PDA

View Full Version : Câu chuyện cảm động về làng ung thư ở VN!


Romano
08-15-2015, 00:11
Hiện cả nước có đến 10 làng gọi là làng ung thư. Khả năng dự đoán do nguồn nước không được sạch hoặc nước giếng ở đó không đảm bảo vệ sinh. Cùng vietbf.com đọc bài viết cảm động của gia đ́nh anh bị nhiều người trong gia đ́nh ung thư.

Bản án không có lời tuyên

Được xem là cá biệt trong làng ung thư Thổ Vị (xă Tế Thắng, huyện Nông Cống, Thanh Hóa), gia đ́nh anh Quyền đến nay đă mất 5 người thân thiết ruột thịt v́ căn bệnh ung thư quái ác. Bố mẹ, 2 người bác ruột và vừa qua (tháng 6 năm 2015) th́ thằng con trai út mới tṛn 2 năm tuổi của anh cũng ĺa bỏ cơi đời theo ông bà nội.

Ông Trần Văn Hán, ngoài 70 tuổi - Trưởng thôn Thổ Vị đầu tiên, là người có thói quen theo dơi và ghi chép tỉ mỉ những gia đ́nh có người chết v́ bệnh ung thư trong làng - cho biết: “Trong số 7 gia đ́nh có nhiều người mất v́ bệnh ung thư nhất làng, từ 3-4 người, th́ gia đ́nh anh Quyền vào loại cá biệt, có tới 5 người đă mất”. Vừa nói, ông Hán vừa lần đầu ngón tay chỉ vào tên chủ hộ gia đ́nh có nhiều đường gạch màu đỏ nhất trong cuốn sổ tay mà ông đă ghi chép hơn 20 năm nay.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=798006&stc=1&d=1439597356
Những ngày cuối cùng trên giường bệnh của con trai anh Quyền.
Anh Quyền c̣n nhớ cú sốc đầu tiên khi mẹ anh lâm bệnh nặng, bà ốm sốt rồi nổi hạch ở cổ. Bố anh lúc bấy giờ là Trạm trưởng trạm y tế xă ngay cạnh nhà, biết t́nh trạng bệnh của vợ không đơn giản là bệnh thông thường, ông vội đưa bà vào khám ở bệnh viện đa khoa tỉnh. Các bác sĩ cho biết, bà có dấu hiệu của bệnh ung thư, họ giới thiệu ra Bệnh viện K. Sau khi khám, xét nghiệm kỹ lưỡng, kết quả bà bị ung thư gan giai đoạn cuối và chỉ 3 tháng sau th́ mất.

“Tôi c̣n nhớ buổi chiều hôm trước ngày mất, mẹ tôi vẫn c̣n rất tỉnh táo, mẹ bảo thèm ăn cá, sáng mai tôi đi chợ mua cá về nấu nhưng chưa kịp ăn miếng nào th́ bà đă đi. Mẹ tôi mất nhanh quá, khi bà mất mới ở tuổi 41, lúc đó gia đ́nh chỉ c̣n lại 3 người đàn ông trong nhà. Bố tôi sau đó suy sụp hoàn toàn, em trai và tôi cũng hoang mang lắm, đó là mất mát đầu tiên lớn nhất trong đời của chúng tôi” - anh Quyền chia sẻ.

Sau khi mẹ mất, bố anh nghỉ làm ở trạm xá, nghỉ cả hội đồng nhân dân xă dù ông đang rất có uy tín. Thời gian đầu ông gần như bị trầm cảm, ngủ thường gặp ác mộng. Anh Quyền nhớ tết năm mẹ anh mất, bố anh nằm mơ rồi la ầm ĩ, luôn miệng dỗ dành mẹ để ông tiêm thuốc. Nghe tiếng, anh chạy vào giường của bố th́ thấy ông đang loay hoay cầm xi lanh tiêm vào cái chăn, nghĩ đó là vợ ḿnh, vừa tiêm ông vừa dỗ dành: Để anh tiêm cho em bớt đau...

Năm mẹ anh mất, trong làng chưa có nhiều người chết v́ ung thư như bây giờ, làng Thổ Vị khi đó cũng chưa gọi là làng ung thư. Thi thoảng có người chết v́ bệnh tật cũng được xem là b́nh thường như bao làng khác. Nhưng từ khi mẹ anh mất, càng ngày số người chết v́ ung thư trong làng càng tăng, đặc biệt từ năm 2005 đến nay và con số này chưa bao giờ giảm, theo ghi chép của ông Trần Văn Hán. Đa phần các trường hợp khi phát hiện được th́ bệnh đă ở giai đoạn cuối, không có dấu hiệu báo trước, một “án tử h́nh” không có lời tuyên như câu nói tếu của anh Quyền.

