june04
09-25-2015, 03:47
Hiện tượng kỳ thú hiếm có siêu Mặt Trăng và Mặt Trăng máu xuất hiện cùng lúc sau 30 năm. Hiện tượng song kiếm hợp bích này thu hút rất nhiều sự theo dõi của những người yêu thích thiên văn. Hãy cùng vietbf khám phá nhé!
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=812174&stc=1&d=1443152841
Như đã đưa tin, vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/9/2015, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng "song kiếm hợp bích" vô cùng kỳ thú - siêu Mặt trăng và nguyệt thực toàn phần hay (Mặt trăng máu).
Theo các nhà khoa học NASA, hiện thực "siêu Trăng máu" lần này vô cùng đặc biệt bởi lần gần nhất thế giới được chứng kiến siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra cùng một lúc là vào năm 1982. Dự đoán, sau sự kiện năm nay, phải đến năm 2033, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.
Vào ngày này, Mặt trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn Mặt trăng bình thường tới 14% do đây là thời điểm trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó đối với Trái đất. Nếu khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.000km thì vào ngày này chỉ còn 363.700km mà thôi.
Theo các chuyên gia khoa học ở NASA, Trái đất lúc này có màu tối trông giống một chiếc đĩa đang di chuyển qua phía trước Mặt trời, trên đường chân trời của Mặt trăng. Khi Trái đất chặn hết ánh sáng từ Mặt trời thì cảnh quan trên Mặt trăng dần chìm vào bóng tối.
Cùng lúc đó, một vành đai màu đỏ xuất hiện xung quanh Trái đất. Đây là kết quả do ánh sáng Mặt Trời chiếu qua bầu khí quyển của Trái đất, do hiện tượng tán xạ, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn.
Ánh sáng có màu đỏ, cam - với bước sóng ánh sáng dài mới có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu. Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ 12 phút.
vietbf @ sưu tầm
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=812174&stc=1&d=1443152841
Như đã đưa tin, vào đêm 27, rạng sáng ngày 28/9/2015, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng "song kiếm hợp bích" vô cùng kỳ thú - siêu Mặt trăng và nguyệt thực toàn phần hay (Mặt trăng máu).
Theo các nhà khoa học NASA, hiện thực "siêu Trăng máu" lần này vô cùng đặc biệt bởi lần gần nhất thế giới được chứng kiến siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra cùng một lúc là vào năm 1982. Dự đoán, sau sự kiện năm nay, phải đến năm 2033, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng này lần nữa.
Vào ngày này, Mặt trăng sẽ sáng hơn 30% và to hơn Mặt trăng bình thường tới 14% do đây là thời điểm trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó đối với Trái đất. Nếu khoảng cách trung bình giữa Mặt trăng và Trái đất là 384.000km thì vào ngày này chỉ còn 363.700km mà thôi.
Theo các chuyên gia khoa học ở NASA, Trái đất lúc này có màu tối trông giống một chiếc đĩa đang di chuyển qua phía trước Mặt trời, trên đường chân trời của Mặt trăng. Khi Trái đất chặn hết ánh sáng từ Mặt trời thì cảnh quan trên Mặt trăng dần chìm vào bóng tối.
Cùng lúc đó, một vành đai màu đỏ xuất hiện xung quanh Trái đất. Đây là kết quả do ánh sáng Mặt Trời chiếu qua bầu khí quyển của Trái đất, do hiện tượng tán xạ, các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển hấp thụ gần như hoàn toàn.
Ánh sáng có màu đỏ, cam - với bước sóng ánh sáng dài mới có khả năng xuyên qua bầu khí quyển nhiều nhất. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu. Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng 1 giờ 12 phút.
vietbf @ sưu tầm