PDA

View Full Version : NHững nông dân đổi đời chỉ sau một ngày nhờ những đồ vật vô chi ngoài đồng ruộng


johnnydan9
08-15-2015, 17:22
Mới đây những thông tin về nhiều người đă trở nên giàu sang một cách nhanh chóng sau khi đào bới được lượng cổ vật lớn ngay trên mảnh đất mà tưởng như không có nhiều giá trị mà họ vấn hàng ngày sử dụng làm dư luân xôn sao.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=798219&stc=1&d=1439659103

Đào móng nhà được cả kho cổ vật
Cách đây mấy ngày, anh Đặng Trung Quyết (31 tuổi, xă Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) cùng nhóm thợ đào móng để chuẩn bị xây nhà thì bất ngờ phát hiện một số bát, đĩa cổ lâu đời có hoa văn lạ nằm dưới ḷng đất sâu khoảng 1m. Khi lấy lên, anh Quyết đếm được tổng cộng 69 chiếc bát và đĩa.
Nhiều cụ cao niên ở địa phương phán đoán, số đồ vật mà anh Quyết đào được rất có thể là những vật dụng sinh hoạt thường nhật của người dân Phủ Diễn Châu xa xưa chứ không phải đồ dùng của vua chúa. Chúng có tuổi đời khoảng 200 năm.

T́m thấy nhiều cổ vật ngh́n năm tuổi dưới ruộng lúa
Thông tin, ngày 20/6, ông Vũ Văn Thuyết (xă Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) trong lúc làm đất trồng lúa đă phát hiện rất nhiều cổ vật có niên đại từ thế kỷ thứ X. Địa điểm phát hiện cách thành nhà Hồ hơn 1 km về phía đông nam, nằm liền kề với hệ thống la thành do triều Hồ xây dựng.
Những hiện vật được phát hiện bao gồm nhiều chất liệu: Đồ gốm sứ, sắt, đá quư, xương... Trong đó, đáng chú ư nhất là những chiếc ṿ sành cao từ 25-33cm, trên phần thân được vẽ trang trí hai đường chỉ ch́m chạy song song. Ngoài ra, ông Thuyết c̣n t́m thấy hàng trăm hiện vật là bát, đĩa cổ.

Phát hiện cổ vật thời Lê khi đào móng nhà
Theo báo , mới đây, một gia đ́nh ở thị trấn Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trong quá tŕnh đào móng nhà đă phát hiện được nhóm hiện vật cổ nằm dưới ḷng đất ở độ sâu khoảng 50-60 cm.
Ông Lê Bá Hạnh, PGĐ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho hay nhóm hiện vật cổ này gồm có 15 chiếc bát, đĩa và 2 nắp thạp, chất liệu bằng gốm có phủ men rạn màu ngà, đường kính đĩa 20 cm, bát 15 cm, trong đó có 2 chiếc bát trong ḷng có chạm khắc hoa văn lạ. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học tỉnh Hà Tĩnh, nhóm hiện vật cổ nói trên thuộc niên đại thời Lê, thế kỷ 16-17.

Đào đất xây bể, được hơn nửa tạ tiền cổ
Gia đ́nh anh Lương Mạnh Hải (SN 1976, ngụ xă Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), trong lúc đào đất xây bể nước đă đào phải một hũ sành, bên trong chứa hơn 50kg tiền cổ.
Anh Hải nói trên báo , sáng ngày 22/5, hũ sành cách mặt đất gần 1m. Nhưng chiếc hũ đă bị vỡ khi gặp lực tác động, tiền xu cổ trong hũ tràn ra ngoài. Toàn bộ số tiền có h́nh tṛn, lỗ vuông, đường kính 2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền có chữ Hán.

Được hũ sành cổ niên đại hơn 300 năm khi đào đất
Mới đây, trong lúc đào đất, ông Trương Phước Dũng (50 tuổi, xă Suối Bạc, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên) vô t́nh phát hiện một hũ sành có niên đại trên 300 năm, tức khoảng cuối thế kỷ XVI.
Đó là hũ sành, cao khoảng 35cm, h́nh thù như ché rượu, nhưng nhỏ chỉ bằng hũ đựng mắm. Ngoài ra, ông Dũng c̣n phát hiện thêm một đĩa bằng đồng thau, nh́n giống như chiếc cồng người đồng bào dân tộc thiểu số như nhỏ. Quan sát kĩ, cả 2 cổ vật đều không có hoa văn.

