PDA

View Full Version : Càng nhìn người Nhật thì Việt Nam chỉ thấy XẤU HỔ mà thôi


june04
09-16-2015, 14:06
Đi tìm lý do khiến nước Nhật trở nên trong sạch đến vậy. Từ lâu đất nước mặt trời mọc đã nổi tiếng với sự sạch sẽ ở đất nước mình. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chúng ta cùng khám phá quy trình phân loại rác thải khắt khe tại đất nước này. Hãy cùng vietbf khám phá nhé!

http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=809019&stc=1&d=1442412356

Gần đây, cư dân mạng đang xôn xác trước những bức ảnh nước lũ tại Nhật Bản trong hơn cả nước hồ bơi. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đó là bởi vì đất nước Nhật Bản “quá sạch so với quy định”.

Một trong những nguyên nhân đưa Nhật Bản thành đất nước sạch sẽ có tiếng đến từ quy trình phân loại rác thải chặt chẽ đến nỗi khiến những người chưa quen sẽ "phát điên" để có thể nhớ hết. Quy trình này như thế nào? Hãy cùng đến với bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Từ quy trình phân loại rác nghiêm ngặt…

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, rác được phân ra làm hai loại: tái chế và không thể tái chế. Còn tại Nhật Bản lại được phân chia tới 4 loại rác chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và loại cuối cùng bao gồm các chai lọ thủy tinh, vỏ lon.

Cụ thể, rác có thể đốt cháy bao gồm các loại rác nhà bếp như rau, củ, thịt cá...; rác giấy như giấy vệ sinh, tã giấy, giấy gói thực phẩm hay lọ đựng bằng nhựa vinyl, lọ đựng xà phòng... Ngoài ra, gỗ, cao su, da và các sản phẩm quần áo cũ cũng được coi là rác cháy được.

Rác không cháy được: đó là những vật dụng bằng nhựa dài: như ống nhựa, dây nhựa, băng cát-set hoặc băng video… hay các chai lọ bằng nhựa, vật dụng bằng sứ, kim loại, thủy tinh vỡ, nhựa PVC...

Rác ngoại cỡ - được cho là các vật dụng như chạn để cốc chén, kệ sách, sofa, máy hút bụi, xe đạp…. Bên cạnh đó, những món đồ chơi có kích cỡ lớn hơn 50cm cũng được coi là rác ngoại cỡ.

Và những quy định bắt buộc "ai cũng phải tuân theo"

Tuy nhiên, nếu tất cả chỉ có như vậy thì đây không còn là một trong những quy trình phân loại rác phức tạp bậc nhất thế giới nữa. Người Nhật sẽ còn phải tuân theo một số quy định nghiêm ngặt khác trong quá trình xử lý rác.

Đầu tiên, đối với rác cháy được, người dân bắt buộc phải bỏ vào trong túi và buộc lại. Các loại rác nhà bếp đều phải vắt sạch nước, bọc giấy báo rồi mới được phép cho vào túi rác.

Gỗ vụn, cành cây trong vườn phải được cắt ngắn với kích cỡ nhỏ hơn 50cm. Ngoài ra, các loại giấy vụn bỏ đi thì chỉ cần buộc lại, không cho vào túi nhưng không được phép vứt vào ngày trời mưa.
Thế nhưng trên đây vẫn chỉ là những bước rất "cơ bản" về quá trình vứt rác tại Nhật. Bên cạnh đó, người dân còn phải nhớ lịch trình thu rác, vì các loại rác sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau.

Vào đầu năm, các trạm trung chuyển rác sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch treo tường. Trong tờ lịch này ghi rõ, mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt.

Có những loại rác được thu gom hàng tuần nhưng cũng có loại 2 tuần mới được "dọn sạch" một lần. Đặc biệt hơn, có loại rác phải chờ một tháng hay một năm sau mới được loại bỏ khỏi nhà và thời hạn để những loại rác quá khổ được thu gom là khoảng 2 lần/năm.

vietbf @ sưu tầm

nhuquynh_1986
09-17-2015, 00:11
ĐI PHÂN BÌ NƯỚC TỰ DO VỚI NƯỚC CỘNG SẢN