Log in

View Full Version : Cán bộ không nên dùng tiền thuế dân để đi chùa đi hội


therealrtz
02-09-2015, 05:59
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Lê Như Tiến chia sẻ rằng, các cán hội không nên rồng rắn, dùng xe nhà nước, tiền của dân để đi chùa đi hội.

Không nên tổ chức thay dân

Dịp đầu Xuân có rất nhiều lễ hội truyền thống, ông đánh giá thế nào về công tác tổ chức lễ hội những năm gần đây?

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=741282&stc=1&d=1423461554

Lễ hội của nước ta cơ bản phát huy được phong tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những lễ hội dân gian, do nhân dân tổ chức, phục vụ lợi ích văn hóa tinh thần của nhân dân đều được nhân dân tổ chức tốt, lành mạnh, có ư nghĩa thiết thực, cần giữ ǵn, phát huy. Với những lễ hội dân gian ấy, tôi nghĩ cơ quan nhà nước cũng không nên đứng ra thay nhân dân để quản lư, tổ chức, v́ nó làm lễ hội mang tính chất hành chính, tốn kém. Hăy để nhân dân tự tổ chức theo đúng truyền thống sẽ có ư nghĩa hơn. Tuy nhiên, thời gian qua có một số lễ hội trở nên khá phản cảm, đó là việc thương mại hóa lễ hội diễn ra ở nhiều nơi: Các dịch vụ “chặt chém” khách, đổi tiền lẻ, đốt vàng mă quá nhiều, kèm theo mê tín dị đoan. Hay nạn rải tiền lẻ ở một số đền, chùa cũng không hay. “Tâm xuất Phật biết”, rải tiền như thế không đúng truyền thống tâm linh, gây phản cảm. Với truyền thống tâm linh, tâm phải trong sáng, không vụ lợi. Không phải cứ mâm cao cỗ đầy, nhiều vàng mă mới là có tâm. Xu hướng này cần điều chỉnh, quản lư, tuyên truyền tốt hơn. Vai tṛ ở đây thuộc các ban quản lư di tích, các cơ quan quản lư nhà nước ở địa phương như Sở VH-TT&DL, thanh tra chuyên ngành. Trước hết là UBND các địa phương, ban quản lư di tích, lễ hội.

Đất nước ta có trên 7.000 lễ hội, trung b́nh mỗi ngày 20 lễ hội, nếu không quản lư tốt sẽ rất lăng phí tiền bạc của nhà nước, của nhân dân và xă hội. Nhưng lăng phí lớn hơn chính là không đem lại hiệu quả giáo dục truyền thống văn hóa của lễ hội một cách đúng đắn.

Nếu như các địa phương coi lễ hội là nơi để “chặt chém” du khách, để thu ngân sách của người đi lễ th́ cũng không đúng. Việc biến lễ hội vốn là thuần phong mỹ tục của nhân dân thành cơ hội hưởng lợi, kiếm chác của một số người cần bị lên án, chấn chỉnh. Các cơ quan quản lư nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan chuyên ngành phải có trách nhiệm.

Lễ hội phải mang tính nhân văn

Gần đây dư luận cho rằng, ngoài thương mại hóa, c̣n có những lễ hội cổ vũ cho hành động mang tính bạo lực, phi nhân tính. Ông có ư kiến ǵ?

Gần đây thấy nổi lên một số lễ hội mà thiên về nghi lễ đâm, chém, giết động vật, vật nuôi, như lễ hội chém lợn (Bắc Ninh), lễ đâm trâu (vùng Tây Nguyên), hay lễ hội chọi trâu… Điều này tuy là truyền thống, nhưng nếu cổ súy sẽ làm cho nhân dân, du khách nước ngoài có cảm giác ghê sợ, không tốt.

Lễ hội chọi trâu vốn rất hay, rất ư nghĩa nhưng sau đó người ta giết cả trâu thắng, trâu thua th́ không nên. Con thua, con thắng cũng cần được đối xử có t́nh hơn. Chúng ta cần có thái độ đúng đắn với động vật. V́ sao trâu làm tṛ vui chơi cho người, nhưng đấu xong, đều bị xả thịt; sao chúng ta không thay đổi việc đó bằng nâng niu, trân trọng trâu, chữa bệnh, phục sức cho nó để mùa sau thi đấu mà lại giết đi?

Thua xả thịt mà thắng cũng xả thịt và c̣n bán đắt hơn - như một món lộc, tức là có yếu tố thương mại hóa, chưa kể có thể c̣n có cá độ nữa. Phải thay đổi về giáo dục, nhận thức để người dân thấy những việc đó không nhân văn, để thay đổi. Chúng ta tôn trọng những giá trị truyền thống nhưng giá trị ấy có thể chỉ có ư nghĩa ở một giai đoạn lịch sử nào đó.

Khi chúng ta hội nhập với thế giới, nhiều du khách bạn bè quốc tế đến với ta th́ phải có sự điều chỉnh. Đem con vật ra làm tṛ vui cho ḿnh rồi giết nó thảm hại là không nên. Lễ hội phải phù hợp với thời đại, phải mang giá trị nhân bản, nhân văn, khơi dậy ḷng tốt, t́nh yêu thương.