Làm vườn, đào được trống đồng nghi có niên đại hàng trăm năm
Trong lúc đào đất vườn trồng cây, vợ chồng chị Bùi Thị Liên (ngụ xă Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa bất ngờ đào được 1 chiếc trống đồng cao khoảng 40 cm, bán kính mặt trống đồng 45-50 cm nghi có niên đại hàng trăm năm.
Trao đổi trên báo , chị Liên cho biết, sáng 19/10/2014, vợ chồng chị ra góc vườn trước nhà đào, san đất th́ bất ngờ phát hiện bộ đồ kim loại lạ này nằm cách mặt đất chừng 1,5 m, trong t́nh trạng xếp chồng lên nhau. Chiếc trống đồng có chiều cao khoảng 40 cm, bán kính mặt trống khoảng 45-50 cm, 2 chiếc nồi đồng cổ có kích thước như một chiếc chảo rán, không có nắp.

Đang đào ao, phát hiện trống đồng cổ

Ngày 9/11/2014, trong lúc đào ao thả cá, gia đ́nh ông Đỗ Văn Hiển (xă Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) đă bất ngờ phát hiện 1 chiếc trống đồng cổ.
Giám định của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cho thấy đây là chiếc trống đồng loại I Heger (nhóm Đ, thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn muộn). Chiếc trống đồng bị bẹp dập, không c̣n lành lặn... Trống trang trí các loại hoa văn vạch ngắn song song, ṿng tṛn kép có chấm giữa, 4 chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ ở mặt trống.

Đi bẫy chuột, gặp kho báu của người cổ trong rừng
Hơn 20 năm trước, trong một lần đi rừng đặt bẫy chuột, anh Phùng Giùn Ṭng (xă Đức Xuân, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) t́nh cờ phát hiện một chiếc chiêng đồng cổ nằm lấp ló sau lớp đất nền. Đây là chiêng quư người Dao đỏ trăm năm trước vẫn dùng trong các đám cưới.
Đến cuối năm 2013, thấy một người hàng xóm của anh vô t́nh đào được hàng chục kg bạc nén trong một lần đi làm rẫy, anh Ṭng chợt nghĩ đến địa điểm phát hiện chiếc chiêng đồng cổ năm nào. Một buổi sớm, anh Ṭng thức dậy rồi lặng lẽ vác dao, cuốc vào rừng Vầu. T́m măi, anh Ṭng thấy khối lượng đổ cổ trong hang quá lớn, sức một người không thể khiêng về hết, anh đă gọi điện thông báo cho người thân trong gia đ́nh cùng đến vận chuyển.
Theo một số vị cao niên trong làng th́ những đồ cổ mà anh Ṭng t́m thấy chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt của các người xưa để lại.
Đi làm đồng, đào được “kho” đồ cổ
Ngày 30/12/2012, khi đi làm đồng, anh Hà Xuân Dương ở xă Minh Châu (Triệu Sơn, Thanh Hóa) đă vô t́nh phát hiện dưới ruộng nhà ḿnh có hàng chục b́nh gốm cổ với kích thước khác nhau.
Các b́nh cổ mà anh Dương đào được gồm: cốc, b́nh củ đậu, b́nh gốm kẻ sọc caro. Một số chiếc b́nh được tráng men bong c̣n khá nguyên vẹn. Nhiều người cao tuổi ở địa phương cho rằng những chiếc b́nh gốm này có thể có từ thời Hán.

Đào rănh thoát nước, phát hiện cổ vật thời Trần - Lê

Theo báo , năm 2010, trong khi đào rănh thoát nước, anh Trần Đ́nh Hoàn (xă Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) phát hiện ở độ sâu khoảng 1m so mặt đất một số cổ vật quư hiếm làm bằng sứ. Các cổ vật bao gồm, hai chiếc liễn cao 20cm, đường kính 16cm, đường kính đáy 15cm, có lớp men rạn; 3 chiếc b́nh hũ màu nâu đen, hai chiếc đĩa và hai chiếc bát có tráng một lớp men màu xanh. Số cổ vật trên xuất hiện từ thời Trần - Lê. Sớm nhất là bộ liễn, với niên đại cuối thời Trần (cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIV). Ba chiếc b́nh hũ có niên đại cuối thời Lê (cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII).
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=798220&stc=1&d=1439659130

Giàu lên một cách nhanh chóng nhưng những người nông dân này nên biết cách sử dụng đồng tiền đúng nhất đừng để nó biến ḿnh thành nô lệ.
JD

ez4me
08-15-2015, 17:47
NHững nông dân đổi đời chỉ sau một ngày nhờ những đồ vật vô chi ngoài đồng ruộng