PDA

View Full Version : Trung Quốc âm mưu về Biển Đông và né tránh mọi câu hỏi liên quan


june04
06-06-2015, 14:22
Về vấn đề trên biển Đông, từ sau giàn khoan Hải Dương 981 cho đến các vụ va chạm giữa các thuyền đánh cá, hải quân ... và sau này là việc xây dựng đảo nhân tạo. Tổng thống Obama đă kêu gọi dừng ngay hành động này, nó sẽ gây gia tăng căng thẳng cho t́nh h́nh chính trị trên bên Đông.

Trung Quốc "mập mờ" về biển Đông

Phát biểu trong cuộc gặp “Sáng kiến các nhà lănh đạo trẻ Đông Nam Á” được tổ chức ở Nhà Trắng, Tổng thống Obama đă hối thúc Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và dừng các hoạt động xây dựng trái phép trên biển Đông.

Trước đó, hôm 30-5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 14 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter cũng đă kêu gọi Trung Quốc "ngừng ngay lập tức và vĩnh viễn" các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên biển Đông.

Ngay sau khi kết thúc phiên thảo luận với chủ đề “Củng cố trật tự khu vực ở châu Á-Thái B́nh Dương hướng đến giải pháp xung đột và hợp tác chủ động hơn”, rất nhiều đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la lần thứ 14 đă tỏ ra thất vọng với những câu trả lời của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trong phần hỏi đáp khi khá nhiều câu hỏi liên quan đến biển Đông đă không được ông trả lời.

Vài ngày trước Đối thoại Shangri-la, đă xuất hiện thông tin Trung Quốc bước đầu thực hiện quân sự hóa các đảo nhân tạo đang xây dựng trái phép trên biển Đông. Chính v́ thế, rất nhiều đại biểu dự diễn đàn năm nay muốn t́m kiếm sự giải đáp từ phía Trung Quốc để xoa dịu những quan ngại về diễn biến an ninh nghiêm trọng này. Về vấn đề này, ông Aidan Foster-Carter - Nhà nghiên cứu ĐH Leeds, cho biết thêm: "Tôi cho rằng rất nhiều người thất vọng với câu trả lời của ông Tôn. Tôi cho rằng, tất cả mọi người, bất kể quan điểm của họ thế nào về những vấn đề cụ thể trên biển Đông, họ muốn có sự đối thoại rơ ràng hơn về những vấn đề rất cụ thể như tôn trọng quy định pháp luật, hoạt động xây dựng trên biển Đông… Tôi e rằng đây là câu trả lời được soạn sẵn và nhiều người cũng nhất trí như vậy".

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=773546&stc=1&d=1433600479
Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại cuộc Đối thoại Shangri-la

Mỹ cần có hành động?

Bất chấp những chỉ trích của Mỹ và một số quốc gia khác tại "Đối thoại Shangri-la 14", Trung Quốc vẫn khẳng định không dừng các hoạt động xây dựng tại biển Đông. Sự kiên quyết này của Bắc Kinh đă gây ra một cuộc tranh luận trong giới chức Mỹ ở Washington, giữa những người cho rằng cần phải kiểm soát và kiềm chế các hoạt động của Trung Quốc và những người lo ngại rằng một phản ứng sai của Mỹ có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự, hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Tờ Wall Street Journal số ra ngày 1-6 dẫn nguồn tin từ một quan chức Mỹ cho biết các quan chức chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang cố gắng t́m một "sự cân bằng hợp lư", vừa có thể gia tăng sức ép nhưng vừa tránh làm t́nh h́nh căng thẳng vượt mức cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu và ư đồ của Washington. Theo lời ông David Shear, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và hiện là Trợ lư phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái B́nh Dương của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, th́ "không một viên đạn bạc nào có thể giải quyết được vấn đề".

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=773545&stc=1&d=1433600479
Tàu chiến của hải quân Trung Quốc

Tại Singapore, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Carter khẳng định rằng Washington sẽ điều máy bay và tàu hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, bất chấp việc Bắc Kinh tuyên bố rằng "đến quá gần các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng là hành động khiêu khích". Ông Carter cũng điểm danh các hệ thống vũ khí mới mà Mỹ dự định sẽ điều tới châu Á, trong đó có tàu khu trục tàng h́nh Zumwalt.

Điều này đặt ra thế "tiến thoái lưỡng nan" cho chính quyền Obama. Chính sách tái cân bằng tới châu Á đưa ra hồi đầu nhiệm kỳ thứ nhất là nhằm tái bảo đảm cho các đồng minh vốn lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới khá hung hăng sẽ tạo ra nguy cơ "gây thù, chuốc oán" với Bắc Kinh và có thể làm phân cực khu vực vốn có tăng trưởng kinh tế mạnh nhất của thế giới, và tạo ra thế khó cho các quốc gia châu Á vốn không muốn phải chọn đứng hẳn về bên nào.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là người theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, luôn coi việc mở rộng các đảo là biểu tượng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc và biểu hiện của sự quyết tâm giành lại các vùng lănh thổ mà Bắc Kinh đă bị mất vào tay các cường quốc tư bản. Báo Wall Street Journal cho biết, kể cả trong giới quân sự Mỹ hiện cũng không có sự đồng thuận về cách tiếp cận t́nh h́nh.

vietbf.com