Không nên lấy danh nghĩa cơ quan đi lễ hội

Gần đây có t́nh trạng cán bộ, công chức đua nhau đi lễ hội. Có nơi dùng xe công, tiền công, thời gian công đi lễ, thưa ông?

Điều đó là không được phép. V́ vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa có chỉ thị nêu rơ, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lư và tổ chức lễ hội. Phải phê b́nh và xử lư nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm.

Cán bộ lănh đạo, quản lư các cấp, nhất là cấp Trung ương, không tham dự lễ hội với danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị nếu không được cấp có thẩm quyền phân công. Tôi cho rằng, cán bộ không nên lấy danh nghĩa cơ quan để đi lễ hội, c̣n việc tham gia với tư cách công dân th́ anh có quyền, có thể đi ngày lễ, ngày nghỉ tùy ư.

Thời gian qua, dư luận nêu có nơi lấy tư cách cơ quan, tổ chức, có đơn vị cán bộ rồng rắn đi lễ hội khắp nơi; khi đến địa phương c̣n được cung phụng, giới thiệu chức danh dài dằng dặc; khi về lại quà cáp biếu xén.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=741283&stc=1&d=1423461558
Ông Lê Như Tiến.

H́nh ảnh ấy không đẹp mắt trong khi đời sống nhân dân c̣n nhiều khó khăn. Cán bộ rồng rắn xe công đi lễ hội hết nơi này nơi kia thực sự không gây thiện cảm ǵ cho nhân dân.

Chỉ thị của Ban Bí thư rất cần thiết, đúng lúc. Vấn đề là làm sao chúng ta kiểm tra được sự chấp hành tuân thủ cho tốt, nhất là đối với cán bộ quản lư, cấp cao. Ở các nước, tôi cũng thấy bộ trưởng, quan chức đi dự lễ hội, nhưng đi với tư cách cá nhân, âm thầm đi, chứ không tiền hô hậu ủng, không rồng rắn lên mây.

Để ngăn chặn bệnh hoành tráng trong tổ chức lễ hội, để lễ hội thực sự văn minh, tiết kiệm và khơi dậy được ḷng tự hào, ḷng yêu quê hương đất nước, cần phải tổ chức ra sao, thưa ông?

Nên hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước trong việc tổ chức lễ hội. Các địa phương cần ngăn chặn, khắc phục t́nh trạng lợi dụng di tích, nơi thờ tự, lễ hội nhằm trục lợi, tuyên truyền mê tín, dị đoan, các tṛ chơi, nghi lễ không lành mạnh.

Gần đây có một số lễ hội tổ chức rất hoành tráng, tiêu tốn tiền bạc của nhân dân, công quỹ, nhưng hồn vía lễ hội chẳng thấy đâu. Nhiều lễ hội chưa khơi dậy được những giá trị tốt đẹp truyền thống. Cho nên điều quan trọng là người làm công tác quản lư, tổ chức phải biết gạn đục, khơi trong, phát huy những giá trị tốt đẹp, tự hào của dân tộc ta.

Không phải cứ tổ chức hoành tráng, tốn kém là tốt. Có người đi lễ hội nhưng không biết ư nghĩa, mục đích của lễ hội là ǵ. Nước ta có nhiều lễ hội rất hay, ư nghĩa rất rơ như Lễ hội Gióng, Lễ hội Yên Tử, Hội chùa Hương…, mỗi năm thu hút hàng vạn người dân tham gia. Như thế, chúng ta đă làm cho ư nghĩa lễ hội giảm đi rất nhiều.


- therealrtz ©VietSN

NongDan
02-09-2015, 06:59
không xử lư nghiêm th́ chuyện "trên bảo dưới ko nghe"sẽ c̣n tiếp diễn dài dài ...

viethanh84
02-09-2015, 12:41
Theo ong Tien thi , " day to cua dan " chang nen xu dung tien cua dan " tra no " cho
cac " no boc " khong nen di chua di hoi ? Han la ong Tien muon nhac nho cac " no
boc " nen cat ky tien vao ket sat hay goi cho con chau dang du hoc hoac la xay nha
" khung " nhu ong Truyen ..... Xem ra lam " no boc " kho that day !!! Co ti " tien
com " , lai khong duoc tieu xai . Kho that !!!!

thanhonguyen
02-09-2015, 12:47
"Cán bộ không nên dùng tiền thuế dân để đi chùa đi hội" ở VN vì không đáng.

Cán bộ chỉ nên dùng tiền thuế dân để đem vợ con ra nước ngoài ăn chơi và mua sắm mới xứng!

tomvtom
02-09-2015, 13:06
Không nên tổ chức thay dân

hoangtay
02-10-2015, 00:52
xài hơn 500 tỹ rồi từ 85-2014 giờ mới báo cáo

cha12 ba
02-10-2015, 04:43
VC mà cũng đi chùa sao???...bócuthun.te o tụi chó Vẹm