên hài, cần lấy được tiếng cười của khán giả nhưng đó phải là tiếng cười thực sự nhớ đời chứ không phải ngày một ngày hai...".
Đánh giá về thực tế các chương trình hài hiện nay, diễn viên hài Minh Béo chia sẻ: "Hiện nay, chương trình truyền hình rất nhạt, nên họ cần đến diễn viên hài nhiều như là cách cứu cánh để kéo khán giả về. Nhưng trên thực tế, có nhiều chương trình hài nhảm nhí, dùng nhiều lời lẽ nhạy cảm để câu khách như hiện nay là không nên. Vì vậy, nếu là một diễn viên hài cần phải có sự chọn lựa về khâu kịch bản và những chương trình truyền hình mà chúng ta tham gia.
Tất nhiên, nghề gì cũng có những vấp váp, có sai sót nhưng là người của công chúng thì nên có sự chọn lựa, nhất là về khâu kịch bản. Chúng ta chọn lựa càng kỹ thì sự sai sót đáng tiếc càng ít xảy ra, bởi chỉ một lần làm dở thì khán giả tẩy chay mãi".Theo nghệ sỹ Minh Béo, hài có thực sự hay chủ yếu do năng khiếu của diễn viên, bên cạnh đó khâu kịch bản cũng cực kỳ quan trọng. Ông bà ta thường nói "có bột mới gột nên hồ", nên nếu kịch bản dở, thì diễn viên có tài đến mấy cũng khó có thể làm hay được. Nên nhiều lúc, mỗi diễn viên phải sáng tạo, phải vận dụng từ ngữ linh hoạt trong lối diễn, để bớt phần nào nhàm chán.
Nhưng nhiều khi trong một chương trình thực tế, diễn viên bị động trong việc diễn xuất, nên nhiều lúc bị hố. Cũng có nhiều chương trình, bản thân nó không hay, nên nhà sản xuất đã cố ý tạo scandal để gây sự chú ý và càng trở nên mất lòng khán giả.
Nhà biên kịch Chu Thơm cho biết: "Theo tôi, hiện nay các chương trình hài nhạc đầu tiên là do nhà sản xuất đã sử dụng những biên kịch không có nghề. Tất cả ai cũng có thể làm biên kịch được, cứ viết và làm theo kiểu ăn xổi ở thì. Làm bất cứ việc gì cũng phải nghiêm túc, đặc biệt làm hài trên truyền hình còn phải nghiêm túc hơn, bởi sẽ có hàng triệu khán giả đang theo dõi chứ không phải như hài sân khấu, lượng khán giả hạn hẹp. Nếu cần nâng cao, thì mỗi vở kịch hay hài kịch, khâu quan trọng là kịch bản. Người ta nói "có bột mới gột nên hồ", nên việc chọn kịch bản rất quan trọng".
Đại diện công ty BHD, đơn vị phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chương trình Chết cười cho biết: "Chết cười là phiên bản Việt của "Anything Goes" - chương trình truyền hình hài hước với những thử thách vui nhộn có nguồn gốc từ Đài TF1 (Pháp). Ngay khi vừa lên sóng tại Pháp, chương trình có số người xem cao nhất trong tất cả các chương trình cùng thời điểm lên sóng tại Pháp. Sau đó, chương trình bán bản quyền sang nhiều quốc gia khác cũng đạt được hiệu ứng tương tự.
Tại Việt Nam, chương trình Chết cười mong thu hút khán giả. Trong tập đầu tiên, Chết cười có sự tham gia của nghệ sỹ Đức Hải, Chí Trung, Thanh Tùng, Lê Nam, Thụy Mười, Kiều Mai Lý, Dũng Nhí... cùng các diễn viên Vân Trang, Khương Ngọc, ca sỹ Don Nguyễn, Hòa Minzy...
Theo Mai Thy – Hạ Du