hoalyly
05-18-2015, 01:19
Chất độc tetrodotoxin (TTX) có công thức phân tử là C11 H17 O8 N3, là chất độc thần kinh, cực độc, gây tử vong cao. Trên thế giới hiện nay ,vấn đề ngộ độc các thực phẩm chứa tetrodotoxin đã và đang là thực trạng nổi cộm, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=766511&stc=1&d=1431912046
Chỉ cần đưa 334 μg/kg Tetrodotoxin vào cơ thể chuột là có thể chết ngay tức thì. Loại độc tố này thường có trong loài so biển ở nước ta.
Tại một số địa phương vùng biển của Việt Nam vẫn “cố tình” sử dụng thịt so biển để làm thức ăn dù biết rằng chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.
Trước đó vào tháng 2 năm 2015, 5 người (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã bắt sam về nướng để nhậu. Chỉ mới uống được vài ly, cả năm người cùng cảm thấy tê toàn thân. Một trong số này bị nặng nhất đã chết ngay tại chỗ. Bốn người nhập viện cấp cứu trong tình trạng cứng hàm, tê bì chân tay, mặt đỏ, nôn ói liên tụ.
So và sam nhìn bên ngoài rất giống nhau, khó phân biệt. Cả hai loại này là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển. Sam biển sống thành từng cặp. Mỗi cặp sam làm tổ đều sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời. Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao.
So biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng cặp.Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.
Trong so biển có độc tố tetrodotoxin (tương tự như độc tố ở cá nóc) tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ vì thế cho dù người dân có nấu chín, phơi khô hoặc sấy thì độc chất vẫn tồn tại. Đây chính là nguyên nhân gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu chẳng may người dân ăn phải.
Chất độc Tetrodotoxin hiện chưa có thuốc giải, vì vậy tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dù chi là một lần.
hoalyly@vietbf sưu tầm
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=766511&stc=1&d=1431912046
Chỉ cần đưa 334 μg/kg Tetrodotoxin vào cơ thể chuột là có thể chết ngay tức thì. Loại độc tố này thường có trong loài so biển ở nước ta.
Tại một số địa phương vùng biển của Việt Nam vẫn “cố tình” sử dụng thịt so biển để làm thức ăn dù biết rằng chứa độc tố gây ngộ độc rất nghiêm trọng.
Trước đó vào tháng 2 năm 2015, 5 người (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã bắt sam về nướng để nhậu. Chỉ mới uống được vài ly, cả năm người cùng cảm thấy tê toàn thân. Một trong số này bị nặng nhất đã chết ngay tại chỗ. Bốn người nhập viện cấp cứu trong tình trạng cứng hàm, tê bì chân tay, mặt đỏ, nôn ói liên tụ.
So và sam nhìn bên ngoài rất giống nhau, khó phân biệt. Cả hai loại này là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển. Sam biển sống thành từng cặp. Mỗi cặp sam làm tổ đều sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời. Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao.
So biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng cặp.Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25 cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.
Trong so biển có độc tố tetrodotoxin (tương tự như độc tố ở cá nóc) tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ vì thế cho dù người dân có nấu chín, phơi khô hoặc sấy thì độc chất vẫn tồn tại. Đây chính là nguyên nhân gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu chẳng may người dân ăn phải.
Chất độc Tetrodotoxin hiện chưa có thuốc giải, vì vậy tuyệt đối không được dùng so biển làm nguyên liệu thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, dù chi là một lần.
hoalyly@vietbf sưu tầm