Nỗi đau nối dài nỗi đau
Hơn 2 năm sau cái chết của mẹ, nỗi đau c̣n chưa vơi th́ bố anh lại thông báo một tin như sét đánh ngang tai, ông cũng bị bệnh giống bà, nhưng là ung thư ṿm họng. “Có lẽ cả đời tôi không thể quên được câu nói của bố ḿnh lúc đó, ông nói một câu b́nh thản mà tôi như rụng rời chân tay: Bố bị nổi hạch ở cổ, thôi thế là xong rồi, con ạ... bố cũng giống mẹ mày rồi. Cảm giác khi đó không c̣n buồn mà thấy sợ, tôi sợ bố cũng đi theo mẹ, bỏ lại chúng tôi một ḿnh” - giọng anh Quyền lạc đi.

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=798007&stc=1&d=1439597356

Phán đoán của một người có kinh nghiệm làm trong ngành y như ông th́ ít khi sai sót. Cuối cùng ông đi khám và xét nghiệm ở Bệnh viện K và nhận kết luận bị ung thư ṿm họng giai đoạn cuối. Một năm sau khi phát bệnh th́ ông mất. Thời kỳ phát bệnh, tuy không nói ra t́nh trạng bệnh nhưng anh Quyền đă nhiều lần thấy bố ḿnh lén giấu thuốc ngủ để uống, ông bảo đi sớm cho khỏi đau đớn.
Không khí u ám trĩu buồn trùm phủ lên ngôi nhà, gia đ́nh anh Quyền giữ một “kỷ lục buồn” có bố mẹ chết trẻ v́ ung thư trong làng và đáng tiếc cho đến nay gia đ́nh anh vẫn giữ kỷ lục đó.

Bố mẹ mất, phần v́ tinh thần suy sụp, phần v́ kinh tế gia đ́nh khó khăn, cả 2 anh em lần lượt nghỉ học ở cấp THPT dù học lực khá giỏi. Anh Quyền kết hôn với chị Trương Thị Huyền ở xă khác để cùng chia sẻ mất mát và lo toan cuộc sống. Người em trai vào Sài G̣n làm thợ, chăm chỉ kiếm tiền gây dựng cuộc sống và giúp anh trai bớt gánh nặng kinh tế của gia đ́nh.
Tưởng như sẽ được b́nh yên, th́ sóng gió lại nổi, chỉ hơn 1 năm sau khi bố mất, 2 người bác của anh cũng lần lượt ra đi v́ căn bệnh quái ác này. Một người mất v́ ung thư dạ dày, một người bị ung thư phổi. Cũng từ đây, trong làng bắt đầu rầm rộ những người chết v́ các loại ung thư, ông Hán bắt đầu lập danh sách ghi chép tỉ mỉ và phân tích t́m nguyên nhân. Làng Thổ Vị chính thức bị gán một cái tên đau thương khắp tỉnh rồi lan rộng ra cả nước là làng ung thư đặc biệt nghiêm trọng.

Giữa năm 2015 mới đây, bi kịch một lần nữa lại xảy ra với ngôi nhà nhỏ của gia đ́nh anh Quyền, con trai út chưa đầy 2 năm tuổi của anh lại nhận kết quả xét nghiệm bị ung thư máu. Khi chúng tôi về làng Thổ Vị viết bài về những gia đ́nh có người chết v́ ung thư nhiều nhất làng, người dân ở đây mách địa chỉ nhà anh Quyền. Tới nơi th́ gia đ́nh anh đă đóng cửa, dắt díu nhau ra Viện Huyết học và Truyền máu trung ương để chữa bệnh cho thằng con trai út. Chúng tôi ngược xe ra Hà Nội đến Viện huyết học thăm con trai anh, viết bài nhờ Quỹ Tấm ḷng vàng kêu gọi ḷng hảo tâm của cộng đồng, nhưng chưa kịp đăng th́ cháu đă mất.

Vượt lên thảm cảnh
Anh Quyền không mê tín nhưng có quá nhiều mất mát đă xảy đến với gia đ́nh, khiến anh không đủ khả năng lư giải, nhiều lúc cảm thấy bất lực. Nhất là từ khi con trai anh lâm bệnh: “Lúc vợ tôi báo tin, con bị ốm sốt và nổi hạch ở cổ th́ tôi nghe mà chân tay bủn rủn. V́ lời đó, chính bố tôi lúc phát bệnh đă nói như thế. Tôi không tin vào số kiếp nhưng dường như có một cái ǵ đó vô h́nh đang bám lấy gia đ́nh tôi và mang từng thành viên một xa ĺa cơi sống. Nhưng nếu ḿnh sợ, ḿnh bỏ cuộc th́ c̣n vợ con và em út nó sẽ dựa vào ai, chắc chúng nó cũng buồn chẳng kém ḿnh”.

