PDA

View Full Version : Không lẻ ông Obama chịu thua ông Putin?


vuitoichat
10-08-2015, 18:12
Vietbf.com - Ông Obama hăy hành động đi hay chịu thua ông Putin về chiến dịch tại Syria, nhưng đối với động thái quân sự quyết liệt quân đội Nga đẩy nước Mỹ vào thế bị động. V́ các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông dù phản đối việc Nga hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhưng đều rất ấn tượng với quyết định mạnh tay của Tổng thống Putin. Mà trước đó các quốc gia này đều rất thất vọng với việc Mỹ ngần ngại, không có những chính sách mạnh mẽ để giải quyết cuộc xung đột Syria đă kéo dài bốn năm qua.
http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=817015&stc=1&d=1444327883
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Bắc Ireland hồi tháng 6/2013. Ảnh: AP

Hôm qua, Nga khẳng định sức mạnh quân sự khi phóng tên lửa hành tŕnh từ tàu chiến trên biển Caspian, vượt quăng đường gần 1.500 km tới Syria. Không quân Nga cũng liên tục dội bom xuống các vị trí của quân nổi dậy, hỗ trợ cho chiến dịch quân sự của chính quyền Syria. Và những người không hài ḷng với chính sách của ông Obama đều khẳng định những ǵ ông Putin làm ở Syria đă khiến Nhà Trắng trông yếu ớt, thụ động và thiếu định hướng.

Báo New York Times đưa tin từ nhiều tuần qua Washington liên tục tăng cường hỗ trợ quân sự cho lực lượng dân quân người Kurd và các nhóm nổi dậy ở miền bắc Syria. Nhà Trắng cũng đă lên kế hoạch hỗ trợ bộ binh Arab và người Kurd tấn công sào huyệt Raqqa của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). Nhưng ở thời điểm này, mọi động thái nhằm thay đổi chính sách ở Syria đều sẽ bị đánh giá chỉ mang tính chất đối kháng với chiến dịch không kích của Nga, chứ không phải là sáng kiến ǵ mới mẻ.
Obama mất mặt

Los Angeles Times dẫn lời một số quan chức Arab tiết lộ các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông dù phản đối việc Nga hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhưng đều rất ấn tượng với quyết định mạnh tay của Tổng thống Putin. Mà trước đó các quốc gia này đều rất thất vọng với việc Mỹ ngần ngại, không có những chính sách mạnh mẽ để giải quyết cuộc xung đột Syria đă kéo dài bốn năm qua.

Ở Washington, các chính trị gia tên tuổi như cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton hay Thượng nghị sĩ John McCain đều phê phán ông Obama không làm được ǵ để chấm dứt cuộc chiến đă giết hại hơn 200.000 người, tạo điều kiện cho IS trỗi dậy và châm ng̣i cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu.

Về lâu dài, chưa thể rơ chiến dịch quân sự lớn đầu tiên của Nga ở cách xa biên giới kể từ sau Chiến tranh lạnh có đạt hiệu quả như mong muốn hay không. Các quan chức Nhà Trắng cũng cảnh báo khả năng quân đội Nga sa lầy ở Syria. “Nhưng trước mắt, ông Obama đang bị mất mặt. Ông Putin đă đẩy ông Obama vào thế bị động”, LA Times dẫn lời chuyên gia Cliff Kupchan, chủ tịch hăng tư vấn Eurasia Group, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ.

Tại Moscow, ông Putin tự hào tuyên bố toàn bộ 26 quả tên lửa hành tŕnh bắn đi từ biển Caspian “đều trúng mọi mục tiêu”. Dư luận và truyền thông quốc tế lập tức suy luận ông Putin hàm ư diễu cợt vụ máy bay Mỹ bắn nhầm bệnh viện của tổ chức từ thiện Bác sĩ Không biên giới (MSF) ở thành phố Kunduz tại Afghanistan làm hàng chục người chết và bản thân ông Obama phải nói tiếng xin lỗi.

Nga cũng chẳng hề e ngại khi không kích hàng loạt vị trí của các nhóm nổi dậy, trong đó có tổ chức Quân đội Giải phóng Syria (FSA) được Mỹ ủng hộ. Phản ứng tức thời mà chính quyền Mỹ nổi giận có thể đưa ra là từ chối chia sẻ thông tin t́nh báo về Syria với Moscow. Thậm chí báo Washington Post dẫn lời một số quan chức Nhà Trắng thừa nhận hiện tại Nga đă đạt được những lợi ích chiến thuật đáng kể trong cuộc chiến ở Syria.

Đe dọa chiến lược Mỹ

Tất nhiên các quan chức Mỹ vẫn cho rằng chiến lược của Nga là sai lầm, ông Putin sẽ phải trả giá, đặc biệt là nguy cơ Nga bị xem là chống người Hồi giáo Sunni, sẽ khiến các tổ chức cực đoan Sunni nổi giận t́m cách tấn công khủng bố ở Nga. Nhưng trước mắt, ông Putin đang tỏ ra thành công với các mục tiêu của ḿnh là tăng ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông và trường quốc tế, đánh bóng h́nh ảnh trong nước, chuyển sự chú ư của phương Tây ra khỏi chiến trường Ukraine.

Và chính các quan chức Nhà Trắng cùng nhiều chuyên gia bên ngoài đều bày tỏ lo ngại nếu ông Obama không sớm hành động quyết liệt về Syria th́ cả uy tín và chiến lược ngoại giao và chống khủng bố của nước Mỹ đều sẽ bị tổn hại. Trên thực tế, nước cờ của Nga đă đe dọa chiến lược Mỹ ở Syria. Ư đồ của Washington là hỗ trợ quân nổi dậy để lật đổ chế độ Assad và chống IS rồi đàm phán để xây dựng ḥa b́nh ở Syria.

Mới giữa tháng trước các nhóm nổi dậy đă đạt được ưu thế đáng kể trước quân đội của ông Assad khi chiếm các tỉnh Idlib và Aleppo, tiến sâu vào khu vực miền nam gần biên giới Jordan. Nhưng với chiến dịch không kích của Nga, quân đội Syria đang phản công dữ dội. Vị thế của ông Assad đang trở nên chắc chắn hơn. Do đó, ông Obama đang chịu sức ép phải có những động thái mạnh mẽ và quyết liệt để làm thay đổi cục diện ở Syria, nếu không sẽ bị xem là “nhường bước”, “đầu hàng” trước ông Putin.

Giới quan sát nhận định động thái cụ thể nhất trước mắt ông Obama có thể làm là lập một “vùng cấm bay” và “hành lang nhân đạo” ở Syria để bảo vệ người tị nạn. Tuần trước ông Obama lên tiếng phản bác đề xuất này của cựu Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Nhưng nguồn tin LA Times cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các quan chức đang thảo luận về các đề xuất này.

Ông Obama sẽ phải mạnh mẽ hơn nữa nếu muốn khôi phục lại uy tín và giải quyết khủng hoảng Syria theo hướng phương Tây mong muốn.

Nhật Minh

hagan
10-08-2015, 20:30
vậy chứ chú thâm chết nhác này làm được ǵ ai??