Log in

View Full Version : “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” không có trong từ điển của Trung Cộng?


PinaColada
06-12-2015, 22:33
Cổ nhân đă có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đó là một cách ứng xử khôn ngoan trong đó cần biết thiết lập những mối quan hệ tùy thuộc vào vai tṛ và tầm quan trọng mà mối quan hệ đó đem lại.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=775523&stc=1&d=1434148342

Nhưng Trung Quốc lại đang là một quốc gia hiếm hoi đang cố chứng tỏ rằng, họ có thể đi theo một con đường mà không ai từng thử trước đó, đó là bán láng giềng gần và mua anh em xa. Thay v́ thiết lập mối quan hệ tốt với những nước láng giềng, Trung Quốc lại đang thực hiện một chính sách gây bất b́nh nghiêm trọng trong khu vực. Và thay vào đó, Bắc Kinh lại chọn cách gây ảnh hưởng với những quốc gia ở cách xa họ cả nửa ṿng trái đất.
Một thống kê trên phạm vi toàn cầu về h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc gần nhất vào tháng 12.2014 do BBC World Service đang là một dẫn chứng rơ nét cho quan điểm chiến lược có phần ngược đời ấy của Trung Quốc. Theo đó, h́nh ảnh của Trung Quốc xấu một cách trầm trọng trong mắt người dân của hầu hết các quốc gia láng giềng trong khu vực của nước này.
Ở Hàn Quốc, chỉ có khoảng 30% người dân có đánh giá tích cực về Trung Quốc, trong khi số người có đánh giá tiêu cực về Trung Quốc th́ lên tới 56%. Tương tự như vậy là ở Nhật Bản, số người Nhật cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa đến an ninh khu vực và thế giới lên tới 73%, trong khi đó số người Nhật có đánh giá tích cực về Trung Quốc chỉ là 3% - một con số thấp kỷ lục.
Trong khi đó, điều trái ngược lại xảy ra cách đó nửa ṿng trái đất. H́nh ảnh xấu xí của Trung Quốc ở châu Á phút chốc trở nên sáng sủa hơn rất nhiều ở châu Phi và châu Mỹ Latinh. Đặc biệt là ở châu Phi, khi người dân các quốc gia thuộc lục địa đen có một đánh giá và quan điểm tích cực ở mức độ cao về Trung Quốc. Số người dân ở các quốc gia châu Phi có thiện cảm với Trung Quốc lần lượt là 85% ở Nigeria, 67% ở Ghana, 65% ở Kenya.
Ở châu Mỹ Latinh, con số này có giảm đi đôi chút nhưng cũng vẫn c̣n khá cao. Lần lượt là 52% ở Brazil, 45% ở Argentina., trường hợp ngoại lệ là Mexico khi có tới 40% người dân có cái nh́n tiêu cực với Trung Quốc so với 33% người dân có cảm t́nh. Điều trái ngược lại diễn ra ở châu Âu, khi đa số các quốc gia thuộc châu Âu đều không có cái nh́n thiện cảm với Trung Quốc, điển h́nh là Đức khi số người không có thiện cảm với Trung Quốc lên tới 76% so với số thiện cảm chỉ chiếm khoảng 10%.
Sự ngược đời này được các nhà phân tích xem như biểu hiện rơ nét nhất của chiến lược trỗi dậy đặc trưng của Bắc Kinh trong những năm qua. Theo đó chiến lược để trở thành một siêu cường trên thế giới của Trung Quốc chia làm 2 phương hướng rất rơ rệt, đó là trở thành bá chủ ở khu vực châu Á và trở thành người lănh đạo thế giới thứ ba. Việc soán ngôi Mỹ ở vị trí siêu cường số một thế giới bằng cách vượt qua Mỹ về kinh tế, chính trị và quân sự là một viễn cảnh quá xa vời đối với Trung Quốc, và Bắc Kinh đă chọn một cách đi khác, đó là trở thành lănh đạo của thế giới thứ ba.
Ở thời điểm hiện tại, các quốc gia thuộc thế giới thứ ba vẫn đang chiếm đa số trong số các quốc gia trên thế giới, và nếu như Trung Quốc có thể trở thành lănh đạo cao nhất của tập hợp đông đảo này, tự khắc Bắc Kinh sẽ có được trọng lượng đáng kể thậm chí là ngang hàng với Mỹ trên thế giới.