Anh đă nghĩ mọi cách để cứu con, từ việc chạy vạy đi vay tiền đến việc nghĩ sẽ bán một bên thận nếu con anh c̣n cơ hội chữa trị. Nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh, kết thúc cũng vội vàng làm anh không kịp trở tay. Bản thân anh Quyền cũng đang phải nẹp xương sống v́ ngă giàn giáo khi làm công nhân xây dựng năm 2009, đến nay đă quá hạn tháo nẹp mà Bệnh viện Việt - Đức yêu cầu. Em trai lấy vợ được 3 năm nhưng vẫn chưa sinh được con v́ hoàn toàn không có tinh dịch, dù đă đi khám và chữa trị nhiều nơi. Việc tế nhị này anh Quyền nói, rất ngại ngùng chia sẻ nhưng anh hy vọng bác sĩ nào có khả năng, biết được thông tin này sẽ mở ḷng nhân từ cứu giúp em trai của ḿnh.

Về nguyên nhân dẫn đến làng ung thư, ông Trần Văn Hán với những kiến thức về địa chất, kỹ thuật được học ở trong quân đội, phân tích, trong đá núi Nưa chỉ cách làng Thổ Vị hơn một kilomet, nơi mỏ quặng đang được khai thác có chứa một loại hợp chất có độc tố cực mạnh, đó là amiăng, thành phần chính gây ra ung thư. Thời kỳ c̣n bao cấp, làng có phát động một chiến dịch làm giếng, thế là bà con đua nhau lên núi gánh đá về kè làm chân giếng. Loại đá có chứa amiăng này chính là nguyên nhân người dân ở đây mắc nhiều bệnh ung thư. Tuy nhiên, ông Hán cũng khẳng định, bây giờ nhiều gia đ́nh đă dùng nước giếng khoan thay v́ giếng khơi nhưng ung thư vẫn không thuyên giảm là do thêm cả môi trường sinh hoạt thiếu lành mạnh, đặc biệt là thuốc trừ sâu sử dụng bừa băi nên ngấm dần xuống ḷng đất vào nguồn nước.

Gia đ́nh anh Quyền cũng có giếng nước nhưng đă lấp và thay bằng giếng khoan từ lâu. Đến đời con anh th́ đă chuyển sang nước đóng chai là chủ yếu nhưng vẫn không tránh khỏi căn bệnh quái ác này. Hiện nay Thổ Vị là 1 trong 10 làng ung thư nổi tiếng nặng nề nhất của cả nước, theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong dự án “Điều tra, t́m kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của VN. Riêng xóm anh Quyền có khoảng 10 gia đ́nh th́ mất 4 gia đ́nh có người chết v́ ung thư.

Bệnh tật, người mất, gia sản cũng khuynh tán theo. Gia đ́nh anh Quyền vốn không mấy dư giả, bố làm trạm trưởng y tế xă, chữa bệnh bằng tấm ḷng người thấy thuốc chứ lương tháng được mấy đồng. Mẹ anh làm nông. Ngày trước gia đ́nh anh mở quán cháo ḷng, nhưng từ ngày bố mẹ mất, quán cũng thưa vắng khách v́ sự kỳ thị rồi buộc phải đóng cửa. Hai vợ chồng anh vay mượn thêm tiền bạn bè mở quán cà phê, đang dở dang th́ con trai út đổ bệnh rồi ra đi măi măi.

Nhưng anh Quyền nói là sẽ không bỏ cuộc, sau thời gian đau thương này anh mong muốn sẽ lại tiếp tục đầu tư mở lại quán cà phê. V́ nó vừa là nguồn thu nhập, vừa là nguồn vui sống để vợ chồng quên, vơi dần đi những mất mát. Chia tay đôi vợ chồng trẻ trong buổi chiều sau trận mưa dông kéo dài, ánh chiều đang xua tan những cuộn mây đen xám xịt, chúng tôi cầu mong cho gia đ́nh anh không phải trải qua kiếp nạn nào nữa, như bầu trời sau cơn dông tối sẽ lại sáng lên.

Làng Thổ Vị hiện có 447 hộ (hơn 1.700 nhân khẩu) làm nông nghiệp, đời sống của bà con nông dân c̣n nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm tới 46%. Theo thống kê của Trạm Y tế xă Tế Thắng, số người mắc bệnh ung thư gan, phổi trong làng chiếm tới hơn 80% so với các bệnh khác; trong đó số bệnh nhân nam chiếm 80%. Số người mắc các bệnh ung thư dưới 30 tuổi (đă chết) chiếm 8%, số người từ 30-55 tuổi chết v́ bệnh này chiếm tới 54% và số người từ 55 tuổi trở lên là 38%. Theo kết quả điều tra, xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự pḥng và Sở Khoa học - Công nghệ Thanh Hóa th́ tất cả các mẫu nước lấy từ giếng khơi, giếng khoan tại làng Thổ Vị đều bị nhiễm các chất amiăng, sắt, natri, thạch tín cao gấp hàng chục lần cho phép và không có mẫu nào bảo đảm để dùng làm nước ăn, uống, sinh hoạt.

NongDan
08-15-2015, 03:31
HẬU QUẢ KHI SỬ DỤNG HÀNG TÀU KHỰA.