Log in

View Full Version : Nợ xấu VN: 'Mua rất dễ, xử lư rất khó'


Romano
01-22-2015, 11:03
Công ty Quản lư nợ xấu (VAMC) có thể mua lại nợ xấu rất dễ dàng từ các ngân hàng thương mại, nhưng khó có thể xử lư do khuôn khổ pháp lư hiện nay.

Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 22/1.

Ông cũng cho rằng các vấn đề về pháp lư cũng khiến việc bán nợ xấu trên thị trường mở không thể thực hiện vào lúc này.

BBC: Thưa ông, gần đây, Công ty Quản lư Nợ xấu (VAMC) thông báo đă mua lại được 123 ngh́n tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên lượng nợ xấu xử lư được chỉ vào khoảng 4 ngh́n tỷ đồng. Sự khác biệt này cho chúng ta thấy điều ǵ?

Ông Bùi Kiến Thành: Quy chế hoạt động của VAMC th́ không mua nợ xấu bằng tiền tươi, tiền thật mà trả bằng trái phiếu đặc biệt.

Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu th́ cầm trái phiếu đến Ngân hàng Nhà nước để vay tới mức 70% giá trị các trái phiếu để về có thanh khoản cho vay tiếp.

Các ngân hàng thương mại bán nợ xấu có trách nhiệm trích lập dự ṿng 20% mỗi năm, trong 5 năm. Sau 5 năm họ có thể phải lấy lại các nợ xấu, chứ không phải VAMC bắt buộc phải t́m giải pháp thanh lư nợ xấu.

Việc mua bán không phải là dứt đoạn mà là VAMC tạm thời giữ nợ xấu đó, cố gắng thanh lư có thể được. Nếu không được th́ sau 5 năm, các ngân hàng thương mại có nợ xấu phải lănh nợ xấu trở về.

Đó là lư do v́ sao mua rất nhiều mà xử lư rất ít.Lư do khác là hiện giờ không có khung khổ pháp luật nào của Việt Nam để giải quyết vấn đề tài sản thế chấp cho các món vay nợ.

Ví dụ thế chấp bằng bất động sản th́ VAMC hay các tổ chức tín dụng khác không bán để thu hồi vốn được do luật pháp về vấn đề đất đai, bất động sản không cho phép người chủ nợ được bán các bất động sản này một cách dễ dàng được do luật sở hữu đất đai ở Việt Nam không như các nước khác.

Trong khi đó, phần lớn các tài sản thế chấp của các khoản nợ lại là bất động sản. Ngoài ra c̣n có các tài sản thế chấp khác.

Nhưng quy định pháp luật của Việt Nam chưa hẳn đă cho phép chủ nợ chủ động bán được các tài sản thế chấp mà phải qua ṭa án xét xử, phải chờ bao nhiêu tháng bao nhiêu năm đó để ṭa xử xong mới thi hành án.

Trong thời gian đó th́ doanh nghiệp có nợ xấu có c̣n ở đó hay không, hay đă đóng cửa mất rồi?

BBC: Đề xuất dùng ngân sách xử lư nợ xấu hồi năm ngoái, dù đă được rút lại, nhưng liệu có phải là dấu hiệu cho thấy bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng không tin VAMC đang hoạt động hiệu quả, thưa ông?

Ông Bùi Kiến Thành: Dùng ngân sách nhà nước mà xử lư nợ xấu th́ làm sao xử lư được.

Nợ xấu là các hợp đồng của ngân hàng cho doanh nghiệp vay và doanh nghiệp không trả nổi. Những hợp đồng đó có các tài sản thế chấp để ngân hàng có thể bán và thu hồi vốn.

Nhưng với khuôn khổ pháp lư hiện nay của Việt Nam không cho phép ngân hàng hay chủ nợ bán một cách đơn giản được. Nếu bất động sản th́ luật về đất đai không cho phép bán như một món hàng. Bên cạnh đó các quy chế về vấn đề phá sản không cho phép chủ nợ phát măi tài sản của người nợ. V́ vậy việc thu hồi vốn rất chậm.

Thế nên VAMC có mua bao nhiêu nợ xấu cũng để chờ đó thôi, chứ xử lư để bán những tài sản thế chấp trong các hợp đồng vay nợ đó rất khó làm.

Thế nên thu hồi được rất là ít.

BBC:Nhiều ư kiến đă tỏ ra hoài nghi về độ hiệu quả của VAMC. Nhưng liệu Việt Nam c̣n có phương án nào khác, thưa ông?

Ông Bùi Kiến Thành: Hiện giờ mục tiêu của chính phủ, nhà nước là đưa nợ xấu của các ngân hàng qua kho của VAMC tạm thời giữ đó để cho các báo cáo tài chính của ngân hàng nhẹ đi, sạch sẽ hơn để ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động đúng với mục đích của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, nó không có mục đích thực sự để thanh lư nợ xấu của các ngân hàng.

V́ vậy mới nói đến chuyện tạm thời mua bằng các trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng dùng trong thời gian 5 năm rồi sau đó lại trả lại cho VAMC và VAMC trả lại cho Ngân hàng Nhà nước. VAMC sau đó trả lại nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Vô cùng luẩn quẩn.

Ngoài VAMC ra th́ nhiều ư kiến cũng nói đến việc làm sao bán nợ xấu trên thị trường mở, để ai có tiền cứ việc mua chứ không phải VAMC.

Nhưng bán th́ ai mua? Mua th́ trả giá nào, v́ chưa có phương pháp nào định giá nợ xấu.

Chưa hết, mua rồi th́ làm ǵ. Nếu có tiền mua nợ xấu về nhưng không bán được tài sản thế chấp, th́ ai dám mua?

Cũng có những kỳ vọng có các nhà đầu tư nước ngoài vào để mua nợ xấu, thanh lư cho nhanh, nhưng khung pháp lư của Việt Nam không đủ để cho phép người khác mua nợ xấu rồi bán những nợ xấu đó để thu hồi vốn, v́ không bán được tài sản thế chấp.
bbc