Đó là lư do v́ sao Trung Quốc rất quan tâm đến h́nh ảnh và tầm ảnh hưởng của ḿnh đối với các quốc gia thuộc thế giới thứ ba này, đặc biệt là ở châu Phi và Mỹ Latinh nơi tập trung phần lớn các quốc gia thuộc thế giới thứ ba trên thế giới. Các khoản đầu tư đặc biệt lớn, những khoản viện trợ hào phóng đến không tưởng, và một chính sách thân thiện có phần hơi quá đà là cách mà Bắc Kinh sử dụng để tăng cường ảnh hưởng và xây dựng h́nh ảnh của ḿnh ở châu Phi và châu Mỹ Latinh.
Thậm chí ở một số quốc gia, Trung Quốc c̣n được xem là vị cứu tinh khi đă trực tiếp can thiệp giúp nền kinh tế nước sở tại tránh khỏi nguy cơ sụp đổ, như Venezuela là trường hợp điển h́nh. Đó cũng là lư do Trung Quốc rất quan tâm đến các diễn đàn có sự góp mặt của các nước thuộc thế giới thứ ba, như diễn đàn Á Phi. Ở thời điểm hiện tại Trung Quốc gần như đă là quốc gia có tiếng nói chủ chốt nhất ở diễn đàn hội tụ các quốc gia ở châu Á và châu Phi này, dù Ấn Độ mới được xem là người đưa ra ư tưởng gắn kết các quốc gia thuộc hai châu lục lại với nhau.
Chiến lược này cũng giải thích tại sao điều trái ngược lại xảy ra ở châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á Thái B́nh Dương khi hầu hết các nước láng giềng đều có ác cảm với Trung Quốc ở mức độ cao. Lư do đầu tiên và quan trọng hàng đầu, là việc hàng loạt các nước lân cận trong khu vực của Trung Quốc lại là đồng minh của Mỹ. Việc Trung Quốc có thể dứt các nước này khỏi quan hệ đồng minh với Mỹ và theo phe ḿnh là điều gần như không thể.
Đó cũng là lư do v́ sao Trung Quốc thành công hơn trong việc lôi kéo các nước châu Phi và Mỹ Latinh khi hầu hết các quốc gia ở hai khu vực này đều rất ghét Mỹ. Đó là chưa kể hầu hết các quốc gia ở châu Á Thái B́nh Dương đều có nền kinh tế phát triển đáng kể, và Trung Quốc không dễ ǵ lôi kéo các nước này bằng tiền bạc như đă làm ở châu Phi và Mỹ Latinh.
Nhưng lư do quan trọng nhất, lại nằm ở chiến lược của Trung Quốc với khu vực này. Trong nhăn quan chiến lược của Bắc Kinh, châu Á Thái B́nh Dương và sau đó là toàn bộ châu Á phải trở thành bàn đạp cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc giữ vị trí lănh đạo thế giới thứ ba chỉ có tác dụng trong các hội nghị và vấn đề toàn cầu, nơi có được sự ủng hộ của càng nhiều nước trên thế giới th́ càng quan trọng.
Trung Quốc sẽ không thể trở thành một thế lực đủ sức đương đầu với Mỹ vốn đang có một hệ thống đồng minh dày đặc trên thế giới nếu như không thể là bá chủ ở châu Á. Và để tái khôi phục vị trí thiên triều của ḿnh trong quá khứ, Bắc Kinh đang hướng tới việc sử dụng sách lược dùng cả ảnh hưởng kinh tế lẫn ảnh hưởng chính trị và quân sự.
Song song với việc tăng cường đ̣i hỏi chủ quyền ở các vùng lănh thổ và lănh hải của các nước lân cận, Trung Quốc cũng đang cố gắng gia tăng ảnh hưởng kinh tế với các nước láng giềng bằng cách sử dụng thị trường nội địa khổng lồ của ḿnh để lôi kéo. Tuy nhiên, sự thiếu khéo léo của Trung Quốc cộng với việc các nước lân cận có nền tảng kinh tế khá phát triển đă khiến cho tác động từ việc gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh trở nên kém hơn rất nhiều so với ảnh hưởng tiêu cực mà các vụ đ̣i hỏi chủ quyền lănh thổ và lănh hải bất hợp lư mà Trung Quốc đưa ra.
Nên không khó hiểu khi h́nh ảnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước láng giềng đang trở nên xấu đi một cách trầm trọng. Người Trung Quốc có một câu thành ngữ nổi tiếng, là “nước xa không cứu được lửa gần”, và trong t́nh huống cấp bách, liệu những quốc gia có thiện cảm cách nửa ṿng trái đất có thể giúp ǵ được Trung Quốc khi các láng giềng xung quanh đang nh́n về Bắc Kinh với ánh mắt đe dọa nhất?

Nhàn Đàm (theo The Diplomat)